Mưa

Hoàng Minh Hải
Xem chi tiết
luong nguyen
8 tháng 8 2018 lúc 20:45

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Bình luận (1)
lethucuyen
8 tháng 8 2018 lúc 9:42

cảm thụ hộ mình đoạn thơ này:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Bài làm

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Bình luận (1)
Thảo Phương
8 tháng 8 2018 lúc 9:50

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

Sau khi đọc xong bài thơ " Tre xanh " cảm nhận ban đầu của em là những lũy tre xanh, tre gắn bó với con người VN từ rất đời nay rồi. Tre gắn bó với người nông dân gắn bó với những đứa trẻ. Tre gắn các đôi trai gái với nhau, tre gắn bó từ lúc thuở bé đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre xanh là biểu tượng sức mạnh của dân tộc VN. Đi đâu ta cũng thấy những hàng tre xanh mướt. Nhưng tre ở làng quê bao giờ cũng đẹp nhất, tre phủ bóng sân đình. Tre đẹp lắm, đẹp đến mức người nào đến thăm VN cũng phải đến những làng quê với cánh đồng lúa chín với cây đa có tự lâu đời. Truyện Thánh Gióng ai cũng đã nghe qua tre cùng dân đánh giặc cùng dân giữ nước. Tre xanh của Nguyễn Du là một tác phẩm hay và mang một ý nghĩa sâu sắc. Tre còn là biểu tượng những đức tính tốt của người Việt. Nét đẹp người con gái nông thôn ngồi bên những lũy tre xanh, em thấy hình ảnh đó là một vẻ đẹp tự nhiên của người VN. Tre chỉ đẹp khi ở bên cạnh người VN. Trẻ với em là người bạn gắn bó từ thuở bé. Trẻ chơi với em, em cùng em tới trường. Em yêu lũy tre trường em, nó đẹp và mang những ý nghĩa đẹp đẽ của người VN.

Bình luận (1)
Nhân Mã
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
21 tháng 4 2018 lúc 17:01

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.

Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.

Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.

Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.

Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.

Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.



Bình luận (0)
Lưu Phương Ly
21 tháng 4 2018 lúc 20:32

Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ.

Tôi lao xe vào quán cóc bên đường, vừa để tránh mưa, vừa để hưởng cái ngọt lành, mát mẻ của mưa đầu mùa. Cái quán nhỏ đã chật cứng người. Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Và trời càng sầm sì báo hiệu trận mưa dài. Phải chăng, đã lâu không được trút xuống nhân gian nguồn nước vô tận, mà hôm nay mưa càng xối xả!

Nhấp ngụm trà nóng. Tôi suy nghĩ miên man chờ mưa tạnh. Trong mớ suy tưởng hỗn độn, nhộn nhạo không đầu không cuối, một chút lắng đọng những trận mưa quê của tuổi thơ chợt ùa về, hiện lên trong tôi rõ ràng, trong sáng và đẹp như cổ tích.

Quê tôi ở vùng văn hoá Kinh Bắc. Cũng như bao làng quê Bắc Bộ khác, trồng lúa nước là công việc chính. Những việc mua, bán, sắm sửa, làm nhà, cưới hỏi đều trông vào hạt thóc, hạt gạo, và một chút khoai sắn, con gà, con lợn. Chăn nuôi, trồng trọt, bên cạnh bàn tay chăm bón, săn sóc của con người, thì việc nắng, việc mưa đóng vai trò quan trọng.

Tôi còn nhớ, mỗi lần khi trời đất vào độ tháng tư âm lịch, lúc những đồng lúa đang độ sung mãn nhất, hay như người ta thường gọi: lúa đang thì con gái, bà tôi và người dân quê lại ngày đêm mong chờ một trận mưa rào. Chỉ cần một trận mưa thôi, sáng hôm sau thức dậy đi thăm lúa, thật kỳ diệu, cả đồng lúa trở nên xanh mướt, những nụ đòng đòng tách ra khỏi lá vươn thẳng lên trời cao, để lộ những bông lúa non căng mẫm.

Người dân quê tôi chắc mẩm: năm nay chắc được mùa to! Trận mưa rào đầu hạ đối với người nông dân quý giá biết nhường nào.

Nhưng có đợt, khi đồng lúa đang trổ đòng đòng, trời không phù hộ mang mưa kéo dài đến cả tuần. Mưa lâu khiến bà tôi ăn không ngon ngủ không yên vì mấy sào ruộng sẽ ngập đầy nước.

Mưa. Nước đọng tràn trề. Nước ở mương con tràn vào đồng. Con mương cái ngày thường to là thế, vậy mà cũng không đủ lớn để thoát nước nhanh ra sông. Mưa mãi rồi cũng tạnh.

Hàng ngày, bà tôi, những người dân quê tôi đứng trên bờ ruộng buồn rầu, ngao ngán nhìn đồng lúa ngập trắng nước. Những ruộng lúa ngâm cả tuần trời trong nước đang thối dần. Một năm thất bát được báo trước. Tiếc của, nhiều người xắn quần, xắn áo dầm mình xuống đồng múc nước đổ đi, và cố chọn những cây lúa còn xanh, nâng niu trong tuyệt vọng. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò, khắc khổ của những người nông dân quanh năm vất vả.

Bình luận (0)
Lưu Phương Ly
21 tháng 4 2018 lúc 20:33

Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho quê em. Chiều qua cũng có một cơn mưa như vậy.

Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò “bát quái” phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.

Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt người đi đường ran rát. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.

Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…

Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau , sân nhà em đã lưng nước.

Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh.

Mưa đã ngớt nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên khoảng vườn. Hết mưa rồi. Mọi người lại vọi vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.

Bình luận (0)
Bùi Thanh Hà
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 4 2018 lúc 17:18

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trờiMặc áo giáp đen – Ra trận,– Muôn nghìn cây mía ... lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh kháchCười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, ...

Bình luận (0)
Trần Yến Quyên
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
27 tháng 3 2018 lúc 20:12

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt

- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2

→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.

Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:

- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường

- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…

- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc

→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa

b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến

+ Ông trời mặc áo

+ Mía múa gươm

+ Kiến hành quân đầy đường

+ Cỏ gà rung tai nghe

+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc

+ Cây dừa sải tay bơi

...

→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.

Câu 4 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa

- Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất

- Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng bài thơ từ đầu đến mù trắng nước.

Bài 2 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần... Lộp bộp... lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng...

Bình luận (1)
Trần Diệu Linh
27 tháng 3 2018 lúc 20:16
Soạn bài: Mưa (Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt

- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2

→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.

Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:

- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường

- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…

- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc

→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa

b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến

+ Ông trời mặc áo

+ Mía múa gươm

+ Kiến hành quân đầy đường

+ Cỏ gà rung tai nghe

+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc

+ Cây dừa sải tay bơi

...

→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.

Câu 4 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa

- Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất

- Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng bài thơ từ đầu đến mù trắng nước.

Bài 2 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần... Lộp bộp... lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng...

Bình luận (1)
Thuy Đao
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Khánh Linh
6 tháng 3 2018 lúc 13:49

Mùa hè lại về

nhuộm hồng trang giấy

hoa phượng rực rỡ

khoe sắc lung linh.

thời gian cứ trôi

trôi hoài, trôi mãi

chẳng quay trở lại

tháng ngày năm xưa.

Biết bao kỉ niệm

làm tôi vương vấn

sao vội đi thế

tuổi học trò ơi!

bucminhsory bạn, h mik vội đi học nên làm có 1 đoạn ngắn à

có j thì ns mik sau

Bình luận (0)
Thuy Đao
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
6 tháng 3 2018 lúc 19:31

Biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “cái lặng im…như bị gió chặt ra từng khúc” giúp cái lặng im vốn vô hình trở nên rất cụ thể, hữu hình, thấm thía, đáng sợ.

- Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa: “gió giống như những nhát chổi lớn… lung tung” diễn tả chính xác độ mạnh của gió đêm, đồng thời giúp gió vốn vô hình trở nên rất cụ thể, hữu hình.

Bình luận (0)
trieu phuong anh
Xem chi tiết
Vu Kim Ngan
2 tháng 3 2018 lúc 20:50

Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, phép nhân hóa dược sử dụng rất rộng rãi. Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cô gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa... Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, hơi, nhảy múa, bế con... Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng độc đáo. Phép nhân hóa được sử dụng nhiều hơn nhưng không có sự trùng lặp.

