Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Lam Ly

Lập dàn ý: tả hồ Tây( quận Tây Hồ, Hà Nội).

Thiên Dương
8 tháng 8 2017 lúc 13:08

Mở bài.
- Giới thiệu chung về Hồ gươm
2/ Thân bài.
- Giới thiệu vị trí của Hồ Gươm.( Nằm giữa thủ đô Hà nội, thuộc quận Hoàn Kiếm …)
- Giới thiệu những sự kiện có liên quan đến tên Hồ, đặc biệt chú ý tới truyện: Truyền thuyết Hồ Gươm.
- Giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của các công trình kiến trúc văn hoá quanh Hồ Gươm. (chủ yếu Tháp rùa và Đền Ngọc Sơn)
- Giới thiệu cây và Hoa quanh Hồ Gươm. ( Chủ yếu là những loại cây gì?)
- Hồ gươm thường được tổ chức các lễ hội nào? (thuộc về văn hoá, thê thao …)
- Hồ Gươm có những nét đặc sắc nghệ thuật nào được cộng đồng quốc tế cúng như nhân dân Việt Nam ca ngợi.
- Hồ Gươm được thê hiện như thế nào trong thơ ca nói chung.
3/ Kết bài.
Suy nghĩ và niềm tự hào của bản thân, của dân tộc về Hồ Gươm.

Thiên Dương
8 tháng 8 2017 lúc 13:10

tả nước sông tn này : Tả nc sông

a) Buổi sáng
+ Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dờn, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua.
+ Hai bên bờ sông là hai hàng dừa nước, thấp thoáng vài mái nhà.
+ Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa, người và xe cộ đã bắt đầu tấp nập.
+ Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa.
b) Buổi chiều
+ Thủy chiều rút nước sông rút.
+ Lòng sông hẹp lại.
+Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.

Nguyễn Mai Linh
8 tháng 8 2017 lúc 14:55
Dàn ý​


1/Mở bài.
- Giới thiệu chung về Hồ gươm.
2/ Thân bài.
- Giới thiệu vị trí của Hồ Gươm.( Nằm giữa thủ đô Hà nội, thuộc quận Hoàn Kiếm …)
- Giới thiệu những sự kiện có liên quan đến tên Hồ, đặc biệt chú ý tới truyện: Truyền thuyết Hồ Gươm.
- Giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của các công trình kiến trúc văn hoá quanh Hồ Gươm. (chủ yếu Tháp rùa và Đền Ngọc Sơn)
- Giới thiệu cây và Hoa quanh Hồ Gươm. ( Chủ yếu là những loại cây gì?)
- Hồ gươm thường được tổ chức các lễ hội nào? (thuộc về văn hoá, thê thao …)
- Hồ Gươm có những nét đặc sắc nghệ thuật nào được cộng đồng quốc tế cúng như nhân dân Việt Nam ca ngợi.
- Hồ Gươm được thê hiện như thế nào trong thơ ca nói chung.
3/ Kết bài.
Suy nghĩ và niềm tự hào của bản thân, của dân tộc về Hồ Gươm.

Nguyễn Mai Linh
8 tháng 8 2017 lúc 14:57
Bài tham khảo đây​

Ở Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hồ Gươm - nằm giữa lòn Thử đô.

Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ như một tấm gương khổng lồ, xanh biếc. Xung quanh, có những cây liễu như các cô gái yểu điệu xoã mái tóc dài soi bóng xuống nước. Chính giữa hồ là Tháp Rùa được phủ một lớp rêu phong cổ kính. Bên cạnh đó là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong như con tôm dẫn du khách vào đến Ngọc Sơn . Hồ còn rực rỡ hơn nữa vào những ngày lễ tết. Buổi sáng, các gia đình thường đến đây để lên cầu Thê Húc chụp ảnh, vào đền Ngọc Sơn lễ cầu sức khoẻ, hạnh phúc. Các em bé được bố mẹ diện cho những bộ váy, quần áo rất xinh chạy nhảy quanh Tháp Bút. Chiếc Tháp xây bằng đá nghiêng lên bầu trời xanh. Nó như viết thêm trang sử cho Thủ Đô Hà Nội. Buổi tối, hàng cây ven hồ bừng sáng bởi những chiếc đèn lồng treo trên cành. Những chiếc đèn đó soi xuống mặt nước như muôn ngàn vì sao lấp lánh. Sát mặt nước, người ta bố trí các bóng đèn màu sắc sặc sỡ. Hoa, cờ và khẩu hiệ được treo ở khắp nơi. Quang cảnh của ngày lễ thật sôi nổi.

