Bài viết số 2 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Minh Anh

Cảm nghĩ về cây lúa

Thảo Phương
15 tháng 10 2016 lúc 19:36

Cảnh tượng  về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.

            Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.

            Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với  đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà... cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: " Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông  nhất nông nhì sĩ" Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng  si mê cây lúa từ bao giờ  không biết.

            Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra... xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ  ấy tan ra  nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày  nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như  gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:

-Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)

Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn  của tụi trẻ con chúng tôi.

            Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba  đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.

            Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ  cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô  hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.

            Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.

            Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.

            Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.

            Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền  ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.

            Ba thường bảo tôi:

-Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!

            Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi  tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.

Kẹo dẻo
15 tháng 10 2016 lúc 19:46

Việt Nam vốn là nước có nền văn minh nông nghiệp,vì thế hình ảnh cây lúa trở lên gần gũi,quen thuộc và có ích với cuộc sống con người.Cây lúa gắn bó gần gũi với người nông dân,đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc bao đời nay. Đi khắp các miền quê có lẽ hình ảnh đẹp nhất chính là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.Cây lúc trồng ngày nay có nguồn gốc từ cây lúa hoang,mọcven sông suối hay các thung lũng,xuất hiện từ thời nguyên thủy ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.Sau đó con người thấy được hạt thóc hạt gạo đã mang về trồng và dần dần thành lúa trồng ngày nay.Việt Nam là 1 cái nôi của nền văn minh lúa nước.Cây lúa xuất hiện đầu tiên ở ven sông hồng. Cây lúa ban đầu là hạt thóc giống đc người nông dân gieo trên đồng,mọc lên thành những cây mạ.Sau đó người nông dân đem mạ ra những chân ruộng trũng đã được cầy bừa kĩ với nước vừa phải.Chỉ vài ba ngày m bén rễ va bắt đầu sinh trưởng.Khoảng một tháng,lúa đã lên xanh tốt rồi có đòng,đòng trổ lên thành bông lúa.Lúa thuộc họ thân mềm,lá dài,hạt có vỏ bọc ngoài.Lúa cũng là cây nhiệtđới,ưa giồng dưới nước,ưa nhiệt độ cao.Thân lúa mảnh mọc từng khóm,lá nhọn sắc như lưỡi kiếm nhỏ vươn lên đón ánh mặt trời.Rễ lúa là rễ chùm bám sâu vào lòng đất,gợi sự cần cù chịu khó như phẩm chất của người nông dân suốt đời tần tảo, 1nắng 2 sương.Bông lúa lúc mới trổ có màu xanh,hạt lép,sau đó mới căng dần.Thấm thoát độ mười ngày không ra thăm đồng bông lúa đã khác hẳ.Thấm thoát đôi mươi ngày không ra thăm đồng là người nông dân xoay đi nỗi vất vả.Dân gian có câu:"ba tháng trồng cây,bằng một ngày trồng quả".Để chỉ cây lúa dù có xanh tốt đến đâu trong suốt 3 tháng sinh trưởng cũng không quan trọng bằng thành quả lúc gặt hái để mang đc những hạt lúc chín vàng về nhà,nếu không may mất mùa thì đó là 1 nỗi buồn lớn cho người nông dân. Dựa vào đặc điểm hạt thóc người ta chia thành gạo nếp và tẻ.Trong họ nếp lại có nhiều giống như nếp cái,nếp hoa vàng,Trong họ lúa tẻ lại có nhiều giống như tẻ đỏ,tẻ thơm Q5,302.Dựa vào đặc điểm thích nghi của các giống lúa như lúa nước lúa cạn.Lúa nước là giống đc trồng phổ biến ở nước ta.Người Việt Nam có hai ddb` lớn là ddb` sông hồng và ddb` sông Cửu Long.Hạt thóc chế biến thành gạo là nguồn lương thúc chính trong đời sống con người.ngoài ra nó còn phục vụ xuất khẩu.Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giớ,sau Thái Lan.từ hạt gạo người ta chế ra nhiều loại bánh rất ngon.Nó còn cungcấp cho ngành công nhiệp nhẹ như rượu,bia,thực phẩm.Lúa còn làm thức ăn cho động vật hay thân lúa lợp nhà,bện ổ....từ htaj gạo con người làm ra bánh chưng,bánh dày,làm nên hương vị tết cổ truyền,một phong tục đẹp ăn vào đời sống dân tộc Việt Nam.Bông lúa là biểu tượng cho tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước ASEAN,tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước,cũng như gợi tình cảm quê hương với những người xa sứ.cây lúa còn gắn với các lễ hội:hội xuống đồng,lễ cúng cơm mới,.Cây lúa còn đi vào thơ ca nhạc họa.Có không ít các bài hát bài thơ ca ngợi về cây lúa,cũng như ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước,thể hiện niềm tự hào và tình yêu nước:

