Sơn Tinh Thủy Tinh:“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
Bánh chưng bánh giầy:Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta
Mẹ hiền dạy con:
- Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
+ Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp
+ Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành
+ Thương con nhưng không nuông chiều mà ngược lại rất kiên quyết
- Truyện nêu vai trò, sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người
Con Hổ có nghĩa:Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người
Sự tích Hồ Gươm:Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
Cây Bút Thần:Truyện “Cây bút thần” là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người
Bánh chưng bánh giầy
Ý nghĩa: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và tục làm hai loại bánh trong ngày Tết, đề cao lao động và nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Sự thật lịch sử: nhân vật Hùng Vương, tục làm bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh
Ý nghĩa: giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt xưa. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Sự thật lịch sử: núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Tây), hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm.
Sự tích hồ Gươm
Ý nghĩa: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Sự thật lịch sử: tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. Tên địa danh thật: hồ Tả Vọng, hồ Gươm, Lam Sơn. Thời kỳ lịch sử có thật: khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
mk chỉ bt 3 cái thôi
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:
Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta. Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.SƠN TINH THỦY TINH
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.
Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.
Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.
MẸ HIỀN DẠY CON
Người mẹ sinh thành nuôi dưỡng và có ảnh hướng rất lớn đến con cái, mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền đại diện cho những người mẹ biết cách dạy con. Bà thay đổi chỗ ở nhiều lần cho đến khi phù hợp với người còn đây là cách dạy con hiệu quả và nhanh tiến bộ.
Mẹ thầy Mạnh Tử dạy con tính trung thực, thật thà. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử với mọi người. Truyện Mẹ hiền dạy con còn nói lên vị trí của môi trường sống xung quanh sẽ ảnh hướng rất lớn đối với sự phát triển nhân cách trẻ em, đồng thời còn nêu bật vai trò người mẹ trong việc dạy bảo con cái thành người.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
- Truyện Sự tích Hồ Gươm nhằm giải thích cho tên gọi hiện nay của Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
- Ca ngợi cuộc chiến chống giặc ngoại xâm là cuộc chiến chính nghĩa của Lê Lợi, thể hiện mong ước sống trong hòa bình của nhân dân.
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi giúp đất nước giành được độc lập, nhân dân sống ấm no, hạnh phúc.
CÂY BÚT THẦN
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắp thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công.
Tác giả muốn mượn chuyện loài vật (loài hổ) như muốn nói về đối nhân xử thế giữa con người với nhau.
– Câu chuyện Con hổ có nghĩa tác giả xưa như muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống nên biết trước biết sau, có ơn cần trả và luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình.