Vẫn như cũ ah, vẫn là ôn học kì mệt và mong lần này anh chị em cũng vẫn giúp em, em vẫn quà cáp, thank thiếc bình thường ah.
Bóng đèn điên đang sáng, nếu bị nước mưa hắt vào thì bị vỡ ngay. Theo em vì sao lại như vậy?
Lại cảm ơn ah
Vẫn như cũ ah, vẫn là ôn học kì mệt và mong lần này anh chị em cũng vẫn giúp em, em vẫn quà cáp, thank thiếc bình thường ah.
Bóng đèn điên đang sáng, nếu bị nước mưa hắt vào thì bị vỡ ngay. Theo em vì sao lại như vậy?
Lại cảm ơn ah
Khi bóng đèn điện sáng, dòng điện làm bóng đèn sáng nóng lên và phát sáng, tác dụng của dòng điện làm cho bóng đèn nóng (tác dụng nhiệt), bóng đèn sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng. Đang hoạt động phát sáng và dãn nở mà nước mưa hắc vào sẽ làm cho nhiệt độ bóng đèn giảm, kèm theo lạnh đi, co lại, thể tích giảm đột ngột. Chính vì sự thay đổi nhiệt đột ngột mà bóng đèn không kịp dãn nở, co lại mà bị ngăn cản gây ra lực lớn làm vỡ bóng đèn
Lí do là do sự dãn nở của bóng đèn.
Khi bóng đèn đang sáng, thuỷ tinh nóng lên nên nở ra. Sau đó, nước mưa sẽ làm cho nhiệt độ bóng thay đổi, thuỷ tinh co đột ngột nên vỡ ra.
1. Trong truong hop nao duoi day co mot hieu dien the khac ko?
A. Giua hai cuc Bac, Nam cua mot thanh nam cham
B. Giua hai dau mot cuon day dan de riieng ten ban
C. Giua hai cuc cua pin con moi
D. Giua hai dau bong den pin chua mac vao mach
2. Doi cac don vi
2,3V=_____________mV
0,8V =_____________mV
220V=_____________kV
1500mV=_____________V
1: C
2: 2,3V= 2300mV
0,5V=800mV
220V=0,22kV
1500mV=1,5V
2,3 V=2300mV
0,8v=800mV
220V=?V(ko bik)
1500mv=1,5V
tick cho mik nka ok thanks
Một cốc đựng đầy nước có khối lượng tổng cộng là 260g. Người ta thả vào cốc một viên sỏi có khối lượng 28,8g. Sau đó đem cân thì thấy tổng khối lượng là 276,8g. Tính khối lượng riêng của hòn sỏi biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3
Khối lượng nước tràn ra là:
\(m_{nc}=\left(260+28,8\right)-276,8=12\left(g\right)\)
Từ công thức: \(D=\dfrac{m}{V}\Rightarrow V=\dfrac{m}{D}\)
\(V_{nc}=\dfrac{m_{nc}}{D_{nc}}=\dfrac{12}{1}=12\left(cm^3\right)\)
Do sỏi chiếm thể tích nước tràn ra nên ta có:
Vsỏi = 12cm3
Vậy khối lượng riêng của sỏi là:
\(D_s=\dfrac{m_s}{V_s}=\dfrac{28,8}{12}=2,4\) (g/cm3).
Chúc bạn học tốt!!!!!!!
Có anh/chị nào lớp 7 thì cho em xin đề Vật Lí học kì 2 với ạ!! Anh/ chị cố gắng nhớ bao nhiêu cũng được còn ko được thì thôi cho em cảm ơn!
Giờ chắc hơi muộn bạn nhỉ?
I. Hãy chọn phương án đúng.
1. Có thể làm cho thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
A. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
B. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
D. Áp thước nhựa vào một cực của nam châm.
2. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ.
C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.
B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.
D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.
3. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô.
Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau (như ở hình 1) thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hút nhau. C. Không hút cũng không đẩy nhau.
