Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II - Địa lí 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
26 tháng 2 2018 lúc 16:15

a, Vẽ biểu đồ tròn ấy bn....Mik ko chèn dc ảnh....Chia tương đối một chút là dc....Nhớ ghi chú thích và tên biểu đồ

b, Nhận xét

- Từ 1980 – 2000, tỉ trọng GDP của Lào có sự thay đổi:
+ Nông nghiệp: giảm 8,3% ( Từ 61,2% giảm còn 52,9%)
+ Công nghiệp: tăng 8,3% ( Từ 14,5% tăng lên 22,8%)
+ Dịch vụ: vẫn giữ nguyên giá trị
=> Điều đó chứng tỏ Lào đang phát triển đất nước theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

hao xitrum
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
26 tháng 2 2018 lúc 20:11

thi hk2 what j vậy

Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
26 tháng 2 2018 lúc 21:59

sorry!b/NX:

+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.



Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II - Địa lí 8

Nguyễn Thị Xuân Diệu
26 tháng 2 2018 lúc 21:54
https://i.imgur.com/zRUpboq.png
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 2 2018 lúc 22:16

1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên và khoáng sản

- Qua thăm dò, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Một số khoáng sản nước ta trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, bô xít, đồng, crôm.

2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta

- Giai đoạn tiền Cambri có các mỏ than, chì, đồng, sắt, đá quý phân bố ở các nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum.

- Giai đoạn cổ kiến tạo: giai đoạn có nhiều vận động kiến tạo núi lớn nên hình thành nhiều loại khoáng sản, phân bố rộng trên lãnh thổ như apatít, mangan, titan, ...

- Giai đoạn Tân kiến tạo: do hoạt động của ngoại lực, nước ta đã hình thành các mỏ dầu, khí tự nhiên, than nâu, than bùn, tập trung ở thềm lục địa và dưới các đồng bằng châu thổ lớn.

nguyễn thị thảo ngân
26 tháng 2 2018 lúc 22:17

*

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo. a) Giai đoạn Tiền Cambri
Giai đoạn này có các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý... phân bố tại các nén cổ, đã bị biến chất mạnh như khu nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum...
b) Giai đoạn Cổ kiến tạo
Giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn, đã sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta. Các khoáng sản chính là apatit, than, sát, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý...
c)Giai đoạn Tân kiến tạo
Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ờ các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long..., các mỏ bôxit (quặng nhôm) ở Tây Nguyên.

Lê Thị Phương Thảo
28 tháng 2 2018 lúc 20:18

Như chúng ta đã thấy, Việt Nam là nước có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài và trải qua nhiều kiến tạo lớn đồng thời nước ta lại nằm tại vị trí tiếp giáp với Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên có thể dễ dàng nhận thấy nước có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú.

Trên cả nước có tới hơn 5000 quặng tụ và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau và phần lớn các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ. Nếu tính đến trữ lượng lớn thì phải chỉ đến sắt, than đá, dầu mỏ, apatit, đá vôi,…Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú vì thế nước ta có rất nhiều thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng hợp lý chúng để tạo ra nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng,…để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người

Ha Dlvy
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
1 tháng 3 2018 lúc 21:45

Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này đó chính là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương.
Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên nước của chúng ta và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng.

Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.
Hàn Vũ
3 tháng 3 2018 lúc 10:46

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản biển, đảo

Công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của nước ta cũng ngày càng được đẩy mạnh và đạt được những thành quả nhất định; quy mô và phạm vi cũng được mở rộng từ vùng nước nông, ra các vùng nước sâu, xa bờ và một số điểm thuộc vùng biển Quốc tế. Khối lượng công tác thăm dò, khai thác dầu khí đã thực hiện trên toàn bộ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là khá lớn. Khảo sát điều tra cơ bản toàn bộ 160 lô, đo địa chấn 2D trên 158 nghìn km, đo địa chấn 3D là 50 nghìn km2. Nhiều bể trầm tích có triển vọng khai thác dầu và khí tự nhiên trên vùng biển và thềm lục địa nước ta; Đã phát hiện thêm nhiều lô dầu khí mới, xác định thu hồi 1,37 tỷ tấn quy dầu và tiềm năng khí các bể còn lại khoảng 2,6 - 3,6 tỷ tấn quy dầu. Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã xác định được các bể/cụm bể trầm tích có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Hoàng Sa, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Trường Sa - Tư Chính - Vũng Mây, Malay - Thổ Chu và Phú Quốc, trong đó các bể: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu đã phát hiện và đang khai thác dầu khí. Đến năm 2012, đã phát hiện thêm 02 mỏ dầu khí mới.

Kết quả khai thác dầu khí trong những năm, từ năm 2005 - 2012 đạt tốc độ tăng trưởng về sản lượng khai thác dầu thô giảm 1,7%/năm, sản lượng khai thác khí tự nhiên tăng 5,5%/năm và sản lượng dầu thô xuất khẩu giảm 9,1%/năm và tốc độ tăng về tỷ lệ sản lượng dầu thô xuất khẩu so với sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,7%/năm. Trong giai đoạn năm 2005 - 2012, tổng sản lượng khai thác dầu thô trên thềm lục địa Việt Nam đạt 130,27 triệu tấn, khoảng 63,52 tỷ m3 khí tự nhiên và tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu đạt 102,25 triệu tấn; bình quân mỗi năm trên thềm lục địa nước ta có thể khai thác được 16 triệu tấn dầu thô/năm, khoảng 7,9 tỷ m3/năm khí tự nhiên.

