Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Trương Hiền

biểu cam về bài thơ cảnh khuy

Trúc Giang
12 tháng 12 2019 lúc 9:25

1/ Mở bài

- Giới thiệu sơ về bài thơ (tên bài thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác)

2/ Thân bài

a/ Phân tích câu thơ 1, 2

- Giữa sự tĩnh lặng của đêm khuya tiếng suối chảy róc rách đã hiện như thế nào ?

- Tác dụng của phép so sánh Tiếng suối - tiếng hát

- Bức tranh mà Bác vẽ qua các câu thơ

+ Tuy chỉ có 2 màu đối lập đen - trắng nhưng hiện lên sống động, có đường nét, hình khối, đa dạng

+Điệp từ ''lồng'' có tác dụng gì ?

b/ Phân tích 2 câu thơ cuối

- Bác đã cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn

- Điệp từ ''chưa ngủ'' được nhắc lại 2 lần như 1 bản lề khép mở 2 tâm trạng ở 1 con người:

+ Tâm trạng của 1 người nghệ sĩ: vì cảnh vật đẹp nên ko nỡ đi ngủ

+ Tâm trạng của 1 người chiến sĩ vì lo cho nỗi nươc nhà, lo cho vận mệnh của đất nước

3/Kết bài

- Bài thơ đã thể hiện điều gì ?

- Giờ đây Bác đã đi xa nhưng nhân dân Việt Nam luôn nhớ đến Bác qua các hình ảnh nào ?

P/S: Bài tự làm bn tham khảo !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
12 tháng 12 2019 lúc 10:30

Tham khảo:

Thơ đôi khi không cần nhiều từ ngữ, chỉ vài dòng ngắn thôi cũng đủ tạc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai. Đọc bài thơ "Cảnh khuya" của Bác Hồ kính yêu, chỉ vẹn vẻn có bốn dòng thơ bảy chữ nhưng khiến cho dòng cảm xúc trong ta mãi không chịu ngừng suy tư.

Bài thơ này được Bác sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt năm 1947 nhưng ngay từ câu mở đầu bài thơ, người đọc đã ấn tượng mạnh với khung cảnh thiên nhiên được vẽ ra trước mắt bằng một cảm quan hết sức thi sĩ. Điều đầu tiên mà người đọc nhận ra đó là âm thanh của tiếng suối được cảm nhận hết sức tinh tế:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Ngay từ nhan đề bài thơ ta cũng có thể đoán ra được không gian trong bài, đó vào thời gian đã về đêm và có lẽ không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh đến mức Người cảm nhận tiếng suối chảy xiết nghe du dương, lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa. Tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng, cảm giác như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng này. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Côn Sơn ca)

Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Chỉ một từ "xa" thôi cũng đủ gợi sự rộng lớn hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc nhưng cũng chính nó mở ra một núi rừng hoang vu, xa vắng tiếng người.

Từ âm thanh xa gần của tiếng suối, điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ với:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Điệp từ "lồng" xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã "xà" xuống thế gian, lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, vào bóng cổ thụ. Phải chăng nhìn từ tán cổ thụ, trăng treo trên cao như hạ xuống, đậu lên tán, thậm chí đan cài vài tán, bóng trăng cũng vì thế mà lồng vào bóng lá, bóng hoa, tạo nên những bóng đen, bống trắng như muôn vàn hình hoa trên mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng và hình ảnh con người đến lúc này mới lộ diện:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn còn chưa ngủ, bóng Bác đổ dài theo ánh trăng in xuống lồng vào bóng hoa, bóng trăng, tưởng chừng chính cảnh khuya đang vẽ nên chân dung Bác trong đêm không ngủ. Nhưng Bác không ngủ không phải là để thưởng trăng cũng không phải để nghe "tiếng suối trong như tiếng hát" kia mà là vì Bác có những trăn trở về một sự nghiệp vĩ đại:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Người chưa ngủ vì lo cho nước, lo cho dân, lo cho những chiến sĩ, lo cho cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Hình ảnh ấy của Người thật đẹp, thật rạng rỡ, phần nào tưởng còn phát ánh hào quang mạnh hơn cả chính bóng trăng đang vẽ chân dung Người.

Sóng Hồng đã từng nói: "Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng". Người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự xếp sắp vần và con chữ mà còn bằng cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, khắc vào lòng người ta những ấn tượng khó phai. Và có lẽ đó là tất cả những gì mà ta có thể cảm thấy trong bài "Cảnh khuya". Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời khắc vào lòng những ấn tượng về một tượng đài có sức sống vĩnh hằng.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Jeon JungKook
12 tháng 12 2019 lúc 22:05

Em xin phép được làm cách từng đoạn ra ạ. Vì dài ạ

I. Mở bài:

1. Dẫn dắt: Giới thiệu chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà cách mạng vĩ đại, vừa là nhà thơ lớn. Bác đã có rất nhiều tác phẩm văn chương.

2. Nêu cảm nhận chung:

- Bài thơ "Cảnh khuya" được sáng tác vào năm 1947 trong thời kì đầu chống Pháp khi Bác đang hoạt động ở Việt Bắc.

- Bài thơ đã để lại trong em những ấn tượng vô cùng sâu sắc bởi tác phẩm đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bởi người chiến sĩ cách mạng yêu thiên nhiên sâu biếc, yêu nước cháy bỏng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Jeon JungKook
12 tháng 12 2019 lúc 22:08

III. Kết bài:

1. Ấn tượng chung về bài thơ: ngắn gọn, súc tích đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm được tấm lòng yêu nước sâu nặng cháy bỏng của Bác. Qua bài thơ em càng thấy yêu kính và tôn trọng Bác,...

2. Bài học liên hệ thấm thía về lề sống gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thành Trung Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
Thị Lý Hà
Xem chi tiết
thuy
Xem chi tiết
HânPhan
Xem chi tiết
Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
Dương Lê
Xem chi tiết
Tiểu Thư Họ Dương
Xem chi tiết