B. Đẩy nhau. D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau.
4. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. Vật b và c có điện tích cùng dấu.
B. Vật a và c có điện tích cùng dấu.
C. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
5. Dòng điện là gì?
A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng.
D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
6. Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? (Hình 2)
7. Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A. Một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây nhôm
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn ruột bút chì
8. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật nào dưới đây?
A. Các vụn giấy
B. Các vụn sắt
C. Các vụn đồng
D. Các vụn nhôm
9. Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 3. Chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cả 3 công tắc đều đóng.
B. K1, K2 đóng, K3 mở.
C. K1, K3 đóng, K2 mở.
D. K1 đóng, K2 và K3 mở.
10. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Máy bơm nước.
B. Nồi cơm điện.
C. Quạt điện.
D. Máy thu hình (Ti vi).
11. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện.
B. Quạt điện.
C. Công tắc.
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.
12. Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây không mắc nối tiếp với nhau? (Hình 4)
13. Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình vẽ 5 đo hiệu điện thế của nguồn?
14. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào?
A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
B. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12mA.
C. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.
D. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.
15. Sơ đồ nào trong hình 6 dùng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?
16. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?
A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
17. Các bóng đèn điện trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Vì tiết kiệm được số đèn cần dùng.
B. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức.
C. Vì có thể bật, tắt các đèn độc lập với nhau.
D. Vì khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng.
18. Vôn kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây có số chỉ bằng 0? (Hình 7)
19. Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
C. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
20. Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.
II. Giải các bài tập sau:
21. Có 1 mạch điện gồm pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc, nhưng đèn không sáng. Nêu 2 trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục.
22. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.
a. Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.
b. Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?
23. Hãy nêu tên một dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó.
Câu 1: Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng thì mực thủy ngân lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao?
Câu 2: Vì sao muốn lên đỉnh núi cao người ta không làm đường thẳng từ chân núi mà lại làm đường quanh sườn núi?
Câu 3: Em có trong tay một vòng tròn và một thước thẳng. Làm thế nào để đo được chu vi vòng tròn?
Câu 4: Vì sai khi đá bóng vào tường lại bị bật trở lại? Khi đó bóng và tường có bị biến dạng không?
Câu 5: Giải thích vì sao chén rượu để trên bàn thờ sau một thời gian lại thấy cạn bớt đi. Nếu đậy nắp chén thì rượu có cạn không, vì sao?
Câu 1:
Khi đặt nhiệt kế vào cốc nước nóng thì lớp vỏ ngoài của nhiệt kế sẽ tiếp xúc với nước nóng trước, nở ra.Lúc này thủy ngân chưa kịp nở ra nên ta thấy mực thủy ngân giảm.Sau đó thủy ngân nhận được nhiệt độ cao nên giãn nở ra.Mà chất lỏng nở vì nhiệt tốt hơn chất rắn nên mức thủy ngân tăng lên
Câu 2: Làm đường quanh sườn núi để làm tăng chiều dài, giảm độ nghiêng của đường dốc giúp xelên núi được dễ dàng hơn. Câu 4: Khi bóng đập vào tường, bóng đã tác dụng vào tường một lực làm tường bị biến dạng và biến đổi chuyển động(nhưng khó quan sát), tường cũng tác dụng ngược lại quả bóng làm bóng biến đổi chuyển động(đổi hướng chuyển động)(bật ra) và bị biến dạng. Câu 5: Khi mở chén, do mặt thoáng của rượu tiếp xúc với môi trường làm cho rượu bị bay hơi liên tục nên cạn dần. Nếu đậy nắp chén thì bên trong vẫn xảy ra quá trình bay hơi nhưng song song với quá trình bay hơi là quá trình ngưng tụ, hai quá trình này bù trừ cho nhau nên rượu không bị cạn.cho hệ thống như hình ảnh
khối lượng của vật là 88 kg và mỗi ròng rọc là 2 kg. Hỏi lực của người tác dụng vào sợi ít hất bằng bao nhiêu để có thể nâng vật lên được ? ( biết lực cản khi kéo kéo dây là 10 N )
(nếu hệ thống là palang gồm 2 ròng rọc)
Tổng khối lượng vật và toàn bộ ròng rọc:
88 + (2.2) = 92 (kg)
Trọng lượng của chúng:
P = 10m = 10.92 = 920 (N)
Cần tác dụng vào sợi dây ít nhất:
920 + 10 = 930 (N)
Vậy …
(nếu ko giống thì bn cứ nhân 2 cho bấy nhiu ròng rọc roy tính tương tự)
Một vật chuyển đông trên quãng đường dài S km . Trên nửa quãng đường đầu vật chuyển động với vận tốc 15km/h , trên nửa quãng đường còn lại với vận tốc 10 km/h . Hỏi vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB là bao nhiêu ?