                                "Việt Nam đất nước ta ơi

                  Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn".

Cây lúa gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam.Tuổi thơ những đứa trẻ lớn lên ở
àng quê đều gắn bó với cây lúa.Đó là những buổi chiều hè chăn trâu,thả diều,bắt dế trên cánh đồng lúa hay có hi còn giúp đỡ cha m trong việc đồng áng.Hình ảnh chú bé ngồi lưng trâu thổi sáo mãi là hình ảnh đẹp và mang nặng hồn quê non nước. Cây lúa ưa sống trong môi trường nước nên phải thường xuyên giữ ẩm và nước trong ruộng từ 3-5cm.Phải thường xuyên thăm đồng,phát hiện kịp thời 1 số bệnh như sâu ăn lúa sâu cuốn lá,khô vằn...diệt trừ các loại sâu hại,bón phân theo qui định.Khi thu hoạch cần nhẹ nhàng,hạt lúa cần được phơi,sấy khô va bảo quảntốt thì gạo mới ngon. Xã hội phát triển ngày càng hiện đại hơn,ngành công nghiệp ngày càng lớn mạnh,những cánh đồng lúa càng thu hẹp lại thế nhưng cây lúa mãi mãi là loạicây có giá tri trong đời sống cật chất tinh thần người Việt Nam.Giá trị ý nghĩa của nó không thể thay đổi bởi hạt gạo nuôi sống con người Việt Nam

Linh Phương
15 tháng 10 2016 lúc 20:02

Từ xa xưa, rất lâu rồi hình ảnh cây lúa nặng trĩu hạt vào mùa thu hoạch đã là biểu tượng của người nông dân, từ đồng bằng đến vùng núi, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu dâu cũng có bóng dáng của họ hàng nhà chị lúa. Một nhà thơ đã từng viết:

” Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Cây lúa đã gắn bó với người nông dân Việt Nam từ bao  đời nay, thân thuộc như người thân không thể thiếu của gia đình. Thật tuyệt vời biết bao, thứ mà nuôi chúng ta khôn lớn không phải ai khác mà là chính chị lúa cần cù sớm trưa. Với thân hình mảnh mai, cao, gầy, chất đẹp của người con gái, chị đã làm bao họ hàng nhà cây khác phải ghen tị với một người sắc nước hương trời, giúp ích cho bao con người Việt Nam. Lá lúa dài, mảnh và sắc, khi còn thì con gái lá có màu xanh tươi trẻ, tràn trề nhựa sống, còn khi già rồi, lá lúa có mùa vàng bội thu, lúc lúa còn non, lá lúa có lòng nhỏ, gọi là đòng đòng. Có nhiều loại lúa: lúa nếp, lúa tẻ…thuyết minh về cây lúa Việt Nam.

