Bánh trôi nước

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hồ Xuân Hương lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn (1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ, ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Kinh.

- Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội.

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bánh trôi nước, Tự tình, Thiếu nữ ngủ ngày...

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.

b. Thể thơ

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

c. Bố cục

- Phần 1: (Hai câu thơ đầu): Hình ảnh bánh trôi nước.

- Phần 2: (Hai câu thơ cuối): Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa.

@398377@@398296@

II. Đọc - hiểu nội dung

1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh bánh trôi nước

- Bài thơ cung cấp đầy đủ các thông tin về chiếc bánh trôi nước:

+ Hình dáng bên ngoài: hình tròn, có màu trắng. Điệp từ "vừa" nhằm nhấn mạnh đặc điểm ngoại hình nổi bật của chiếc bánh.

+ Cách nấu bánh: luộc bánh trong nước - khi nào ba phần nổi, bảy phần chìm thì là bánh đã chín.

+ Cách làm bánh: tùy thuộc vào độ khéo léo, chú tâm khi nhồi bột của người làm mà bánh sẽ nhão hay là rắn.

+ Màu sắc của nhân bánh: màu đỏ son.

- Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

@398465@

2. Hai câu thơ cuối: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

- Mở đầu bài thơ là cụm từ "thân em" - đây là 1 mô típ quen thuộc của ca dao, dân ca dân gian nước ta. Mô tip thân em dùng để truyền tải những câu hát tha, thở về số phận của người phụ nữ.

- Khi bài thơ được mở đầu bằng cụm từ này là đã phần nào hé lộ nội dung của bài thơ.

- Ngoại hình của người phụ nữ:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

+ Thân hình tròn trịa, đầy đặn.

+ Nước da trắng hồng, rạng rỡ.

-> Đây được cho là chuẩn mực cho cái đẹp ở thời đại của Hồ Xuân Hương. Ai hội tụ được cả hai  đặc điểm này thì được xem là 1 người phụ nữ xinh đẹp, yêu kiều, duyên dáng.

- Số phận của người phụ nữ:

"Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

-> Khắc họa rõ nét số phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

- Tác giả đã sử dụng phép đảo thành ngữ "ba chìm bảy nổi" giúp tái hiện cuộc sống bấp bênh, chìm nổi, lận đận, truân chuyên của những người phụ nữ xưa.

- Hình ảnh "mặc dầu tay kẻ nặn" thể hiện rõ nét sự cam chịu về số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Sướng hay khổ, buồn hay vui thì họ đều phụ thuộc vào kẻ khác, không thể tự làm chủ được cuộc sống của mình.

- Phẩm chất của người phụ nữ: tuy cuộc sống lênh đênh, bấp bênh, không đoán định được trước như vậy, nhưng những người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ cho mình một tấm lòng son - luôn thủy chung, son sắt một lòng, không thay đổi dù số phận có ra sao - đây là phẩm chất vô cùng cao quý, cần được trân trọng của người phụ nữ.

-> Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.

@398550@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian.

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa.

2. Nội dung

Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.