Bình luận (2)
Vu Kim Ngan
2 tháng 3 2018 lúc 21:01

mình xin lỗi nhưng bạn tự lọc ra nhé !leuleueoeo

Bình luận (2)
Nhi Phan
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
27 tháng 2 2018 lúc 20:33

Trời oi bức ngột ngạt đến hơn chục ngày liền. Hôm nào tôi cũng phải nhao ra những bờ tre, tìm chỗ nào mát nhất thì ngồi. Chân cứ khoả liên tục xuống ao tay thì quạt mà lúc nào mồ hôi vẫn cứ túa ra. Vậy mà không ngờ chiều hôm qua mưa đến. Đến vội vã, mưa trút nước ào ào rồi lại tạnh rất nhanh. Khoảng bốn giờ chiều rồi ra nắng vẫn còn chang chang. Không có lấy một ngọn gió nào. Trời lúc này thật là ngột ngạt. Nhưng bỗng dưng trời tối sầm cả lại, gió ù ù, mây từ đâu ùn ùn kéo đến khoác cho ông trời một chiếc áo giáp đen. Mối từ đâu bay ra nhiều khônhg kể xiết. Cánh mối rụng lả tả bay tứ tung như trẻ con xé vụn giấy quăng lên túa ra trước gió. Ngoài vườn mẹ gà rối rít gọi đàn con đang hoảng loạn miệng không ngừng kêu “chiếp chiếp”. Gió càng thổi mạnh. Bãi mía sau vườn vung ká kêu xào xạc như những dũng sĩ múa gươm. Bụi lốc cuốn đầy trời, đám lá khô cứ vào cuộn tròn lại bung ra. Ngoài ngõ đám kiến đen bỏ cả mồi đang vội vã hành quân về tổ. Gió thổi tung mát rượi làm những ngọn tre cuốn cả cành lá vào nhau, thân kỳ cọc kêu lên kẽo kẹt. Đáng thương hơn là cây bưởi của ông. Vốn đã phải mang cái thân to lớn đầy cành lá, bưởi lại còn phải bế một đàn con tinh nghịch, đứa nào đứa nất cứ đòi chạy tứ tung khắp phía. Trời bắt đầu lác đác mưa. Sấm sét rạch ngang dọc nền trời rồi ùng oàng đổ xuống sân như mìn phá đá. Thế mà chị dừa chẳng sợ, cứ vẫy vẫy cánh tay dài như khua múa. Chị mùng tơi còn phụ hoạ nhảy múa hả hê. Lộp bộp, lộp bộp. Mưa bắt đầu đổ xuống vội vã, ào ào. Mưa như trút nước làm trắng xoá cả mặt sân, những bọt nước tung lên trắng xoá vừa định trôi đi thì liền bị giọt nước mưa khác rơi vào vỡ vụn. Mưa sàn sạt trên mái ngói khô, mưa bộp lộp trên tàu chuối đầu nhà. Nước chảy ồ ồ, xối xả ngập cả sân khiến mấy ông óc cụ cứ nhảy chồm chồm. Bố em đi chạy về chạy mưa không kịp nước dội ướt hết cả người.

Trận mưa đến nhanh nhưng vụt tạnh. Cây lá được một bữa hả hê ngơ ngác nhìn ông mặt trời đang trở lại. Bầu trời trong xanh, những tia nắng lại rọi lên vàng óng. Trận mưa cho tôi cảm giác thật khoan khoái và dễ chịu. Thế là những ngày oi bức vụt tan. Tôi chạy vội ra sân dọn những quả bòng vừa rụng xuống. Rồi tôi ra bể vục một vục nước phả lên đầu lên mặt để cảm nhận sự ngọt ngào mát lạnh của mưa

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
6 tháng 3 2018 lúc 19:31

Sau một tuần nắng nóng kéo dài, cuối cùng cơn mưa rào cũng đã đến. Mây đen ùn ùn kéo từ đâu tới, bầu trời trong xanh phút chốc đã khoác lên mình chiếc áo đen. Sau đó, những giọt mưa bắt đầu rơi tí tách. Chị gió nhón nhẹ chân qua làm cây cối đung đưa. Làn nước chảy đi mang theo những chiếc lá vàng khô trông như những con thuyền đang đi vào dòng nước xoáy. Trên bầu trời, chớp loé sáng rạch ngang chân trời. Một lúc sau, mưa bắt đầu ngớt dần. Chiếc cầu bảy sắc hiện ra cuối trời tăng thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên kiến ai ngắm nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi. Sau cơn mưa, vạn vật như được tắm gội thay bộ quàn áo mới. Em rất thích cơn mưa, nhờ cơn mưa mà khô

Bình luận (0)
Vãi ảo nồi
Xem chi tiết
♪ ♂ Φ «Kiyoshi ∞ Kyubi»...
27 tháng 7 2017 lúc 9:44

Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian: trước cơn mưa và trong cơn mưa. Các hiện tượng, sự vật nói đến tương ứng với trình tự này.

Bài thơ có bố cục hai phần:

- Phần đầu (từ đầu đến trọc lốc): Quang cảnh lúc sắp mưa với những hoạt động, trạng thái khẩn trương, vội vã của loài vật, cây cối.

- Phần hai (còn lại): Tả cảnh cơn mưa và hình ảnh con người đội sấm chớp, đội trời mưa.

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do, số lượng chữ trong một dòng rất ít (nhiều nhất là bốn chữ, ít nhất là một chữ). Cách tổ chức như thế làm nhịp thơ nhanh hơn, hơi thơ trở nên gấp gáp hơn, diễn tả được sự vỗi vã của thiên nhiên, cây cối, loài vật khi sắp mưa và gợi lên hình ảnh những giọt mưa đang rơi nhanh.

Bình luận (0)
Quách thiếu gia
27 tháng 7 2017 lúc 9:49

Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian: lúc sắp mưa và lúc đang mưa, qua các trạng thái hoạt động của sự vật và loài vật. Dựa vào thứ tự miêu tả, bố cục bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:

+Đoạn 1: Từ đầu đến... Dầu tròn - Trọc lốc: Quang cảnh lúc trời sắp mưa.

+Đoạn 2: Từ Chớp - Rạch ngang trời... đến Cây lá hả hê: Quang cảnh trong cơn mưa.

+Đoạn 3: Phần còn lại: Tư thế hiên ngang của con người giữa khung cảnh dữ dội của cơn mưa.

Tác dụng của thẻ thơ và nhịp điệu là: Tất cả các đặc điểm trên góp phần miêu tả sinh động cảnh tượng một trận mưa rào,trong đó các loại côn trùng,con vật,cây cỏ,gió mây đều vội vàng,hối hả,bị cuốn hút vào sự thay đổi của thiên nhiên.

Bình luận (0)
Eren Jeager
27 tháng 7 2017 lúc 12:24

- Cơn mưa được miêu tả theo trình tự :

1, Trước cơn mưa

2, Trong cơn mưa

3,Sau cơn mưa

- Bài thơ có bố cục 3 phần :

+) Phần đầu : (từ đầu đến dầu tròn- trọc lốc ) Quang cảnh trước cơn mưa

+) Phần hai : ( từ ngang trời đến Cây lá hả hê ) Quang cảnh trong cơn mưa

+) Phần cuối ( Còn lại ) Quang cảnh sau cơn mữa và tư thế hiên ngang của con người

- Tác dụng : Góp phần miêu tả sinh đọng cảnh tượng của một cơn mưa rào trong đó các loại côn trùng , cỏ mây gió đều vội vã , hối hả bị cuốn hút vào sự thay đổi của thiên nhiên .

Bình luận (0)
Vãi ảo nồi
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
27 tháng 7 2017 lúc 9:37

Trong bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Đăng Khoa ,tác giả chủ yếu là sử dụng các nét nghệ thuật như :

- Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác

Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và gây sự lôi cuốn( đây là phép nt mà bài thơ sử dụng nhiều nhất )

- Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng... - Ngoài ra còn có phép điệp ngữ ... ~ Chúc bn học tốt!~
Bình luận (0)
Eren Jeager
27 tháng 7 2017 lúc 12:26

Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa... mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.

Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác

Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác

Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.

Bình luận (0)