Từ lúc lúa còn non bác nông dân đã thường xuyên chăm sóc, diệt sâu bọ, phân bón cho cây. Lúa lớn hơn một chút, họ thường tát nước để cây có đủ chất dinh dưỡng, họ thường phun các loại phân lân, phân kali, phân đạm…, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ mỗi năm có nhiệm vụ mùa nối tiếp nhau thay cho lúc trước chỉ có hai vụ, vụ chiêm và vụ thu. Người nông dân Việt Nam từ xa xưa đã sống dựa vào cây lúa, lúa là hạt ngọc của trời, tinh hoa của đất trời Việt. Cây lúa cho gạo nuôi sống con người Việt. Các cụ đời xưa đã nói ” Hàng trăm thứ ngon vật la vẫn không sánh bằng hạt gạo nhà ta đâu”, gạo nuôi sống con người và còn phục vụ bộ đôi cu Hồ trên chiến trường gian khổ, những cô gái thanh niên xung phong đã chở hàng tấn gạo bằng xe đạp thồ, vượt qua bao rừng sâu đẻ tiếp tế lương thực cho bộ đội.

Ngoài ra, gạo không những nuôi sống con người mà còn làm được nhiều thứ bánh ngon, bổ dưỡng. Gạo nếp là một thành phần vô cùng quan trọng trong bánh chưng, bánh dày, hai loại bánh truyền thống của người dân Việt Nam mỗi khi đến dịp Tết Nguyên Đán.

Lúa nếp non còn làm nên bánh cốm – loại bánh thể hiện sự thanh lịch của người Tràng An xưa, trong những ngày lễ gia tiên, ngày rằm, người ta thường lấy gạo nếp đồ xôi để cúng ông bà tổ tiên, gạo còn làm được nhiều  bánh như bánh giò, bánh khúc, bánh đa,..

Nói chung gạo là thực phẩm không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nếu không có gạo thì văn hóa Việt nam  khó có thể phong phú và giàu bản sắc dân tộc.

Cây lúa là một biểu tượng đặc trưng của người dân Việt nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay và cũng gắn bó với tuổi thơ của chúng tôi qua những bài văn về cây lúa. Có lẽ tôi và bao nhiêu người Việt nam khác sẽ không bao giờ quên được hương vị của hạt gạo đã nuôi sống chúng tôi từng ngày.

Từ khóa tìm kiếm:

Cây lúa, văn thuyết minh về cây lúa, bài văn hay thuyết minh về cây lúa Việt Nam, tả cây lúa Việt Nam.

Lê Phú
20 tháng 10 2017 lúc 15:44

Trong số những loại cây trồng thì lúa là loại cây rất gắn bó với con người Việt Nam. Lúa được trồng khắp nơi ở đất nước ta, trên những cánh đồng rộng bạt ngàn. Từ hàng ngàn năm nay, cây lúa là nguồn sống, cũng là người bạn tâm giao của người nông dân.

Lúa là loại cây thân cỏ. Thân lúa ngắn, chỉ dài khoảng năm đến sáu mươi xăng - ti - mét . Lá lúa dài, cong. Khi lúa chưa chín, cây có lá xanh mướt, tràn trề sức sống. Còn khi lúa chín, lá lúa vàng, từng bông lúa uốn trĩu vì nặng, đợi người nông dân đến gặt mang về. Thân và lá lúa làm cho ta cảm giác lúa rất mảnh dẻ và yếu đuối. Lúa được trồng khắp nơi trên dất nước ta. Không chỉ ở đồng bằng, ở miền núi còn có lúa nương, những ruộng bậc thang trồng lúa trên các sườn núi. Tuy phải trồng trọt, chăm sóc vất vả nhưng cây lúa không phụ công người. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Tất cả chúng ta đều sống bằng nguồn lương thực chính là gạo. Thật không thể tưởng tượng đời sống chúng ta sẽ ra sao khi không có cây lúa. Rồi những thứ bánh, ngon lành, gắn bó với người Việt Nam được làm từ gạo của cây lúa. Những chiếc bánh vô cùng thân thuộc của dân tộc. Đặc biệt bánh chưng, bánh giầy, những thứ bánh có ý nghĩa quan trọng để cúng trong dịp lễ Tết cùng có thành phần chính từ gạo. Lúa thật vô cùng quan trọng. Lúa cung cấp cho chúng ta từ món ăn đến nguyên liệu làm kinh tế. Lúa thật không thể thiếu với người Việt Nam ta.

