Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam.

- Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

- Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Ngắm trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

b. Bố cục

- Phần 1: (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

- Phần 2: (2 câu sau): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.

@317925@@318007@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

- Vọng nguyệt (hay đối nguyệt, khán minh nguyệt) là một thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng; có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mĩ mãn, mười phần thú vị. Người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, Hồ Chí Minh đã ngắm trong trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù! Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đày đọa, vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt cuẩ cái nhà tù tàn bạo, dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống "khác loài người" - phi nhân loại đích sinh hoạt - làm sao phù hợp với việc thưởng trăng! Làm sao có rượu và hoa để thưởng trăng!.

- Hai câu thơ đầu có thể hiểu: trước cảnh đêm trăng quá đẹp, Hồ Chí Minh bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những nặng nề về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.

- Câu thơ thứ hai có cái xốn xang, cái bối rối rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Câu thơ cho thấy rõ tâm hồn nghệ sĩ đích thực của Người. Mà trong tù thì biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự và vì vậy mà càng bứt rứt, bối rối. Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là một người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên  đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.

@318065@@318208@

2. Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng

- Cả hai câu đều thấy giữa nhânnguyệt (ngoài trời) có song sắt nhà tù chắn ở giữa. Nhưng người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng, tức là để giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa mộng giữa trời.

- Đây không phải là một cuộc vượt ngục về tinh thần duy nhất của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để tìm đến vầng trăng tri kỉ. Trong bài Trung thu, Bác cũng để "lòng tho vời vợi mảnh trăng thu" (Tâm tùy thu nguyệt cộng du du).

- Và vầng trăng trong bài Ngắm trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả ngời và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau và say đắm. Cấu túc đối của hai câu chữ Hán đã làm nổi bật "tình cảm song phương" đều mãnh liệt của cả người và trăng. Tất nhiên, đây là biện pháp nhân hóa của nghệ thuật, nhưng đã cho thấy với Bác Hồ, trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm tri kỉ từ lâu.

- Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ - thi sĩ ấy. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn say người; ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau.

-> Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗ rệp, ghẻ lở,... của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà thù, để tâm hồn bay bổng tìm đến "đối diện đàm tâm" với vầng trăng tri âm. Bài thơ chính là minh chứng sinh động cho hai câu thơ Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật kí trong tù: "Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao".

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.

- Ngôn ngữ lãng mạn.

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

2. Nội dung

Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy, có thể nói, đằng sau những câu thơ rất thơ đó là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.

@318343@