Tục ngữ về con người và xã hội

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Câu 1

Một mặt người bằng mười mặt của.

- Nghệ thuật:

+ So sánh đối lập: một - mười.

+ Hoán dụ: mặt người.

- Câu tục ngữ đề cao giá trị con người, so với mọi thứ của cải, con người quý giá hơn nhiều lần.

- Phê phán thái độ sống sai lầm và đồng thời an ủi, động viên trường hợp mất mát về tài sản.

- Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải.

2. Câu 2

Cái răng, cái tóc là góc con người.

- Cái răng, cái tóc là một phần bên ngoài, thể hiện tính cách, nhân cách của con người.

- Mọi biểu hiện của một con người đều thể hiện phản ánh vẻ đẹp bên trong, nhân cách của người đó.

- Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng và tóc cho sạch đẹp.

- Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.

3. Câu 3

Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Nghệ thuật: tiểu đối ngắn gọn, ẩn dụ.

+ Các từ đói, rách thể hiện sự khó khăn, vất vả thiếu thốn trong cuộc sống.

+ Các từ sạch, thơm: những điều con người cần phải đạt được, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.

- Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch, giữ gìn thơm tho.

- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

⇒ Hai vế của câu có kết cấu đẳng lập nhưng bổ sung ý nghĩa cho nhau: Dù nối về cái ăn hay cái mặc, đều nhắc con người ta phải giữ gìn sạch và thơm của nhân phẩm. Đấy là sự trong sạch, cao cả của đạo đức, nhân cách trong những tình huống dễ sa trượt. Câu tục ngữ giáo dục con người phải có lòng tự trọng.

4. Câu 4

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

- Nghệ thuật:

+ Bốn vế câu đồng đẳng, bổ sung ý nghĩa cho nhau.

+ Điệp từ: học.

- Mỗi hành vi của con người ta đều là "sự giới thiệu" mình với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức con người có văn hóa, nhân cách. Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta điều đó.

5. Câu 5

Không thầy đố mày làm nên.

- Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với mỗi người: không được sự dạy dỗ của thầy thì không thể thành công trong bất cứ việc gì, trong sự học của mỗi người không thể thiếu sự quan tâm, chỉ bảo của thầy.

- Khuyên nhủ mỗi người cần phải biết kính trọng, biết ơn thầy và tìm đến thầy để học hỏi thêm nhiều điều hay, lẽ phải.

6. Câu 6

Học thầy không tày học bạn.

- Nghệ thuật: so sánh. Câu tục ngữ với hai vế câu so sánh. Hai vế câu bổ sung ý nghĩa cho nhau - vừa nhấn mạnh việc học thầy, vừa nhấn mạnh việc học bạn.

- Nội dung: Câu tục ngữ đề cao việc học bạn của mỗi người.

@437634@

7. Câu 7

Thương người như thể thương thân.

- Nghệ thuật: so sánh.

- Nội dung:

+ Câu tục ngữ khuyên con người cần phải biết yêu thương, quan tâm, những người xung quanh như yêu thương chính bản thân mình.

+Hai tiếng "thương người" đặt trước "thương thân" để nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên con người lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại. Đây là lời khuyên, triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người. Lời khuyên và triết lí sống ấy đầy giá trị nhân văn.

8. Câu 8

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Nghệ thuật: ẩn dụ.

- Nội dung: câu tục ngữ khuyên con người khi được hưởng thành quả thì cần phải biết ơn, nhớ tới công lao của người đã giúp đỡ mình.

- Câu tục ngữ có thể sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. Chẳng hạn, để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà; tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo hoặc để nói về lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ đất nước,...

@437544@

9. Câu 9

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ.

+ Một cây: sự đơn độc, một mình.

+ Ba cây: chỉ sự đoàn kết, liên kết với nhau.

- Một người lẻ loi không làm nên việc lớn, việc khó; nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc cần làm, thậm chí việc lớn lao, khó khăn hơn. Câu tục ngữu khuyên con người cần phải sống đoàn kết với nhau bởi lẽ đoàn kết thì sẽ thành công còn nếu chia rẽ, sống đơn lử thì sẽ khó có thể làm nên việc gì.

@437420@@437471@

II. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa.

- Nội dung hàm súc, cô đọng.

2. Nội dung

Những câu tục ngữ về con người và xã hội đã tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

@437732@