Không chỉ có vai trò về vật chất mà quan trọng hơn còn là ý nghĩa của lúa đối với đời sống tinh thần tình cảm của người dân. Trải qua bao nhiêu năm tháng, cây lúa vẫn rất gắn bó với người Việt Nam. Lúa đã trở thành biểu tượng của người nông dân. Ta đã dâng lên cha ông mình sản vật quý nhất là cây lúa. Và cả những món ăn dân tộc đặc sắc hay các thức bánh đều từ lúa mà ra. Những thức ăn đó mang đậm hương vị cánh đồng, làng quê Việt Nam, gợi ta nhớ đến quê hương. Nó cũng là niềm tự hào của chúng ta đối với toàn thế giới. Du khách đến Việt Nam mà không thưởng thức các món ăn như bánh, bún, phở... thì chưa là đến Việt Nam, chưa hiểu đặc sắc văn hoá Việt Nam. Chính cây lúa đã tạo nên nét đặc sắc đó, đặc sắc của ẩm thực dân tộc. Cây lúa gắn với kí ức tuổi thơ của tôinhững ngày rong chơi thả diều trên những cánh đồng lúa xanh ngắt một màu khiến chúng tôi sẽ không quên những kỉ niệm đẹp ấy.

Người dân Việt Nam từ bao đời nay đã luôn coi cây lúa là bạn. Cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cây lúa luôn bên cạnh người Việt Nam. Đi đâu xa quê, xa đất nước, mỗi khi nghĩ về cây lúa, trong chúng ta lại dâng lên một cảm giác nhớ quê hương. Cây lúa chính là biểu trưng của con người và đất nước Việt Nam.



Lưu Hạ Vy
15 tháng 10 2016 lúc 19:34

Cảm nhận về cây lúa

Việt Nam vốn là nước có nền văn minh nông nghiệp,vì thế hình ảnh cây lúa trở lên gần gũi,quen thuộc và có ích với cuộc sống con người.Cây lúa gắn bó gần gũi với người nông dân,đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc bao đời nay. Đi khắp các miền quê có lẽ hình ảnh đẹp nhất chính là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.Cây lúc trồng ngày nay có nguồn gốc từ cây lúa hoang,mọcven sông suối hay các thung lũng,xuất hiện từ thời nguyên thủy ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.Sau đó con người thấy được hạt thóc hạt gạo đã mang về trồng và dần dần thành lúa trồng ngày nay.Việt Nam là 1 cái nôi của nền văn minh lúa nước.Cây lúa xuất hiện đầu tiên ở ven sông hồng. Cây lúa ban đầu là hạt thóc giống đc người nông dân gieo trên đồng,mọc lên thành những cây mạ.Sau đó người nông dân đem mạ ra những chân ruộng trũng đã đc cầy bừa kĩ với nước vừa phải.Chỉ vài ba ngày mja bén rễ va bắt đầu sinh trưởng.Khoảng một tháng,lúa đã lên xanh tốt rồi có đòng,đòng trổ lên thành bông lúa.Lúa thuộc họ thân mềm,lá dài,hạt có vỏ bọc ngoài.Lúa cũng là cây nhiệtđới,ưa giồng dưới nước,ưa nhiệt độ cao.Thân lúa mảnh mọc từng khóm,lá nhọn sắc như lưỡi kiếm nhỏ vươn lên đón ánh mặt trời.Rễ lúa là rễ chùm bám sâu vào lòng đất,gợi sự cần cù chịu khó như phẩm chất của người nông dân suốt đời tần tảo, 1nắng 2 sương.Bông lúa lúc mới trổ có màu xanh,hạt lép,sau đó mới căng dần.Thấm thoát độ mười ngày không ra thăm đồng bông lúa đã khác hẳ.Thấm thoát đôi mươi ngày không ra thăm đồng là người nông dân xoay đi nỗi vất vả.Dân gian có câu:"ba tháng trồng cây,bằng một ngày trồng quả".Để chỉ cây lúa dù có xanh tốt đến đâu trong suốt 3 tháng sinh trưởng cũng không quan trọng bằng thành quả lúc gặt hái để mang đc những hạt lúc chín vàng về nhà,nếu khôngmay mất mùa thì đó là 1 nỗi buồn lớn cho người nông dân. Dựa vào đặc điểm hạt thóc người ta chia thành gạo nếp và tẻ.Trong họ nếp lại có nhiều giống như nếp cái,nếp hoa vàng,Trong họ lúa tẻ lại có nhiều giống như tẻ đỏ,tẻ thơm Q5,302.Dựa vào đặc điểm thích nghi của các giống lúa như lúa nước lúa cạn.Lúa nước là giống đc trồng phổ biến ở nước ta.Người VN có hai ddb` lớn là ddb` sông hồng và ddb` sông cửu lon.Hạt thóc chế biến thành gạo là nguồn lương thúc chính trong đời sống con người.ngoài ra nó còn phục vụ xuất khẩu.VN là nước xuất khẩu gạo đứng t2 trên TG,sau Thái Lan.từ hạt gạo người ta chế ra nhiều loại bánh rất ngon.Nó còn cungcấp cho ngành công nhiệp nhẹ như rượu,bia,thực phẩm.Lúa còn làm thức ăn cho động vật hay thân lúa lợp nhà,bện ổ....từ htaj gạo con người làm ra bánh chưng,bánh dày,làm nên hương vị tết cổ truyền,một phong tục đpẹ ăn vào đời sống dân tộc Vn.Bông lúa là biểu tượng chotình đoàn kết hữu nghị giữa các nước ASEAN,tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước,cũng như gợi tình cảm quê hương với những người xa sứ.cây lúa còn gắn với các lễ hội:hội xuống đồng,lễ cúng cơm mới,.Cây lúa còn đi vào thơ ca nhạc họa.Có không ít các bài hát bài thơ ca ngợi về cây lúa,cũng như ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước,thể hiện niềm tự hào và tình yêu nước: "VN đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn". Cây lúa gắn bó lâu đời với người dân Vn.Tuổi thơ những đứa trẻ lớn lên ở làng quê đều gắn bó với cây lúa.Đó là những buổi chiều hè chăn trâu,thả diều,bắt dế trên cánh đồng lúa hay có hi còn giúp đỡ cha mejtrong việc đồng áng.Hình ảnh chú bé ngồi lưng trâu thổi sáo mãi là hình ảnh đẹp và mang nặng hồn quê non nước. Cây lúa ưa sống trong môi trường nước nên phải thường xuyên giữ ẩm và nước trong ruộng từ 3-5cm.Phải thường xuyên thăm đồng,phát hiện kịp thời 1 số bệnh như sâu ăn lúa sâu cuốn lá,khô vằn...diệt trừ các loại sâu hại,bón phân theo qui định.Khi thu hoạch cần nhẹ nhàng,hạt lúa cần được phơi,sấy khô va bảo quảntốt thì gạo mới ngon. Xã hội phát triển ngày càng hiện đại hơn,ngành công nghiệp ngày càng lớn mạnh,những cánh đồng lúa càng thu hẹp lại thế nhưng cây lúa mãi mãi là loạicây có giá tri trong đời sống cật chất tinh thần người VN.Giá trị ý nghĩa của nó không thể thay đổi bởi hạt gạo nuôi sống con người VN

 

Kẹo dẻo
15 tháng 10 2016 lúc 19:41

Cảnh tượng  về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.

            Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.

            Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với  đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà... cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: " Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông  nhất nông nhì sĩ" Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng  si mê cây lúa từ bao giờ  không biết.

            Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra... xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ  ấy tan ra  nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày  nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như  gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:

-Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)

Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn  của tụi trẻ con chúng tôi.

            Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba  đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.

            Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ  cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô  hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.

            Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.

            Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.

            Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.

            Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền  ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.

            Ba thường bảo tôi:

-Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!

            Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi  tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.


Các câu hỏi tương tự
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết
Heo Rypa
Xem chi tiết
Trần Quốc Huy
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Vương thanh tâm
Xem chi tiết