Không chỉ những vậy, hồ còn đẹp theo từng mùa . Mùa xuân, cây cối đâm trồi nảy lộc. Ông mặt trời chiếu nhữg tia nắng xuống làm thời tiết thật ấm áp và dễ chịu. Mùa hè, những cây phượg vĩ, bằng lăng nở hoa tuyệt đẹp. Mùa thu, mặt hồ phẳng lặng, ko 1 gợn sóng. Bầu trời cao, xanh thẳm, thời tiết mát mẻ. Mùa đông, vào buổi sáng , hơi nước bốc lên tạo ra một màn sương mù mỏng, nhìn từ xa trông thật huyền ảo.

Hồ Gươm gắn liền với sự tích vua Lê hoàn gươm cho rùa vàng. Hồ còn là nơi thu hút nhiều khách tham quan du lịch đến với Thủ đô. Tôi thật tự hào khi là một công dân Hà Nội !

~ Chúc bạn học tốt ~!

Mai Hà Chi
8 tháng 8 2017 lúc 20:05

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Đó là bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp của Hồ Tây, Hà Nội. Chắc ai đến Hà Nội đều đã du ngoạn cảnh Hồ Tây! Đó là một cảnh đẹp làm tôi vô cùng yêu thích cũng như bao du khách đến đây.

Có thể gọi Hồ Tây là một bức hoạ tuyệt vời với bao truyền thuyết thời xa xưa. Ở nơi này có một cái gì đó mà sao thiêng liêng, cổ kính và dệt nên phong cảnh hữu tình đến như vậy? Lòng người dạo cảnh khẽ xốn xang với những gì đã đi vào thời huyền sử xa xưa ghi lại bằng trang sử hào hùng của dân tộc ta. Đất nước ta tươi đẹp lắm mà cũng nên thơ lắm. Mỗi nơi là một cảnh đẹp, như Hồ Tây chẳng hạn. Đền Quan Thánh ở phía Bắc có vị thần oai dũng trấn giữ.

Có đến mới biết Tây Hồ bao gồm một loạt đền miếu, chùa chiền với lối kiến trúc thời vua chúa, hoàng gia nên rất độc đáo, có sắc thái nghệ thuật phong phú. Chẳng phải thế mà ai đên đây cũng bị lôi cuốn bởi vẻ hấp dẫn làm xao động lòng người, gieo lại trong họ bao ấn tượng sâu đậm về một Tây Hồ như vậy. Cứ đi dọc theo bờ hồ mặt dường Thanh Niên, nếu là vào hè thì sẽ thấy một màu tím ngắt của hoa bằng lăng, cũng làm dịu đi cái nắng gắt của thần Mặt trời. Chùa xưa có tên là chùa Khai Quốc từ thời vua Lí Nam Đế, tức là chùa mở nước, nay gọi là chùa Trấn Quốc. Mọi người đến Tây Hồ không chỉ để ngắm cảnh mà còn đến với tấm lòng thành kính. Nếu để ý, ta sẽ thấy ở mỗi gốc cây trong chùa đều có vài nén hương của du khách như tỏ lòng thành. Hồ Trúc Bạch nước êm đềm. Hàng liễu rủ thướt tha. Cây cối um tùm, tươi tốt, che rợp bóng. Lại thêm mấy gốc si già, gốc đa cổ kính rêu phong như từng chứng kiến huyền thoại dệt nên truyền thuyết về kinh đô Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tiếp đến là đình Yên Phụ. Mái tam quan cũng cách chẳng bao xa. Mái chùa cong, rêu phong phủ kín, còn ẩm hơi sương đêm.

