Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Ai Biết
Xem chi tiết
Huy Le
Xem chi tiết
Giang
28 tháng 10 2017 lúc 11:57

Bài 1:

- Khi miêu tả tên cai lệ, tác giả tập trung miêu tả các chi tiết: thét, quát, chạy sầm sập, bịch vào ngực chị Dậu, tát,...Đây là những chu tiết miêu tả sự vũ phu, thô bạo đến tàn nhẫn.

- Để tô đậm tính chất này, tác giả còn sử dụng một loạt những cụm từ miêu tả về thái độ: gõ đầu roi xuống đất, trợn ngược hai mắt, hầm hè, đùng đùng, sấn đến... Tất cả tạo nên ấn tượng về sự hung dữ, hống hách của cai lệ.

- Những ngôn ngữ và hành động của cai lệ khiến cho anh Dậu: “lăn đùng ra đó, không nói được câu gì”. Sự thảm thương đó không đủ sức đánh thức lòng trắc ẩn của tên cai lệ. Chị Dậu đã phải“run run”, “thiết tha”, “chạy đến đỡ lấy tay hắn”. Bằng lí lẽ và hành động của mình, chị Dậu cũng không thể khiến cai lệ đổi ý. Rõ ràng, cai lệ đã mất hết mọi cảm nhận, mọi ý thức của một con người. Hắn hoàn toàn chỉ là con người - công cụ.

Qua hình ảnh này, người đọc thấy rõ tính chất bất nhân và độc ác của bộ máy xã hội đương thời mà cai lệ là một biểu hiện cụ thể.
Bình luận (0)
Giang
28 tháng 10 2017 lúc 11:57

Bài 2:

Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.

Chị Dậu là một nhân vật có tính cách, một tính cách điển hình. Nét nổi bật trong tính cách của chị là sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Để nhân vật có thể bộc lộ đầy đủ tính cách của mình, Ngô Tất Tố đặt chị vào trong một tình huống điển hình : một mình chị, với sức vóc của một người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của một kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với hai tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, có trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, được nhà nước bảo hộ, đang thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu.

Trong đoạn trích, bọn tay sai sầm sập tiến vào giữa lúc anh Dậu vừa mới tỉnh lại, chị Dậu đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu vì quá ốm yếu và khiếp đảm đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác nhân. Có thể nói, lúc này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu.

Ban đầu, chị cố tha thiết van xin. Vì sao chị phải van xin? Chị quá nhu nhược yếu đuối hay quá hèn nhát? Không! Chị Dậu không nhu nhược yếu đuối, cũng không hèn nhát! Nhưng, là người thông minh, chị hiểu rõ tình thế của chồng mình. Dù sao anh Dậu cũng bị coi là kẻ… có tội (tội trốn sưu của nhà nước). Còn bọn tay sai hung hãn kia, đang nhân danh phép nước, người nhà nước để thi hành công vụ của nhà nước! Hơn nữa, chị Dậu ý thức được rất rõ thân phận thấp cổ, bé họng của mình, lại vốn là người có bản tính hiền lành, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng từ tâm và lương tri của ông cai.

Tất cả những lời van xin tha thiết, vừa có tình, vừa có lí của chị cũng chẳng có kết quả gì. Ngược lại, chị được đáp trả lại bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những quả bịch vào ngực, bằng hành động nhảy xổ vào chỗ anh Dậu của tên cai trị.

Con giun xèo mãi cũng quằn y tức nước thì phải vỡ bờ, đến lúc này, chị Dậu không thể chịu đựng hơn được nữa! Sức sống tiềm tàng trong người chị trỗi dậy, chị bất chấp tất cả, liều mạng cự lại.

Trước hết, chị cự lại bằng lí lẽ. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Một lí lẽ thật cứng cỏi và cũng thật sắc sảo! Chị không cần việc đến pháp luật (Vì làm gì có pháp luật và công lí cho người nghèo? Chúng lại đang thi hành phép nước kia mà!), chị đem đạo lí tối thiểu của con người ra để đấu với chúng. Như vậy, chị Dậu dã nhân danh con người để chống lại cái ác! Một chân lí thật đẹp mà bọn mặt người dạ thú kia không thể có.

Khi đã nhân danh con người, vị thế của chị cũng có sự thay đổi, từ thân phận thấp bé chị Dậu vụt đứng thẳng lên ngang hàng với bọn tay sai, ngang hàng với chính quyền thực dân phong kiến: tôi và ông! Lúc này, chị đàng hoàng, dũng cảm đối mặt với kẻ thù của mình.

Trước thái độ của chị Dậu, cai lệ dấn thêm một bước. Hắn tát vào mặt chị một cái đánh bốp và nhảy xổ vào anh Dậu. Bao nhiêu uất ức dồn nén, tích tụ bấy lâu nay đã biến thành ngọn lửa căm giận ngùn ngụt bốc cháy trong chị Dậu:

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Lời lẽ của chị Dậu thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ đối với kẻ thù của mình; đồng thời thể hiện bản lĩnh và tư thế đứng trên đầu thù, sẵn sàng đè bẹp đối phương. Trong văn học đương thời viết về người phụ nữ nông dân, chưa hề có một bản lĩnh và khí phách kiên cường đến như thế!

Lòng căm giận và khinh bỉ đã biến thành sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu trong cuộc đọ sức với kẻ thù của mình. Chị đã nhanh chóng túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã chồng quèo trên mặt đất. Tiếp đó, chị giằng co với tên người nhà lí trưởng, khi tên này sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị, rồi chị áp vào vật nhau với hắn, rồi chị túm tóc hắn lẳng cho hán một cái ngã nhào ra thềm. Cuộc đọ sức diễn ra hết sức nhanh chóng. Chị Dậu đã chiến thắng, biến những tên tay sai hùng hổ, hung hãn, có trang bị bằng vũ khí và phép nước, trở thành những kẻ bại trận thảm hại, tơi tả. Đọc đến đây, không ít bạn đọc phải bật lên tiếng cười hê hả và mãn nguyện.

Sự chống trả quyết liệt của chị Dậu là hành động tất yếu phù hợp với quy luật Tức nước vỡ bờ có áp bức thì có đấu tranh. Vậy do đâu mà chị Dậu lại có sức mạnh lạ lùng đến như vậy? Sức mạnh của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn: căm hờn với những thái độ độc ác, bất nhân của bọn tay sai của chính quyền thực dân phong kiến. Cội nguồn sâu xa của lòng căm hờn lại chính là lòng yêu thương. Sức mạnh của chị Dậu chính là sức mạnh của lòng yêu thương. Hành động chống trả quyết liệt và dữ dội của chị Dậu bắt nguồn từ lòng yêu thương chồng con tha thiết, từ ý thức quyết tâm bảo vệ chồng. Ngọn lửa căm hờn ngùn ngụt bốc lên trong lòng chị chính là biểu hiện của một trạng thái yêu thương chồng con mãnh liệt của người phụ nữ Việt Nam.

Sau trận đấu này, có thể chị Dậu sẽ phải ngồi tù, nhưng chị không sợ: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Hành động của chị Dậu tuy là bộc phát và vẫn rơi vào bế tắc nhưng nó thể hiện sức sống mạnh mẽ và tinh thần ngoan cường rất đáng cảm phục của chị.

Sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng của chị Dậu chính là sức sống và tinh thần phản kháng của giai cấp nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, nó sẽ biến thành một sức mạnh quật khởi, thành cơn thác lũ cách mạng khi có ánh sáng của Đảng rọi vào. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: Viết Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. 

Bình luận (0)
cát phượng
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Duyên
28 tháng 10 2017 lúc 10:34

Nhà văn đã gửi găm vào câu chuyện một thông điệp đó là con người phải biết mở rộng lòng, truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với những con người bất hạnh.

Bình luận (0)
Thái An
Xem chi tiết
Thái An
26 tháng 10 2017 lúc 19:26

ai giúp đê

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 10 2017 lúc 20:42

-Dù món quà ko lớn nhưng tôi rất thích nó

-Tuy Lan là con nhà giàu, sống trong sung sứng nhưng bạn không ngại ngần gì khi tới và giúp đỡ người nghèo

-Dù bé nhỏ nhưng ong với kiến vẫn làm việc chăm chỉ để kiếm mồi

Bình luận (0)
Trần Thị Liên
Xem chi tiết
nguyễn minh thúy
3 tháng 11 2017 lúc 21:23

Bút chì là một đồ dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự.

Lõi làm bằng chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.

Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.

Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán.

Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng người ta chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi.

Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.

Bình luận (0)
alone
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
13 tháng 10 2017 lúc 5:46
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm. Tôi thầm nghĩ không biết sốphận của chiếc lá và cô gái sẽ sao đây?

