Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu)

Nội dung lý thuyết

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyên Hồng tên đầy đủ là Nguyễn Nguyên Hồng (1918 - 1982).

- Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ, người "dưới đáy" xã hội. 

- Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.

- Các tác phẩm của ông: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1983), Những ngày thơ ấu ( hồi kí, 1938), Trời xanh (tập thơ, 1960), Cửa biển ( bộ tiểu thuyết gồm 4 tập : Sóng ngầm - 1961, Cơn bão đã đến - 1967, Thời kì đen tối - 1973, Khi đứa con ra đời - 1976),....

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

"Trong lòng mẹ" trích từ truyện ngắn Những ngày thơ ấu (1938) là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả.

b. Bố cục

- Phần 1: (Từ đầu đến "người ta đến hỏi chứ?") : Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hống; ý nghĩa và cảm xúc của chú bé về người mẹ bất hạnh.

- Phần 2: (Còn lại) : Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.

@201504@@201572@

II. Đọc - hiểu văn bản 

1. Nhân vật người cô trong cuộc hội thoại với chú bé Hồng

- Tâm địa độc ác cảu người cô theo trình tự các bước ngày càng lộ rõ:

Bước 1: "Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

    -  Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?"

- Điều đáng chú ý ở đây là người cô cười hỏi chứ không phải là lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi, lại càng không phải âu yếm hỏi. Lẽ thường, câu hỏi đó sẽ được trả lời có, nhất là đối với chú bé vốn dĩ thiếu thốn tình thương ấp ủ. Nhưng vốn nhạy cảm, nặng tình thương yêu và trong lòng kính mến mẹ, chú bé Hồng lập tức "nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch" của người cô. Vì thế, chú cúi đầu không đáp.

- Bước 2: Không để tình thương yêu và lòng kính mến mẹ " lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến", chú bé Hồng đã ứng đối rất thông minh, đầy tự tin: "Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về". Cuộc đối thoại tưởng chững sẽ chấm dứt sau câu trả lời có vẻ "bất cần" mà thực ra đầy suy nghĩ ấy.

- Nhưng không ! Người cô nào đã chịu buông tha!

- Bà ta luôn hỏi, giọng vẫn ngọt: "Sao lại không vào? Mợ mày phát trài lắm, có như dạo trước đâu !". Cùng với giọng nói "ngọt', bình thản mà mỉa mai ấy là hai con mắt long lanh nhìn chằm chặp đưa nhìn chú bé. Điều này chứng tỏ người cô cứ muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Rồi dù chú bé đã im lặng cúi đầu, khóe mắt đã cay cay, bà ta vẫn tiếp tục "tấn công". Cái cử chỉ "liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng" lúc ấy mới giả dối, mới độc ác làm sao! " Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và cho thăm em bé chứ." Đến câu này người nói không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ. quả không gì cay đắng bằng khi vết thương lòng bị người khác - lại là chính cô mình - cứ săm soi hành hạ. "Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Bà ta quả là cay nghiệt, cao tay trước chú bé đáng thương và bị động. 

- Bước 3: Cho đến khi chú bé phẫn uất, nức nở, nước mắt ròng ròng rớt xuống, rồi "cười dài trong tiếng khóc" hỏi lại... người cô vẫn chưa chịu buông tha. Đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa như bị gai cào, muối xả của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô: "Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe". Tình cảnh túng quẫn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ chú bé được người cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt.

- Cử chỉ vỗ vai, nhìn vào mặt đứa cháu rồi đổi giọng làm ra nghiêm nghị của người cô sau đó thực ra là thay đổi đấu pháp tấn công. Dường như đã đánh đến miếng đòn cuối cùng - khi thấy đứa cháu tức tưởi, phẫn uất đến đỉnh điểm - bà ta mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Đến đây, sự giả dối, thâm hiểm mà trơ trẽn của người cô được phơi bày toàn bộ.

=> Có thể thấy được bản chất của nhân vật người cô: lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đó là một hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

@201629@

2. Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của chú

a. Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô

- Mới đầu nghe cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ "cúi đầu không đáp" đến "cũng đã cười và đáp lại cô tôi" là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Bới cú nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô mình nên không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Đến khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của người cô đã trắng trợn phơi bày ở lời nói thứ ba thì lòng đau đớn, phẫn uất của chú bé không còn nén nổi: "Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ". Cái "cười dài trong tiếng khóc" để hỏi lại sau đó thể hiện sự kìm nén nỗi đau xót, tức tuoir đang dâng lên trong lòng.

- Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng lên đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Nguyên Hồng đã bộ lộ lòng căm tức tột cũng ở những giây phút này bằng các chi tiết đầy ấn tượng. Lời văn lúc này dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh mẽ: "Cô tôi chưa dút câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".

b. Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.

- Chú bé Hồng đuổi theo chiếc xe với các cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ, chú bé đã "òa lên khóc rồi cứ thế nức nở". Giọt nước mắt lần này khác hẳn với lần trước (khi trả lời người cô): dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.

- Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mệ cùng những rung động vô cùng tinh tế. Nó tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng, vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử...

- Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.

@201703@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộ lộ cảm xúc.

+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn nhiều khi mê say khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào.

2. Nội dung

Bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.