Sông núi nước Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công lớn trong việc đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 – 1077. Ông được cho là đã viết ra bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc “Nam Quốc Sơn Hà”.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

b. Bố cục

- Phần 1: (Hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước.

- Phần 2: (Hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc.

c. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

@386698@@387336@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu thơ đầu

- Nam đế: hoàng đế nước Nam - thể hiện sự ngang hàng, tương xứng với vua của Trung Quốc.

- Khẳng định sự tự tôn, lòng tự hào dân tộc - nước ta là một đất nước có độc lập, chủ quyền và ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém gì.

- Thiên thư: sách trời - giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời.

- Điều này đã trở thành chân lý không thể chối cãi và không ai có thể thay đổi được điều đó.

- Bởi lẽ đó, lãnh thổ nước Nam phải là của người Nam - không một ai có thể xâm phạm đến.

-> Khẳng định niềm tin, sự tự hào, ý chí tuyệt đối về chủ quyền của dân tộc. Cho thấy được ý chí tự chủ, tự cường của dân tộc ta.

@387167@

2. Hai câu thơ cuối

- Nghịch lỗ: nghĩa là quân mọi rợ làm trái với ý trời - chỉ kẻ dám đem quân sang xâm lược nước ta, ở đây chính là quân Tống.

- Hành động của quân Tống là hành động phi nghĩa, không thể chấp nhận, là hành vi vi phạm ý trời. Chính vì thế, chúng nhất định phải chuộc lấy bại vong.

- Câu thơ cuối là lời khẳng định và cảnh cáo về số phận của những kẻ làm việc sai trái, nhưng đồng thời còn thể hiện sự tự tin vào sức mạnh của dân tộc, thể hiện niềm tự tin vào chiến thắng tất yếu của chính nghĩa.

@387244@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,..

2. Nội dung

Bài thơ khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi. Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ.

@386924@