Nội dung lý thuyết
- Lý Lan (sinh năm 1957), quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.
- Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng.
- Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản văn nghệ, 2008), …
- Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằn thắn và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.
a. Xuất xứ
Cổng trường mở ra được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1- 9 - 2000.
b. Tóm tắt văn bản
Trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật - một ngày hội thực sự của toàn xã hội - nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.
c. Bố cục
- Phần 1: (Từ đầu đến “cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”): Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường.
- Phần 2: (Còn lại): Vai trò của Nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.
d. Thể loại: Thể kí.
- Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của hai mẹ con là tâm trạng khác nhau: Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa. Còn con tuy háo hức những nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
- Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng cũng "như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ".
- Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi không ngủ được, "mẹ lên giường và trằn trọc,...
- Mẹ không ngủ được bởi:
+ Ngày khai trường vào lớp Một là một ngày quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi người.
+ Vì đó là một kỷ niệm đẹp của cuộc đời, mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc bâng khuâng, rạo rực, xao xuyến của ngày khai trường.
+ Ngày khai trường của con đã là sống dậy trong tâm tư của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
+ Mẹ nghĩ tới ngày khai giảng ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.
+ Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con tới cổng trưởng để con bước vào một thế giới diệu kì.
-> Ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp và đạo lí làm người.
- Mở ra ước mơ, mơ ra tương lai cho mỗi người.
- Câu văn kết thúc tác phẩm đã nói lên tầm quan trọng của nhà trường: "Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".
- Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó, nguy hiểm hay khó khăn.
- Thế giới này: Bao gồm tất cả khắp năm châu bốn biển.
- Thế giới diệu kì: một thế giới vừa lạ vừa đẹp.
-> Niềm tin vào vai trò to lớn của của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
1. Nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với con.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.
2. Nội dung
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.