Nội dung lý thuyết
- Trần Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam.
- Quê quán: làng Quang Xán, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước.
- Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II…
- Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát…
a. Xuất xứ
“Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải.
b. Bố cục:
- Phần 1: (8 câu đầu): Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li.
- Phần 2: (20 câu tiếp): Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi.
- Phần 3: (8 câu cuối): Lời tao gửi sự nghiệp cứu nước cho con.
Đây là lời trăng trối của người cha với người con trước giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh đau thương nước mất, nhà tan. Nó nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Phù hợp với nội dung này là một giọng thơ lâm li, thống thiết, nhiều lời cảm thán.
- Bối cảnh không gian: Cuộc chia lia diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút: ải Bác, mây sầu, gió thảm, hổ hét, chịm kêu,... Biên ải là nơi tận cùng của đất nước. Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi chi biệt vĩnh viễn với Tổ quốc, quê hương. Tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại cnagf như giục cơn sầu trong lòng người. Sức gợi cảm là ở đó, cho nên dù từ ngữ có cũ mòn, ước lệ, nó vẫn tạo được không khí chung cho toàn bài, mà cũng không phải chỉ là không khí của thời Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi đâu, không khí thời những năm 20 của thế kỉ XX nào có khác gì!.
- Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: 4 câu tiếp theo là máu và lệ "Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước... Con ơi! Con nhớ lấy lời cha khuyên". Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu, nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tinhd chuyện trả thù nhà, đền nợ nước. Đối với cha con, tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và đều tột cùng đau đớn, xót xa: nước mất, nhà tan, cha con li biệt... Co nên máu và lệ hòa quyện là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn nào cả.
- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng như thế, lời khuyên của cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.
- Tác giả nhập vai người trong cuộc - một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết - để miêu tả hiện tình đất nước và kể tội ác của quân xâ lược, cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết, làm xúc động tâm can người đọc. Hơn thế, người đọc những năm 20 của thế kỉ XX cũng là những nạn nhân vong quốc, sẽ dễ dàng cảm nhận như nỗi đau của chính mình, bởi hiện tình đất nước bấy giờ cũng vậy mà thôi. Cũng một lũ "khác giống" tàn bạo đang gây nên biết bao "thảm họa xương rừng máu sông", biết bao cảnh "xiêu tán hao mòn" như thế. Sức truyền cảm của đoạn thơ tự sự trước hết là ở đó.
- Xen kẽ những dòng tự sự là những lời cảm thán. Những từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh, sâu: kẻ sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm,...
- Tầm cỡ nỗi đau thương này, một nỗi đau thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả trời đất. Giọng điệu thơ nhờ thế mà trở nên lâm li, thống thiết, xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn này là sở trường của Trần Tuấn Khải, nó có sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó.
- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn) là để kích thích, hun đúc cái ý chí "gánh vác" của con người, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm:
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
1. Nghệ thuật
Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thống thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.
2. Nội dung
Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.