Những câu hát than thân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

image

2. Bài số 2

Thương thay thân phận con tằm, 

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

- Bài 2 là lời người lao động thương cho thân phận những người khốn khổ và cũng là chính mình trong xã hội cũ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.

- "Thương thay" được lặp lại 4 lần nhằm:

+ Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả nỗi thương - thương thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ. Bốn câu ca dao - bốn nỗi thương. Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường.

+ Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác. Mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển.

- Những hình ảnh trong bài đều đi kèm với sự miêu tả bổ sung, chi tiết. Vì vậy những nỗi thương không chung chung mà cụ thể, xúc động hơn:

+ Thương con tằm "kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

+ Thương lũ kiến li ti "kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi" là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.

+ Thương con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.

+ Thương con cuốc là thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.

=> Tất cả đều biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều thân phận người trong xã hội cũ.

3. Bài số 3

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Bài ca dao nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nỗi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc, không được quyền quyết định bất cứ cái gì.

- Hình ảnh so sánh trong bài cũng có những nét đặc biệt:

+ Tên gọi của hình ảnh (trái bần) dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó. Trong ca dao Nam Bộ, các hình ảnh (trái) bần, mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời, thân phận đau khổ, cay đắng. Ngoài ra, hình ảnh này cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao.

+ Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung, chi tiết. Trái bần bé mọn bị "gió dập sóng dồi" xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết "tấp vào đâu". Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của cuộc đời.

- Bài ca dao diễ tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ xưa. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ như trái bần nhỏ bé, chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh. Người phụ nữ không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muốn nhấn chìm họ.

Khách