Bệnh tình của Giôn-xi ngày càng nặng. Tôi và cụ Bơ-men hết sức lo lắng tìm mọi cách động viên, cố giữ cô ta lại với cuộc sống. Bởi Giôn-xi đã suy sụp tinh thần và đang nghĩ đến cái chết của mình từng ngày, từng giờ như sô" phận mong manh của chiếc lá thường xuân cuối cùng nơi cửa sổ cô nằm trong đêm mưa tuyết dữ dội.

Sáng hôm ấy, tôi vừa tỉnh dậy thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành mành che kín cửa sổ và thều thào ra lệnh:

- Kéo nó lên, em muốn nhìn!

Tôi lo lắng kéo tấm mành lên. Nhưng, ô kìa! Sau một đêm mưa tuyết dữ dội, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Chiếc lá cuốicùng vẫn chưa rụng.

Giôn-xi nói với tôi: “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Tôi hốt hoảng cúi xuống sát gối Giôn-xi, nói như van xin: “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây nếu không còn em nữa?”.

Giôn-xi không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái chết sắp đến đưa cô đi.

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm. Tôi thầm nghĩ không biết sốphận của chiếc lá và cô gái sẽ sao đây?

Hôm sau, khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Thật tàn nhẫn nhưng... thật lạ quá! Tôi không tin vào mắt mình nữa! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Tôi thấy Giôn-xi nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi Giôn-xi gọi tôi khi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt và nói với tôi những câu rất lạ:

- Em thật là một con bé hư, có phải không chị Xiư thân yêu? Có một cái gì đây đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muôn chết là một tội.

Cô nói líu ríu với tôi như một đứa em gái nhỏ làm nũng chị:

- Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và - khoan - chị hãy đưa cho em một chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gốilại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.

Sau đó một tiếng đồng hồ, Giôn-xi nói với tôi trong ánh mắt tươi vui chưa từng có:

- Chị Xiu thân yêu ơi! Một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

Buổi chiều bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Khi tiễn ông ra về, ông chobiết bệnh tình của Giôn-xi đã giảm được năm phần mười rồi. Tôi biết có công của tôi, công của bác sĩ, nhưng cái sức mạnh chủ yếu đã kéo Giôn-xi lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng đã không rụng xuống sau hai đêm mưa tuyết dữ dội, sau hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Không phải chiếc lá thật mà là chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ - một kiệt tác cụ để lại trước khi qua đời để cứu sống cô, mà sau đó tôi mới biết và kể lại cho Giôn-xi nghe.

Bình luận (0)
mai thu trang
25 tháng 10 2017 lúc 18:34

Sáng hôm ấy, lúc tôi tỉnh dậy sau khi vừa chợp mắt vài giờ đồng hồ đã thấy Giôn –xi đang mở to cặp mắt với một vẻ thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh dã được kéo xuống. Giôn-xi thều thào ra lệnh cho tôi kéo tấm mành lên. Tôi làm với một cách chán nản. Khi tấm mảnh được kéo lên, tôi và Giôn-xi ko khỏi bất ngờ khi thấy vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch sau trận mưa tối qua. Giôn-xi nhìn chiếc lá hồi lâu roi gọi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt. giôn-xi nói:

- Em thật là một con bé hư…xem chị nấu nướng.

Buổi chiều bác sĩ nói với tôi giôn-xi đã khỏe ,chỉ cần chăm sóc thôi. Tôi biết rằng Giôn-xi đã khỏe lại nhờ chiếc lá – kiệt tác mà cụ Bơ-men đã vẽ trước khi mấtmà sau này tôi mới biết

Bình luận (0)
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Mika Chan
24 tháng 10 2017 lúc 20:05

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Bình luận (0)
Linh Phương
24 tháng 10 2017 lúc 21:12

Vì chiếc lá đó sống động như thật đã đánh lừa cặp mắt của hai học sĩ nghèo .Nó tác động đến giôn xi từ một người không muốn sống trở thành một người muốn sống và có khát vọng lí tưởng sống cao đẹp.Được vẽ bằng tấm lòng thương yêu đức hy sinh thầm lặng và cao quí của người học sĩ.Chiếc lá cuối cùng có nhiệm màu cứu sống giôn xi và khôi phục ở cô ước mơ sáng tác.

- Còn lại bạn liên hệ thực tế rồi làm nhé!

