Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dat Do
Xem chi tiết
LNA -  TLT
9 tháng 10 lúc 20:57

Chưa có ní ơi 

 

Ẩn danh
Xem chi tiết
LNA -  TLT
5 tháng 10 lúc 11:12

Khái Niệm , Đặc Điểm , Biểu Hiện Của Nền Kinh Tế Tri Thức : 

Khái niệm
Nền kinh tế tri thức được hình thành trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trong nền kinh tế này, tri thức trở thành tài sản quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

Đặc điểm
-Sự phụ thuộc vào tri thức: Các ngành công nghiệp sáng tạo, công nghệ cao, dịch vụ và nghiên cứu phát triển là động lực chính của nền kinh tế tri thức.
-Tính chất toàn cầu: Nền kinh tế tri thức không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, việc trao đổi thông tin và tri thức diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu.
-Đổi mới sáng tạo: Sự đổi mới là cốt lõi của nền kinh tế tri thức, từ công nghệ đến quy trình sản xuất và dịch vụ.
Chất lượng nguồn nhân lực: Nền kinh tế tri thức yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao, với kỹ năng và kiến thức chuyên môn tốt.
-Sử dụng công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò trung tâm trong việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó tạo ra tri thức mới.
Biểu hiện
-Gia tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Doanh nghiệp và chính phủ tập trung vào việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
-Sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo: Các lĩnh vực như công nghệ thông tin, truyền thông, thiết kế, nghệ thuật, và giáo dục phát triển mạnh mẽ.
-Hệ thống giáo dục và đào tạo đổi mới: Chương trình giáo dục chú trọng phát triển kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm.
-Mô hình kinh doanh mới: Sự ra đời của các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ, như thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ.
-Tăng cường hợp tác quốc tế: Các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp thường xuyên hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, chia sẻ tri thức và công nghệ.

Dat Do
Xem chi tiết
xuân quỳnh
21 tháng 9 lúc 9:44

Bangladesh: Đây là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt do hệ thống sông Hằng, Brahmaputra và Meghna chảy qua, cùng với việc nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của bão và mưa mùa lớn. Hàng năm, Bangladesh phải đối diện với lũ lụt nghiêm trọng gây ra thiệt hại về người và tài sản.

Ấn Độ: Ấn Độ cũng là một quốc gia thường xuyên hứng chịu lũ lụt, đặc biệt là ở các bang như Assam, Bihar, và Uttar Pradesh, nơi có các con sông lớn như Ganges, Brahmaputra và Yamuna. Mưa lớn vào mùa gió mùa và sự tan băng từ dãy Himalaya góp phần làm tăng nguy cơ lũ lụt.

Trung Quốc: Trung Quốc có hệ thống sông lớn như sông Dương Tử và sông Hoàng Hà, khiến khu vực này thường xuyên gặp phải lũ lụt, đặc biệt là trong mùa mưa. Các trận lũ lụt ở Trung Quốc trong lịch sử đã gây ra thiệt hại nặng nề về nhân mạng và tài sản.

Việt Nam: Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Mưa bão và nước dâng do bão là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt tại đây.

Indonesia: Với vị trí địa lý nằm ở khu vực xích đạo và hệ thống sông ngòi nhiều, Indonesia cũng phải đối diện với tình trạng lũ lụt do mưa lớn và các trận bão nhiệt đới.

Hello!
25 tháng 9 lúc 16:29

Bangladesh là nước chịu nhiều lũ lụt nhất, với khoảng 58% dân số chịu ảnh hưởng. Các quốc gia khác cũng có tỷ lệ người dân phải hứng chịu cảnh ngập lụt cao bao gồm Hà Lan (59%), Việt Nam (46%), Ai Cập (41%), và Myanmar (40%)

12	Phạm Gia Hiển
20 tháng 9 lúc 21:01

Philippines

Minh Thành
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
19 tháng 9 lúc 0:03

Đặc điểm kinh tế của Việt Nam

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Năm 2023, GDP của Việt Nam đạt khoảng 409 tỷ USD, giúp Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
  
2. Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người): Theo Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 3.760 USD, xếp vào nhóm thu nhập trung bình thấp.

3. Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định trong những năm qua, với mức tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6-7% mỗi năm, bất chấp những khó khăn từ đại dịch COVID-19.

4. Cơ cấu kinh tế: Kinh tế Việt Nam chia làm 3 khu vực chính: Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ. Trong đó, khu vực dịch vụ đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong GDP, theo sau là công nghiệp và nông nghiệp.

5. Một số ngành kinh tế nổi bật: Việt Nam có thế mạnh trong các ngành như dệt may, sản xuất điện tử, nông sản (gạo, cà phê, hải sản), và du lịch. Gần đây, ngành công nghệ và chế biến thực phẩm cũng đang phát triển mạnh mẽ.

6. Trình độ sản xuất: Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Công nghệ và tự động hóa ngày càng được áp dụng trong các ngành sản xuất.

Một số khía cạnh xã hội của Việt Nam

1. Dân số: Đến năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100 triệu người. Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số đông ở Đông Nam Á, với dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn.

