NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC

Đức Minh

Câu hỏi hay, 4 GP cho ai trả lời đúng :

Khi ta bỏ một viên C sủi (Vitamin C) dạng hình tròn vào một cốc nước đầy. Quan sát hiện tượng ta thấy :

+ Thoạt đầu khi bỏ viên C sủi vào ly nước, viên sủi chìm xuống đáy ly và có hiện tượng sủi bọt từ viên C sau đó viên C tan từ từ trong nước.

+ Sau một thời gian ngắn (khi viên sủi gần tan hết) thì bắt đầu nổi lên từ từ và sau cùng là nổi bằng với mặt thoáng của ly nước.

Bằng các kiến thức vật lí và hóa học hãy giải thích tại sao có hiện tượng này ? (Dùng kiến thức lớp 8 và lớp 9).

Rachel Gardner
22 tháng 9 2017 lúc 17:05

Khi ta cho viên sủi vào nước:

- Thoạt đầu khi bỏ viên C sủi vào ly nước, viên sủi chìm xuống đáy ly và có hiện tượng sủi bọt từ viên C sau đó viên C tan từ từ trong nước.Vì:

+ Vật lí: Viên sủi có tỉ trọng lớn hơn so với nước. Khi bỏ vào nước, viên thuốc sủi bọt ngay nhưng nó vẫn chìm vì tổng lực đẩy Acsimet và lực nâng của các bọt khí nhỏ hơn trọng lượng viên thuốc (lực quán tính khi thả viên thuốc vào cốc nước mình không tính vì dù bạn có thả thật nhẹ nhàng thì viên thuốc vẫn chìm).

+ Hóa học: Trong viên sủi có hai thành phần là bột NaHCO3 và bột axit citric( axit trong chanh). Khi cho viên sủi vào nước thì sẽ tạo ra 2 dd natri hidrocacbonat và axit citric., chúng tác dụng với nhau tạo ra khí CO2 (đó là H2CO3 thủy phân tạo ra CO2 và nước), nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.

- Sau một thời gian ngắn (khi viên sủi gần tan hết) thì bắt đầu nổi lên từ từ và sau cùng là nổi bằng với mặt thoáng của ly nước. Vì:

+ Vật lí: Khi thuốc tan gần hết, viên thuốc đủ mỏng, lực nâng của các bọt khí sẽ lớn hơn hiệu của trọng lực và lực đẩy Acsimet (lực đẩy Acsimet và trọng lực sẽ tỉ lệ với thể tích viên thuốc, còn lực nâng của các bọt khí lại tỉ lệ với diện tích bề mặt mà khi viên sủi nhỏ lại, thể tích sẽ giảm nhanh hơn so với diện tích bề mặt nhiều lần => điều mình nói)

\(\Rightarrow\) Viên sủi bắt đầu nổi lên từ từ và sau cùng là nổi bằng với mặt thoáng của ly nước.

+ Lí do viên thuốc sủi mình đã nói ở trên.

Hết, mình cạn lời...

Bình luận (0)
Hoang Thiên Di
22 tháng 9 2017 lúc 17:05

- Trong viên sủi chứa Natrihiđrocacbonat (NaHCO3) và một ít axit xitric ( C6H8O7 )

+ NaHCO3 là chất tạo sủi có tính kiềm , tan trong nước . Khi hòa tan vào nước sẽ xảy ra phản ứng , tạo bọt khí CO2 sủi tăm thoát ra . Viên sủi tan giần

PTHH : C6H8O7 + 3NaHCO3 -> 3H2O + 3CO2 \(\uparrow\)+ Na3C6H5O7

ý sau không biết làm ...

Bình luận (1)
Đức Hiếu
22 tháng 9 2017 lúc 16:59

Bài này chắc liên quan đến sự nổi với lực đẩy Acsimét :v

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
22 tháng 9 2017 lúc 17:25

+ Sau một thời gian ngắn (khi viên sủi gần tan hết) thì bắt đầu nổi lên từ từ và sau cùng là nổi bằng với mặt thoáng của ly nước.

Lúc đầu tỉ trọng riêng của viên sủi lớn hơn nước nên nó chìm.
Khi sủi, ngoài đa số bọt sủi thoát ra và nổi lên vẫn còn không ít bọt khí dính lại trên viên sủi làm giảm tỉ trọng viên sủi và nó nổi lên từ từ.
Người ta dùng nguyên lý này để trục vớt những chiếc tàu bị chìm.
Tàu ngầm muốn nổi lên trên cũng áp dụng nguyên lý tương tự.
******************************
Đúng, nó sủi bọt ngay từ lúc chạm vào nước. Nhưng các bọt khí thoát ra khỏi viên sủi thì nó đã "bỏ của chạy lấy người" và nổi lên một mình nó. Còn có những bọt khí "đờ-mi" không nỡ bỏ chủ vẫn bám lại. Chính những đệ tử trung thành này đã làm viên sủi nổi lên. Và khi ta ném viên sủi vào nước thì lực quán tính "chìm xuống" vẫn còn. Khi các bọt khí trung thành ở lại tập hợp vừa đủ để làm giảm tỉ trọng thì nó bắt đầu nổi lên từ từ.
Trái dừa khi rớt xuống nước nó vẫn phải chìm xuống trước khi nổi lên đấy thôi!
*****************************
Tóm lại khi lượng bọt khí "ở lại" bám vào viên sủi đủ nhiều thì viên sủi nổi lên. Bỏ qua quán tính.
Nếu nghĩ rằng viên sủi tan bớt thì nó sẽ nhẹ bớt thì cây đinh 1 g sẽ nổi còn cục sắt 1 tấn phải chìm!

Bình luận (0)
Nhật Minh
22 tháng 9 2017 lúc 17:36

Sao vậy nhỉ ?????

Bình luận (0)
Kẻ Ẩn Danh
22 tháng 9 2017 lúc 17:46

Mk mong mk học lớp 8,9 để bt câu trả lời này !!!

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Phương Hoa
22 tháng 9 2017 lúc 20:06

Tiếc là em chưa học lớp 8-lớp 9 nên em không biết câu trả lời

Bình luận (0)
Trần Khởi My
22 tháng 9 2017 lúc 20:40

vừa ms vô lp 8 luôn hihi

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Dương
23 tháng 9 2017 lúc 8:35

oholần đầu tiên thấy lớp Hóa Lý

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Yến Linh
Xem chi tiết
Pham Van Tien
Xem chi tiết
Pham Van Tien
Xem chi tiết
Pham Van Tien
Xem chi tiết
Pham Van Tien
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Sử-20143899
Xem chi tiết
Pham Van Tien
Xem chi tiết
Thùy Trang Trần
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
Xem chi tiết