Bình luận (0)
Trần Thị Liên
26 tháng 10 2017 lúc 16:49

Chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ đc coi là 1 kiết tác vì : Chiếc lá đc vẽ rất sinh động khiến cho Giôn-xi và Xiu là 2 nguồi họa sĩ mà cũng k thể nhận ra . Chiếc lá đc vẽ trong hoàn cảnh khắc nhiệt , và để hoàn thành được bức tranh đó thì cụ Bơ-men đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình. Chiếc lá thường xuân k chỉ đc vẽ bằng bút lông mà còn đc tạo nên bởi tình yêu thương và sự hi sinh cao cả của cụa Bơ-men . Chiếc lá cụ vẽ đã cúu sống Giôn-xi và khơi dậy trong cô ước mơ làm nghệ thuật

Chúc bạn học tốt nha !thanghoa

Bình luận (0)
đỗ hải ngọc
Xem chi tiết
O=C=O
24 tháng 10 2017 lúc 17:40

Trong các hoạt động và lễ hội do nhà trường tổ chức như hội hoá trang, tham quan ngoại khóa ở Kizcity, lễ khai giảng, lễ Noel,…Em thích nhất là cuộc thi làm bánh ở trường. Buổi sáng hôm ấy, bầu trời trong xanh có những chú chim hót véo von trong vòm cây, chúng em rất háo hức cho cuộc thi. Chúng em có mặt tại trường lúc sáu giờ sáng, Các cô giáo tập trung và dẫn chúng em di chuỵển ra chỗ thi. Khi đến chỗ thi, em và các bạn thấy còn rất nhiều cuộc thi của các ngành nghề khác nhau như làm bánh, thợ sửa xe, điều dưỡng ở bệnh viện nhi, lính cứu hoả,…Em thích nhất là nghề làm bánh. Ở đấy, em được hướng dẫn học được cách làm bánh trôi nước truyền thống của Tết Hàn Thực.Trước khi bắt tay vào làm, em và các bạn được nghe cô giáo kể về ý nghĩa của ngày Tết Hàn thực.Năm nay, em được học làm bánh trôi bảy màu, gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh trôi gấc, bánh trôi lá dứa, bánh trôi trà xanh…Các cô giáo hướng dẫn tỉ mỉ từng bước để chúng em có thể tự làm theo.Các bạn tỏ ra rất thích thú và hào hứng khi được học thêm về phong tục cổ truyền của dân tộc, lại vừa được tự tay làm một món ăn truyền thống.Đôi bàn tay của cô giáo khéo léo xoay tròn viên bánh trôi để chúng em bắt chước làm theo.Sau đó tự tay thả từng viên bánh trôi vào nồi nước để luộc.Nhiều bạn gái khéo tay còn tự trang trí những đĩa bánh trôi.Khi làm xong,chúng em tự tán thưởng minh và thưởng thức món bánh trôi do mình tự làm.Khi nghe tiếng còi của các cô, chúng em tập trung để chuẩn bị dọn dẹp. Em cảm thấy cuộc thi này thật đặc sắc và thú vị, giúp chúng em được trải nghiệm về các ngành nghề và định hướng cho các em về các nghề trong tương lai. Em rất thích cuộc thi này. Sau chuyến đi này, em sẽ cố gắng học tập để trở thành một người có ích trong tương lai.

Bình luận (0)
HOANG HA
Xem chi tiết
Anh Qua
26 tháng 11 2018 lúc 16:02

Người phụ nữ Việt Nam hiện nay “Đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh đó là những đặc điểm có tính chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây. Cái mới của chị Dậu là sức chiến đấu mạnh khỏe lạc quan và tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù. Nhiều người đàn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu, có khi đành chịu buông tay khuất phục, nhắm mắt cho cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ thấy lăn sả vào bóng tối như mực, kiếm cách phá tung ra để tìm đường sống. Và chống trả một cách mộc mạc, hồn nhiên, không cần lí lẽ, dường như hành động quyết liệt đó, ngôn ngữ nhân vật nhuần nhị đó là sản phẩm tất yếu của một cuộc đời lương thiện vỗn đã cơ cực lại còn bị giày xéo tàn nhẫn”.

Bình luận (0)
nguyễn minh thúy
8 tháng 11 2017 lúc 19:40

người phụ nữ vn ngày ấy là người dũng cảm, yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh

Bình luận (0)
Trần Quân
Xem chi tiết
Windy
23 tháng 10 2017 lúc 23:11
Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
Bình luận (0)
Windy
23 tháng 10 2017 lúc 23:10
Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
Bình luận (0)