2. Lao động: Lực lượng lao động Việt Nam trẻ, dồi dào và có khả năng học hỏi nhanh. Tuy nhiên, chất lượng lao động vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao.

3. Giáo dục: Hệ thống giáo dục của Việt Nam đã có nhiều cải tiến, đặc biệt trong giáo dục phổ thông. Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành ở Việt Nam khá cao, đạt trên 95%. Tuy nhiên, giáo dục đại học và đào tạo nghề vẫn đang trong quá trình nâng cao chất lượng.

4. Đô thị hóa: Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và các đô thị trung tâm kinh tế khác.

5. Mức sống: Mức sống của người dân Việt Nam đang dần được cải thiện, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập giữa các vùng thành thị và nông thôn còn khá lớn, và các vùng núi, biên giới vẫn gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội.

Các tài liệu trên được tổng hợp từ nhiều nguồn chính thống, bao gồm báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Xuân Mai
Xem chi tiết
Lihnn_xj
13 tháng 9 lúc 20:02

1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

a, Tăng nhanh thương mại quốc tế, thúc đẩy thương mại tự do

- Tốc độ tăng trưởng của thương mai tăng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới

- Hoạt động thương mai trên thế giới ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan; đảm bảo tính cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử

- Hợp tác thương mại song phương, đa phương ngày càng trở nên phổ biến

b, Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế

- Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được biểu hiện qua các nội dung cơ bản như tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế...

- Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu (VD: một số tổ chức quốc tế như IMF hoặc WBG...)

c, Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia

- Số lượng các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng lên, chiếm thị phần ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới.

- Tính đến năm 2020, có khoảng 80 000 công ty đa quốc gia với hơn 500 000 chi nhánh trên toàn cầu

- Công ty đa quốc gia có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động

d, Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu

- Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lí quá trình, cung cấp dịch vụ,... ngày càng được áp dụng với nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại toàn cầu

- Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển

P/s: Bạn đọc trong sách giáo khoa địa rồi tự điền vào cũng được nha (trang 14 - 15)

Bài 3: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - Chân trời sáng tạo

Cô Khánh Linh
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
24 tháng 8 lúc 8:51

`->` Liên minh châu Âu

`+` Kí hiệu: EU

`+` Thành lập với mục tiêu hợp tác và thống nhất châu lục.

`+` Liên minh Châu Âu là một tổ chức đa quốc gia phức tạp với những thành tựu đáng kể và những thách thức cần phải vượt qua.

`+` EU đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của châu Âu và thế giới.

Mai Trung Hải Phong
24 tháng 8 lúc 8:54

- Tổ chức này có tên là :Liên minh Châu Âu (EU)

                   Tham khảo

- Liên minh châu Âu được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn, đến năm 1995 đã gồm 15 thành viên và đang có xu hướng tăng thêm

- Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới , là tổ chức thương mại hàng đầu trên thế giới

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu

Nguyễn Thị Hải Vân
24 tháng 8 lúc 13:16

- Tổ chức dưới có tên là Liên minh châu Âu (EU)

Sự hiểu biết của em về tổ chức này là :

- Liên minh châu Âu là tổ chức hỗ trợ kinh tế và thương mại trên thế giới, không chỉ là ở khu vực châu Âu mà còn cả ở Thái Bình Dương, Châu Á,...

- Tổ chức này được kí hiệu ngắn gọn là : EU( European Union)

-Liên minh châu Âu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực mở rộng quan hệ các nước và tổ chức kinh tế, thương mại và chính trị hàng đầu thế giới.

- Liên minh châu Âu là khối gồm 28 nước ở khu vực châu Âu.

-Liên minh châu Âu còn có tên gọi khác là Liên hiệp châu Âu.

 
Tlun
Xem chi tiết
NeverGiveUp
5 tháng 4 lúc 16:19

 Ở Úc, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nông sản, khoáng sản, dầu khí, du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, ngành công nghiệp cũng đóng góp vào việc phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội cho việc hợp tác quốc tế.

Khánh Minh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 3 lúc 11:32

Đáp án đúng là A. Các nước châu Phi và Nam Mỹ.

Vì:
Vị trí địa lí của Hoa Kỳ:

- Nằm ở Bắc Mỹ, tiếp giáp với Đại Tây Dương ở phía đông.
- Giáp với Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam.
- Giao lưu kinh tế bằng đường biển:
+ Hoa Kỳ có nhiều cảng biển lớn dọc theo bờ biển Đại Tây Dương.
+ Có nhiều tuyến đường biển quan trọng qua Đại Tây Dương, kết nối Hoa Kỳ với các nước châu Phi và Nam Mỹ.
+ Hoa Kỳ có quan hệ kinh tế, thương mại lâu đời với các nước châu Phi và Nam Mỹ.

Khánh Minh
Xem chi tiết
Minh Phương
10 tháng 3 lúc 21:44

*Tham khảo:

- Đúng. Việc đầu tư nhiều vào khoa học kĩ thuật và sử dụng rộng rãi máy móc hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng giúp nền nông nghiệp Liên bang Nga phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay. Điều này giúp tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và cung cấp nguồn lực cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Khánh Minh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 3 lúc 12:25

Đúng