Những nội dung chính của băng hình về chim:
*Vịt:
- Vịt có đời sống ở cạn, thích nghi với lối sống bơi và kiếm ăn ở dưới nước. Khi còn nhỏ, vịt con sống thành đàn với sự chăm sóc và bảo vệ của vịt mẹ. Vịt bơi được một phần là nhờ chân có màng bơi rộng nối liền 3 ngón chân trước với nhau. Vịt con mới sinh chưa có lông ống, chỉ có lông tơ. Chỉ được một vài ngày tuổi, vịt đã bắt đầu làm quen với môi trường sống dưới nước. Với bộ lông đặc biệt không thấm nước vịt có thể tự do bơi lội tìm kiếm thức ăn. Trong trứng của vịt có nhiệt độ thích hợp koảng 26 độ C, phôi phát triển rất nhanh từ chất dinh dưỡng lấy từ noãn hoàng và được bao bọc bởi lớp màng chứa mạch máu. Đến ngày thưa 18, 19, hầu hết các cơ quan đều được hình thành. Sau khoảng 30 ngày, phôi phát triển hoàn chỉnh thành con non. Nó dùng mỏ của mình tự phá vỡ lớp vỏ chui ra ngoài. Vịt con vừa chui ra ngoài trông giống như một nắm nhung có sự sống với bộ lông ướt.
- Khi vịt trời dạy con làm quen với cuộc sống mới, vịt mẹ thả mình từ trên thân cây cao xuống những đám lá khô dưới mặt đất. Từ trong hốc cây, theo bản năng những chú vịt con dũng cảm thi nhau bắt chước động tác của mẹ. Khi rơi xuống, chúng di chuyển rất nhanh theo mẹ đi kiếm ăn.
* Ngỗng trời: Với khối lượng cơ thể nặng nề, những chú ngỗng trời cất cánh hết sức khó khăn.
* Chim cánh cụt: Chúng có thể di chuyển trên bề mặt băng tuyết và cũng có thể bơi và lặn lâu dưới nước để tìm bắt cá. Do có cánh dài, khỏe , có lông ngắn, dày và không thấm nước nên chúng có thể làm vậy. Động tác di chuyển trên tuyết rất nặng nề vì đôi chân quá ngắn và phải sản sinh ra lực thật nhanh. Tuy nhiên, chim cánh cụt cũng đã tìm ra một cách thích nghi tối ưu, đó là đi lệch người sang hai bên. Ở điều kiện lạnh giá, chim cánh cụt có cách thích nghi riêng. Con non được mẹ che chở, tránh không tiếp xúc với băng tuyết bằng cách hai chân đặt lên đôi chân của chim mẹ, được cơ thể mẹ ủ ấm. Chim cánh cụt sống thành bầy lớn để cùng nhau chống chọi với sự lạnh giá.
* Chim ruồi: Đây là thành viên nhỏ nhất trong thế giới loài chim với kích thước chỉ là 7,5 cm tính từ mỏ đến đuôi. Mình chỉ bằng một con ong. Chim ruồi có thể bay tới, bay lui hoặc đứng yên trên không trung, đập cánh cực nhanh khoảng 80 lần/giây.
* Đà điểu:
- Đà điểu Phi là loài đà điểu lớn nhất hiện tồn tại. Thành viên lớn nhất của đàn có thể cao tới 3m, nặng 135 kg, chạy nhanh hơn ngựa. Chúng có chân cao, to, khỏe, có từ 2 đến 3 ngón; cánh ngắn, yếu. Chúng hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tínhchajynhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.
- Đà điểu Úc là loài lớn thứ hai về kích thước, cao tới 2m, nặng 60 kg. Đây là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng.
- Sự di chuyển của chim
- Cách kiếm ăn của chim
- Sự sinh sản của chim
Mình nhìn vào Sgk-147, 148 nên không biết đúng hay sai
CHÚC BẠN HỌC TỐT Kiên NT !!!!!!!!!!!