Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Nguyễn Nhật Huy
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
18 tháng 8 2017 lúc 9:42

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
18 tháng 8 2017 lúc 9:44
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
18 tháng 8 2017 lúc 10:22


“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
17 tháng 8 2017 lúc 9:03

Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.

Bình luận (2)
TRINH MINH ANH
17 tháng 8 2017 lúc 9:18

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả, đồng thời cũng là nhân vật “tôi”. Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sản trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua những câu văn giàu biểu cảm, kết hợp với miêu tả và kể tạo nên mối gắn kết thống nhất, có sức lay động của truyện.

Bình luận (0)
Eren Jeager
17 tháng 8 2017 lúc 9:44

Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Bình luận (0)
Nguyen hoang long
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
16 tháng 8 2017 lúc 19:16

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.



Bình luận (0)
Nguyen hoang long
16 tháng 8 2017 lúc 19:01

đội tuyển văn đâu rồi giúp mình với mình ngu văn lắm . Giúp mình nha ( bạn nào biết làm thì nói cx đc nhaleuleu)

THANHK YOU VERY MUCH

Bình luận (0)
Thánh lười học
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
16 tháng 8 2017 lúc 16:24

Cây tre là một người bạn đã gắn bó với người dân Việt Nam và là người bạn đồng hành cùng với chúng ta từ xưa đến nay . Hình ảnh cây tre xanh tốt, mộc mạc và ngay thẳng (1). Dù nơi đâu, trên khắp mọi nơi, vào đâu tre cũng sống và xanh tốt. Tre có một sức sống mãnh liệt, dẻo dai và bền bỉ như con người Việt Nam(2). Tre mang những phẩm chất đẹp và cao quý, tre sống với người, chết với nhau, mãi mãi chung thủy . Cây tre không chỉ thế mà còn gần gũi với con người Việt Nam trong lao động, trong kháng chiến, cuộc sống hằng ngày . Trong kháng chiến , tre xung phong vào xe tăng, địa bác, gậy tre, chông tre chống lại vũ khí quân thù . Trong lao động, tre là cánh ta đắc lực của người nông dân, giúp con người trăm nghìn công việc (3). Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá (4).Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Mai này, dù xã hội có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

-Tính từ câu (1) và câu (2)

-Biện pháp so sánh ở câu (3) và (4).

Bình luận (0)
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 16:36

Cây tre là hình ảnh khá quen thuộc của làng quê Việt Nam.Bóng tre lun trùm lên âu yếm làng bản thôn xóm,Tre chung thủy từ khi lúc lọt lòng trên chiếc nôi tr và đến lúc mất trên chiếc gường tre
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu.như tre chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược nó chính là người bạn rất quên với thánh Gióng ,Rồi cx đồng hành vs tướng Ngô Quyền khi làm cọc dưới sông sâu .Thuở chưa có vũ khí tre là một vật mạnh nhất có thể tiêu diệt đc giặc . Tre còn rất giúp ích đc nhìu Công việc phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá là chỗ dựa lưng cho bác nông dân mỗi khi bác đi làm về,làm giàn bầu bí leo lên quấn quýt vào nhau và các dụng cụ khác như tre vẫn là khcs nhạc tâm tình góp vui cho lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng ,vã tạo nên khúc nhạc mừng ngày hội .Sỏi đá thì mặc sỏi đá ,núi cao thì mặc núi cao ,vẫn luôn thấy tre đung đưa trước gió MẶc dù nó chết nhưng cái gốc vẫ còn nguyên vẹn để đời đời cống hiến cho đất nc.Tre vẫn là một niềm tự hào một nền văn hóa lớn cho cả nc
Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.VÀ sẽ luôn quyết tâm đứng vững như cây tre trên con đường chông gai \

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
16 tháng 8 2017 lúc 16:37

Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Thương
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
16 tháng 8 2017 lúc 15:56

Câu 1)

- Những cách lập luận:

+ Cách 1: Lập luận nhân quả.

+ Cách 2 : Lập luận theo quan hệ tổng phân hợp.

+ Cách 3: Lập luận theo quan hệ tương đồng .

+ Cách 4 : Lập luận , suy luận tương đồng theo dòng thời gian.

+ Cách 5 : Cách lập luận tương phản.

+ Cách 6 : Lập luận so sánh,...

Câu 2)

Bố cục chia thành 3 phần .

a) Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống ( luận điểm xuất phát )

b) Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể có nhiều đoạn nhỏ , mỗi đoạn có một luận điểm phụ )

c) Kết bài : Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài .

Bình luận (0)
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 16:36

Câu 1 : 1/ Thao tác lập luận giải thích:

– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận phân tích:

-Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3/ Thao tác lập luận chứng minh:

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

4/ Thao tác lập luận so sánh:

– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5/ Thao tác lập luận bình luận:

– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .

– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6/ Thao tác lập luận bác bỏ:

– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.

– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.

– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.

– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.



Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
16 tháng 8 2017 lúc 17:20

Bài1

1/ Thao tác lập luận giải thích:

2/ Thao tác lập luận phân tích:

3/ Thao tác lập luận chứng minh:

4/ Thao tác lập luận so sánh:

5/ Thao tác lập luận bình luận:

6/ Thao tác lập luận bác bỏ:

Bình luận (0)
*&*Chỉ Ly*&*
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
2 tháng 8 2017 lúc 20:08

Bài làm:

Trong cuộc sống của chúng ta, không phải ai khi sinh ra thì cuộc đời đều trải đầy hoa hồng. Sẽ có lúc bạn gặp khó khăn, bao gian khổ cần phải vượt qua. Và có lúc bạn từ bỏ ước mơ nhưng đừng sợ vì " Thất bại là mẹ thành công " . Có lẽ câu nói này đã không còn xa lạ gì đối với các bạn . Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công là đạt được kết quả mà ta mong muốn. Sự thành công không chỉ dựa vào sự cố gắng mà điều quan trọng không thể thiếu, đó là việc bản thân có dám đương đầu với nó không ? Đã bao lần bạn thất bại trên đường đời , đã bao lần bạn gục ngã trước mọi khó khăn và lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã, phải không? Nhưng đừng sợ, đừng bao giờ bỏ cuộc vì " những người dám thất bại mới đạt được thành công ". Dù có thất bại nhiều lần đi chăng nữa nhưng sau mỗi lần bạn biết rút kinh nghiệm, bài học quý báu thì chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ đạt được kết quả. Tôi tin bạn sẽ làm được điều ấy! " Có công mài sắt , có ngày nên kim " mà. Vì vậy, câu tục ngữ " Thất bại là mẹ thành công " một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống

Bình luận (1)
Eren Jeager
3 tháng 8 2017 lúc 16:34

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Bình luận (0)
Khánh Vân
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc ánh
31 tháng 7 2017 lúc 18:48

Các từ tượng thanh: -sầm sập

- xình xịch

- xình xình

- xì xào

-xôn xao

- xèo xèo

=>tác dụng: Từ tượng thanh được sử dụng trong khổ thơ trên đã mô phỏng được âm thanh của tự nhiên, con người, con vật, đồ vật, đoàn tàu,...Bên cạnh đó còn từ tượng hình tượng thanh còn gợi tả được không gian mùa hè vô cùng rộng rãi bao la với biết bao âm thanh vui nhộn khác nhau, khiến cho không khí trở nên vui tươi tràn đầy sức sống và có giá trị biểu cảm cao

Bình luận (0)