- Thực trạng khai thác quặng Titan ở vùng biển Việt Nam: Trong những năm gần đây do thị trường tiêu thụ titan và các khoáng sản đi kèm trên thế giới biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng về giá cả; ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình khai thác sa khoáng titan ở nước ta. Hoạt động khai thác quặng titan tập trung nhiều ở một số địa phương như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Đến nay, riêng ở các tỉnh Miền Trung có trên 50 đơn vị tổ chức khai thác, ở 38 khu mỏ và có 18 xưởng tuyển tinh quặng và đã được khai thác gần 8 triệu tấn quặng titan. Việc quản lý hoạt động khoáng sản được thực hiện thông qua các giấy phép khai thác do 2 cấp quản lý cấp cho các doanh nghiệp trong đó Bộ Công nghiệp (trước năm 2002) hoặc Bộ Tài nguyên & Môi trường (sau năm 2002) cấp giấy phép khai thác cho các mỏ lớn còn ở nông nghiệp (trước năm 2002) hoặc ở Tài nguyên & Môi trường (sau năm 2002) cấp giấy phép khai thác cho khai thác tận thu khoáng sản.

- Nghề sản xuất muối: Cả nước có 21 tỉnh sản xuất muối, trải dài từ Hải Phòng đến Cà Mau. Đến năm 2012, tổng diện tích sản xuất muối toàn quốc có 14.528,2 ha. Các tỉnh có diện tích sản xuất muối nhiều như tỉnh Bạc Liêu (2.774 ha), Ninh Thuận (2.380 ha), Bến Tre (1.431 ha), TP. Hồ Chí Minh (1.532,2 ha), Quảng Nam (35 ha), Thái Bình (60,51 ha). Diện tích sản xuất muối công nghiệp năm tập trung ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

HỌC TỐT

trần ngọc huyền
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
1 tháng 3 2018 lúc 22:22

Câu 1:

Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng:
- Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa
- Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc
- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực
- Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo
==> tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển của các nước trong khu vực

Hà Yến Nhi
1 tháng 3 2018 lúc 22:24

Câu 5:

Có một vài tài liệu nói về điều này:
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

Hà Yến Nhi
1 tháng 3 2018 lúc 22:29

Câu 4:

Các giai đoạn phát triển của tự nhiên VN là: gồm 3 giai đoạn chính

1. Giai đoạn Tiền Cambri
– Cách đây 570 triệu năm
– Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ
– Có một số mảng nền cổ
– Sinh vật rất ít và đơn giản
– Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
– Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm.
Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp.
– Sinh vật chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần.
– Cuối Trung Sinh ngoại lực chiếm ưu thế -> địa hình bị san bằng
– Đặc điểm nổi bật: phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
– Cách đây 25 triệu năm
– Vận động tạo núi Himalia diễn ra mãnh liệt.
– Điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.

Phan Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Phan Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
3 tháng 3 2018 lúc 21:25

bn có thể cho mk bt nguồn cung cấp đề bài của bn k?

Anh Thu To Nguyen
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
3 tháng 3 2018 lúc 19:55

2)Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật văn hóa, tinh thần của nhân dân: tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

༺ℒữ༒ℬố༻
3 tháng 3 2018 lúc 19:57

5)1/ Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài của nước ta đã trải qua hàng triệu năm biến đổi , chia thành 3 giai đoạn chính :
- Giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ ;
- Giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ ;
- Giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình , hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn .
2/ * Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta:
- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
- Xuất hiện các cao nguyên badan núi lửa và các đồng bằng phù sa trẻ.
- Mở rộng Biển Đông và góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxit, than bùn…

༺ℒữ༒ℬố༻
3 tháng 3 2018 lúc 19:58

6)các nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản nước ta là:
-sự khai thác bừa bãi của con người
-Chính phủ nước ta chưa có những chính sách ,biện pháp triệt để trong việc quản lí các tài nguyên biển, khoáng sản, đất đai, sông ngòi, rừng,...
-do ý thức của con người.

Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
3 tháng 3 2018 lúc 20:24

Vị trí địa lí giữa các nước trong khu vực cũng tạo thuận lợi cho các nước hợp tác với nhau. Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô- nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI từ năm 1989.
Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tinh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn. Còn Xin-ga-po phát triển những ngành công nghiệp không cần nhiều nhân công và nguyên liệu.
Sự hợp tác để phát triển kinh tế -xã hội còn biểu hiện qua :
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đua công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan. Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po ; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công. 
Tuy nhiên vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX, các nước ASEAN gặp một sở khó khăn như khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo, thiên tai. Điều đó càng đòi hỏi phải đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn đó.

༺ℒữ༒ℬố༻
3 tháng 3 2018 lúc 20:26

2/

- Thời cơ:

+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;

+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;

+ Về an ninh - chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.

- Thách thức:

+ Chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;

+ Khác biệt về chế độ chính trị;

+ Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

+ Nguy cơ mất bản sắc dân tộc

༺ℒữ༒ℬố༻
3 tháng 3 2018 lúc 20:26

3/

Biển mang lại cho nước ta nhiều nguồn tài nguyên quý giá, chính vì vậy, việc khai thác cần phải đi đôi với việc bảo vệ.

Như vậy, muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải:

Khai thác hợp lý thuỷ hải sản Hạn chế tình trạng tràn dầu Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển…