Cô bé bán diêm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen.

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách sáng tác:

+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Tác phẩm được viết vào năm 1845.

b. Bố cục

- Phần 1: (Từ đầu đến "bàn tay em đã cứng đờ ra"): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét.

- Phần 2: (Tiếp đến "họ đã về chầu Thượng Đế"): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực.

- Phần 3: (Còn lại): Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

@207229@@1602031@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Em bé đêm giao thừa.

- Gia cảnh của cô bé bán diêm: mẹ mất, sống với bố, bà nội cũng đã qua đời; nhà nghèo, sống "chui rúc trong một xó tối tăm", "trên gác mái nhà"; bố khó tính, em "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa"; phải đi bán diêm để kiếm sống.

- Truyện được đặt vào bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường rét buốt. Em bé "ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà...", mong cho đỡ lạnh, nhưng ăn thua gì!.

- Các hình ảnh tương phản: " Trời đông giá rét, tuyết rơi", nhưng cô bé "đầu trần, chân đi đất". Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, nhưng "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn". Em bé "bụng đói" cả ngày chưa ăn uống gì, mà "trong phố sực nức mùi ngỗng quay". Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp (rét, đói, khổ) của em bé. Em đã rét đã khổ, có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi mùi ngỗng quay sực nức.

- Còn có sự tương phản giữa hình ảnh "cái xó tối tăm" em sống chui rúc với bố em hiện nay và "ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh" năm xưa khi bà nội em còn sống. Hình ảnh tương phản này không chỉ là nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần của em bé bây giờ, và chỉ có bà em là thương em...

2. Thực tế và mộng tưởng

- Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau. Khi que diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu óc em bé: lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng; bàn ăn, khăn trải bàn trắng tinh, ngỗng quay...; cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực; bà nội em mỉm cười với em; hai bà cháu bay lên trời. Khi que diêm tắt là lúc em bé trở về thực tại: lò sưởi biến mất, trước mặt chỉ còn là những bức tường dày lạnh lẽo, "tất cả các ngọn nến (...) biến thành những ngôi sao trên trời",...

- Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí. Vì trời rất rét, em lại vừa quẹt diêm, nên trước hết em mộng tưởng đến lò sưởi; tiếp đó em mới mộng tưởng đến bàn ăn, vì em đang đói, mà sau các bức tường kia, mọi nhà đang đón giao thừa; vì đó là đón giao thừa, nên ngay sau đó "cây thông Nô-en" hiện ra; đến đây tất niên em nhớ đến đã có một thời em được đón giao thừa như thế, khi bà em còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.

- Các mộng tưởng lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en gắn với thực tế. Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa... thuần túy chỉ là mộng tượng. Hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời cũng thuần túy chỉ là mộng tưởng mà thôi.

3. Một cảnh thương tâm

- Em bé tội nghiệp. Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, chỉ có mẹ em và bà em là thương yêu em, nhưng đều đã qua đời. Cha em vì quá nghèo khổ nên đã đối xử với em thiếu tình thương; khách qua đường chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em nên em chẳng bán được bao diêm nào; những người nhìn thấy thi thể em vào sáng mồng một Tết cũng lạnh lùng như thế.

- Trong cái xã hội thiếu tình thương, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này với tất cả niềm thông cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnh... CHính tình thương yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm. Nhưng rõ ràng truyện Cô bé bán diêm và phần kết của truyện này là "một cảnh thương tâm".

@207383@@207480@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực.

- Diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc.

- Sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về số phận bất hạnh nhưng luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

2. Nội dung

Nhà văn đã đưa đến cho chúng ta một sự đồng cảm, lòng thương xót trước số phận của trẻ thơ bất hạnh.

@207670@