Thế mới biết, mọi người nói chẳng sai chút nào. Hồ Tây quả là đẹp thật! Và vẽ cảnh quan Tây Hồ sẽ đẹp đến mức nào? Hẳn là sẽ tuyệt vời lắm. Đi theo bờ hồ, ta gặp nhiều đình, chùa nữa như là chùa Bà Đanh, chùa Thiên Niên... Đó vẫn còn là những nét cuốn hút du khách thập phương về.

Tôi mới đến Hồ Tây một lần thôi nhưng vẻ đẹp đã để lại trong tôi một cảm xúc khó quên. Nhiều người còn bảo Hồ Tây thực là “danh bất hư truyền”. Sao nghe mà hay đến vậy, chân thành đến vậy. Năm tháng sẽ qua đi nhưng Hồ Tây sẽ vẫn còn in đậm trong lòng người Hà Nội nói riêng và bao du khách khắp nơi nói chung.

~ Chúc bn học tốt!~



Nguyễn Mai Linh
8 tháng 8 2017 lúc 14:58

nhớ tick ủng hộ mk nha haha

Mai Hà Chi
8 tháng 8 2017 lúc 20:10

“Hồ Tây sóng xô huyền thoại xưa
Hồ Tay sánh bên du thuyền lướt sóng
Xa xa thoáng như trâu vàng còn in bóng đâu đây”

Ai đi xa mà chẳng nhớ về Hà Nội, nhớ cái nồng nàn hoa sữa Nguyễn Du, nhớ đài nghiên Tháp bút hùng vĩ, hương vị phố cổ Hà Thành…. Nhưng tôi nhớ nhất, yêu nhất là Hồ Tây. Nhắc đến Hồ Tây không thể không nhắc đến vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo của nó, nhất là mùa thu. Mùa thu, bầu trời như một chiếc dù xanh, cứ theo gió mà bay lên cao mãi. Không khí mát mẻ và trong lành. Khi ông mặt trời đã vươn vai thức dậy, Hồ Tây khoác trên mình chiếc áo lụa đào thướt tha, duyên dáng. Ven hồc các cụ già ngồi trò chuyện, ngâm thơ xen lẫn tiếng nhạc tập thể dục nhộn nhịp. Trên những vòm cây xanh rì, những cô ca sĩ cất lên những tiếng hát trong trẻo, phá tan không gian yên bình cùng với làn sonwg mờ ảo . Những tia năng dễ thương mặc bộ đồng phục màu vàng hoe kéo ông mặt trời lên cao khi buổi trưa đến. Hồ Tây vẫn mang trên mình màu của cái làn nước trong xanh, mát rượi. Chiều, Hồ Tây đắm mình vào một vẻ nên thơ kì lạ mà không sao quên được. Có thể nói, hòn của Hồ Tây chính là cái hơi thở của sự yên bình, thơ mộng xen lẫn cái hiện đại, trẻ trung. Ngồi bên hồ thưởng ngoạn, vừa trò chuyện tâm sự cùng bạn bè trong làn gió dịu dàng thì còn gì bằng? Ai chưa đến đây xin hãy thử một lần rồi bạn sẽ nhớ mãi không quên !!!

๖ۣۜMạnh ๖ۣۜChâu
10 tháng 8 2017 lúc 17:52

Mở bài.
- Giới thiệu chung về Hồ gươm.
2/ Thân bài.
- Giới thiệu vị trí của Hồ Gươm.( Nằm giữa thủ đô Hà nội, thuộc quận Hoàn Kiếm …)
- Giới thiệu những sự kiện có liên quan đến tên Hồ, đặc biệt chú ý tới truyện: Truyền thuyết Hồ Gươm.
- Giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của các công trình kiến trúc văn hoá quanh Hồ Gươm. (chủ yếu Tháp rùa và Đền Ngọc Sơn)
- Giới thiệu cây và Hoa quanh Hồ Gươm. ( Chủ yếu là những loại cây gì?)
- Hồ gươm thường được tổ chức các lễ hội nào? (thuộc về văn hoá, thê thao …)
- Hồ Gươm có những nét đặc sắc nghệ thuật nào được cộng đồng quốc tế cúng như nhân dân Việt Nam ca ngợi.
- Hồ Gươm được thê hiện như thế nào trong thơ ca nói chung.
3/ Kết bài.
Suy nghĩ và niềm tự hào của bản thân, của dân tộc về Hồ Gươm.

Nguyễn Đức Thắng
23 tháng 8 2018 lúc 9:09

Từ ngàn xưa , Hồ Tây- một cảnh đẹp vô cùng nổi tiếng , là viên ngọc xanh lung linh giữa lòng Thủ đô - đã bao lần đi vào thơ ca nhạc họa . Thực vậy , mấy ai đến thăm Hồ Tây mà không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của hồ khi mùa hè tới.Buổi sáng, Hồ Tây thật tuyệt vời .Những đám mây trắng nhẹ nhàng , bồng bềnh trôi như những chú cừu được một vị thần nào đó thả dong. Vậy là buổi trưa đã đến ! Trời nắng như đổ lửa , đường phố không còn một bóng người . Khi thành phố đã lên đèn , cả một cung điện lung linh hiển hiện dưới mặt nước phẳng lặng. Gió mơn man đưa vào khí quản của con người cái mùi hơi tanh nồng, mặn mòi của cá khi mùa hạ sang.Hàng ngàn năm trôi qua, hàng vạn sự thay đổi nhưng vẫn cứ như vậy , Hồ Tây luôn an nhiên nằm giữa lòng Hà Nội ngàn năm văn hiến, trường cửu cùng năm tháng, sống mãi với tuổi thơ tôi.



“Hồ Tây sóng xô huyền thoại xưa
Hồ Tay sánh bên du thuyền lướt sóng
Xa xa thoáng như trâu vàng còn in bóng đâu đây”

Ai đi xa mà chẳng nhớ về Hà Nội, nhớ cái nồng nàn hoa sữa Nguyễn Du, nhớ đài nghiên Tháp bút hùng vĩ, hương vị phố cổ Hà Thành…. Nhưng tôi nhớ nhất, yêu nhất là Hồ Tây. Nhắc đến Hồ Tây không thể không nhắc đến vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo của nó, nhất là mùa thu. Mùa thu, bầu trời như một chiếc dù xanh, cứ theo gió mà bay lên cao mãi. Không khí mát mẻ và trong lành. Khi ông mặt trời đã vươn vai thức dậy, Hồ Tây khoác trên mình chiếc áo lụa đào thướt tha, duyên dáng. Ven hồc các cụ già ngồi trò chuyện, ngâm thơ xen lẫn tiếng nhạc tập thể dục nhộn nhịp. Trên những vòm cây xanh rì, những cô ca sĩ cất lên những tiếng hát trong trẻo, phá tan không gian yên bình cùng với mặt sông mờ ảo . Những tia năng dễ thương mặc bộ đồng phục màu vàng hoe kéo ông mặt trời lên cao khi buổi trưa đến. Hồ Tây vẫn mang trên mình màu của cái làn nước trong xanh, mát rượi. Chiều, Hồ Tây đắm mình vào một vẻ nên thơ kì lạ mà không sao quên được. Có thể nói, hòn của Hồ Tây chính là cái hơi thở của sự yên bình, thơ mộng xen lẫn cái hiện đại, trẻ trung. Ngồi bên hồ thưởng ngoạn, vừa trò chuyện tâm sự cùng bạn bè trong làn gió dịu dàng thì còn gì bằng? Ai chưa đến đây xin hãy thử một lần rồi bạn sẽ nhớ mãi.

