Bức tranh của em gái tôi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
❤ ~~ Yến ~~ ❤

tâm trạng của người anh trong văn bản'' Bức tranh của em gái tôi'' khi xem bức chân dung của chính mình như thế nào? Qua văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân.

MÌNH CẦN GẮP!!!!!!!!!

Nguyễn Linh
19 tháng 1 2018 lúc 8:00

- Tâm trạng của người anh trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi " là :

Khi đứng trước bức tranh của em gái trong phòng trưng bày, người anh có tâm trạng "thoạt tiên là ngỡ ngàng" vì hết sức bất ngờ trước việc cô em gái vẽ chân dung anh trai để dự thi ; điều đó thể hiện tình cảm rất sâu sắc của cô em gái đối với người anh trong khi lâu nay, người anh đã tự tạo ra một khoảng cách với cô em gái. Tiếp theo là sự "hãnh diện", đó là tâm trạng của người được thấy mình trong tranh, bức tranh được treo ở chỗ trang trọng giữa phòng trưng bày để bao nhiêu người nhìn ngắm, mà hình ảnh trong tranh lại đẹp đến mức hoàn hảo với khuôn mặt "như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Nhưng cuối cùng lại là sự "xấu hổ", bởi vì soi vào bức tranh ấy, người anh đã nhận ra những hạn chế của mình, đặc biệt là lòng tự ái, do đó đã thấy mình không xứng với bức chân dung tuyệt đẹp như thế.

Nguyễn Linh
19 tháng 1 2018 lúc 8:01

- Qua văn bản , bài học được rút ra là :

Cần vượt lên lòng tự ái của bản thân để thực sự vui mừng và quý trọng trước tài năng hay thành công của người khác. Chỉ có như vậy mới không đánh mất đi những tình cảm chân thành và biết vươn lên tự khẳng định bằng giá trị, năng lực của chính mình.

Đạt Trần
19 tháng 1 2018 lúc 13:49

Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa

Đạt Trần
19 tháng 1 2018 lúc 13:49

...Khi thấy em gái tự chế màu vẽ, người anh tỏ ý xem thường và đặt cho em gái biệt danh là Mèo. Người anh có tâm trạng không vui khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. Mọi người ai cũng xúc động, mừng rõ' và ngạc nhiên thì em cảm thấy buồn hơn và cảm nhận được sự thua kém của mình khi không ai thèm đế ý đến mình. Từ đó, em cảm thấy không thề nào chơi thân với em gái được nữa bởi em vốn coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi như các em.

Khi nhận ra nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của em gái là mình, người anh ban đầu ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ. Em ngõ' ngàng vì không nghĩ rằng trong con mắt em gái, hình ảnh của mình lại toàn mĩ đến thế; sau những gì mình đối xử với em gái, em gái vẫn có cái nhìn hết sức hoàn hảo về mình. Từ sự ngỡ ngàng đó, người anh chuyển sang hãnh diện. Hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh, mà còn chính vì tâm hồn cao thượng và lòng vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề Anh trai tôi là hình ảnh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lèn từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chísự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính lòng vị tha và lòng mong ước của em gái đã làm cho người anh chuyển từ hãnh diện sang xấuliổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng trong thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em, ngay trong cách đối xử và những suy nghĩ của em về em gái cũng không được như vậy. Người anh đã nhận ra những khuyết điếm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.

Như vậy có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thế hiện tính cách nhân vật của tác giả.

Mai Hoàng Ngọc Hân
22 tháng 1 2018 lúc 10:35

-Xúc động,ngạc nhiên ->ngỡ ngàng ->tự hào ->xấu hổ

-Cần vượt lên lòng tự ái của bản thân để thực sự vui mừng trước tái năng hay thành công củ người khác. Chỉ có vậy mới ko đánh mất đi nhửng tình cảm chân thành và tự vươn lên khẳng định bằng giá trị, năng lực của mình.

Đoàn Hải Anh
23 tháng 2 2018 lúc 20:54

- Tâm trạng của nv người anh:

+ Ngỡ ngàng: không ngờ người trong tranh là mình

+ Hãnh diện: vì mình đẹp, hoàn hảo

+ Xấu hổ: vì thấy mình không xứng đáng

+ Không trả lời mẹ -> lặng im -> anh đã thức tỉnh: nhận ra phần hạn chế của mình, hiểu được tấm lòng bao dung, độ lượng của em.

-> Rút ra bài học: Cần vượt lên lòng tự ái của bản than để thực sự vui mừng và quý trọng trước tài năng thành công của người khác. Chỉ có như vậy mới không đánh mất đi những tình cảm chân thành và biết vươn lên tự khẳng định bằng giá trị, năng lực của chính mình.😜😜😜hihi


Các câu hỏi tương tự
Quốc bảo
Xem chi tiết
Xem chi tiết
nguyendokhanhlinh
Xem chi tiết
Đạt Trần Quốc
Xem chi tiết
duyên nguyễn thị
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Lê Đức tài
Xem chi tiết
play line
Xem chi tiết
Vũ Khánh Phương
Xem chi tiết