Tự tóm tắt
_______________
Giải:
Gọi thời gian đi trong quãng đường đầu là \(t_1=\dfrac{s_1}{v_1}=\dfrac{\dfrac{s}{2}}{15}=\dfrac{s}{30}\left(h\right)\)
Gọi thời gian đi trong quãng đường đầu là \(t_2=\dfrac{s_2}{v_2}=\dfrac{\dfrac{s}{2}}{10}=\dfrac{s}{20}\left(h\right)\)
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
\(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}\)
\(\Leftrightarrow v_{tb}=\dfrac{\dfrac{s}{2}+\dfrac{s}{2}}{\dfrac{s}{30}+\dfrac{s}{20}}\)
\(\Leftrightarrow v_{tb}=\dfrac{s}{s\left(\dfrac{1}{30}+\dfrac{1}{20}\right)}\)
\(\Leftrightarrow v_{tb}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{30}+\dfrac{1}{20}}\)
\(\Leftrightarrow v_{tb}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{12}}\)
\(\Leftrightarrow v_{tb}=12\left(km/h\right)\)
Vậy ...
Hãy tìm hiểu chiếc xe đạp hoặc xe máy ở nhà em: bộ phận giúp người lái xe điều khiển chuyển động của xe theo quỹ đạo mong muốn; bộ phận giúp bánh xe quay được; bộ phận giúp làm giảm tốc độ(hãm) chuyển động của xe khi nó đang chuyển động?
Hãy tìm hiểu chiếc xe đạp hoặc xe máy ở nhà em:
+ Bộ phận giúp người lái xe điều khiển chuyển động của xe theo quỹ đạo mong muốn: Vô-lăng
+ Bộ phận giúp bánh xe quay được: Sên xe
+ Bộ phận giúp làm giảm tốc độ (hãm) chuyển động của xe khi nó đang chuyển động: Phanh
Mai có 1,6kg dầu hỏa. hằng đưa cho Mai một cái can 1,7l để đựng. Cái can đó có chứa hết dầu không? Vì sao? Biết dầu có khối lượng riêng là 800kg/m3
Thể tích của dầu hỏa mà Mai có là:
\(1,6:800=0,002\) m3 = 2\(l\)
Vì cái can đó có thể chứa tối đa 1,7\(l\) nên không thể chứa 2\(l\) dầu được.
Làm thế nào để thu được muối từ nước biển
Để thu muối từ nước biển , người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối . Dưới ánh nắng mặt trời nước sẽ bay hơi và còn lại muối .
ĐÚNG THÌ TICK NHA !
Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối
Muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các ruộng muối. Muối thu được từ nước biển đôi khi còn được gọi là muối biển. Ở những nước có mỏ muối thì việc khai thác muối từ các mỏ này có thể có giá thành thấp hơn. Các mỏ muối có lẽ được hình thành do việc bay hơi nước của các hồ nước mặn cổ. Việc khai thác các mỏ muối này có thể theo các tập quán thông thường hay bằng cách bơm nước vào mỏ muối để thu được nước muối có độ bão hòa về muối.