Nguyễn Đức Thắng
23 tháng 8 2018 lúc 9:10

Bài làm tham khảo

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Đó là bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp của Hồ Tây, Hà Nội. Chắc ai đến Hà Nội đều đã du ngoạn cảnh Hồ Tây! Đó là một cảnh đẹp làm tôi vô cùng yêu thích cũng như bao du khách đến đây...

Có thể gọi Hồ Tây là một bức hoạ tuyệt vời với bao truyền thuyết thời xa xưa. Ở nơi này có một cái gì đó mà sao thiêng liêng, cổ kính và dệt nên phong cảnh hữu tình đến như vậy? Lòng người dạo cảnh khẽ xốn xang với những gì đã đi vào thời huyền sử xa xưa ghi lại bằng trang sử hào hùng của dân tộc ta. Đất nước ta tươi đẹp lắm mà cũng nên thơ lắm. Mỗi nơi là một cảnh đẹp, như Hồ Tây chẳng hạn. Đền Quan Thánh ở phía Bắc có vị thần oai dũng trấn giữ.

Có đến mới biết Tây Hồ bao gồm một loạt đền miếu, chùa chiền với lối kiến trúc thời vua chúa, hoàng gia nên rất độc đáo, có sắc thái nghệ thuật phong phú. Chẳng phải thế mà ai đên đây cũng bị lôi cuốn bởi vẻ hấp dẫn làm xao động lòng người, gieo lại trong họ bao ấn tượng sâu đậm về một Tây Hồ như vậy. Cứ đi dọc theo bờ hồ mặt dường Thanh Niên, nếu là vào hè thì sẽ thấy một màu tím ngắt của hoa bằng lăng, cũng làm dịu đi cái nắng gắt của thần Mặt trời. Chùa xưa có tên là chùa Khai Quốc từ thời vua Lí Nam Đế, tức là chùa mở nước, nay gọi là chùa Trấn Quốc. Mọi người đến Tây Hồ không chỉ để ngắm cảnh mà còn đến với tấm lòng thành kính. Nếu để ý, ta sẽ thấy ở mỗi gốc cây trong chùa đều có vài nén hương của du khách như tỏ lòng thành. Hồ Trúc Bạch nước êm đềm. Hàng liễu rủ thướt tha. Cây cối um tùm, tươi tốt, che rợp bóng. Lại thêm mấy gốc si già, gốc đa cổ kính rêu phong như từng chứng kiến huyền thoại dệt nên truyền thuyết về kinh đò Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tiếp đến là đình Yên Phụ. Mái tam quan cũng cách chẳng bao xa. Mái chùa cong, rêu phong phủ kín, còn ẩm hơi sương đêm.

Thế mới biết, mọi người nói chẳng sai chút nào. Hồ Tây quả là đẹp thật! Và vẽ cảnh quan Tây Hồ sẽ đẹp đến mức nào? Hẳn là sẽ tuyệt vời lắm. Đi theo bờ hồ, ta gặp nhiều đình, chùa nữa như là chùa Bà Đanh, chùa Thiên Niên... Đó vẫn còn là những nét cuốn hút du khách thập phương về.

Tôi mới đến Hồ Tây một lần thôi nhưng vẻ đẹp đã để lại trong tôi một cảm xúc khó quên. Nhiều người còn bảo Hồ Tây thực là “danh bất hư truyền”. Sao nghe mà hay đến vậy, chân thành đến vậy. Năm tháng sẽ qua đi nhưng Hồ Tây sẽ vẫn còn in đậm trong lòng người Hà Nội nói riêng và bao du khách khắp nơi nói chung.


Các câu hỏi tương tự
kẻ dấu mặt
Xem chi tiết
Lê Thanh Giang
Xem chi tiết
Lê Thị Mai Phượng
Xem chi tiết
duc ngyuen doan
Xem chi tiết
Best Friend Forever
Xem chi tiết
Ngoc Bao
Xem chi tiết
MavellNasuki
Xem chi tiết
Qynh Nqa
Xem chi tiết
Xem chi tiết