Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bức tranh của em gái tôi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê

3. Văn bản "Bức tranh của em gái tôi" (Tạ Duy Anh):

- Em hãy trình bày diễn biến tâm lý của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình? Vì sao người anh lại có tâm lý đó?

- Nhân vật cô em gai Kiều Phương gợi cho em suy nghĩ gì?

- Em hãy lí giải tâm trạng của người anh qua đoạn trích sau ở phần cuối truyện:

" – Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”."

......Lá......
5 tháng 6 2020 lúc 22:46

- Em hãy lí giải tâm trạng của người anh qua đoạn trích sau ở phần cuối truyện:

" – Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”."

+ Đầu tiên, người anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta.

+ Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình.

+ Cuối cùng là tâm trạng hãnh diện vì có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn đẹp đến vậy.

+ Nhưng cũng chính vào lúc ấy, sự xấu hổ lại từ từ xâm chiếm lấy người anh vì những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Người anh còn giận chính mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì.

=> Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh.

- Cuối văn bản, câu nói của người anh: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." chính là lúc người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận rằng mình không được đẹp như người trong tranh.

=> Đầu tiên là sự ghen tị, xa lánh; sau đó bản thân người anh thấy được sự kém cỏi trong nhân cách của bản thân và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người em.


......Lá......
5 tháng 6 2020 lúc 22:50

- Em hãy trình bày diễn biến tâm lý của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình?

- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên

- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.

- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.

......Lá......
5 tháng 6 2020 lúc 22:43

- Nhân vật cô em gái Kiều Phương gợi cho em suy nghĩ gì?

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình. Vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu? – Không hồn nhiên thì sao có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà Mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”, “Mèo mà lại! Em không phá là được…”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu: – Này, em không để chúng nó yên được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đây còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ giấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi! con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.. Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế, khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng. Một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không…? – Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư? Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Có thể nói, thành công của truyện ngắn không chỉ ở việc xây dựng nhân vật người anh mà nhân vật Kiều Phương “Mèo” với tấm lòng nhân hậu, vừa đời thường vừa rất cổ tích đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Nét đẹp ấy ta có thể bắt gặp thật nhiều trong cuộc sống, nó làm cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu, đáng quý.


Các câu hỏi tương tự
Phương Hà
Xem chi tiết
Vũ Khánh Phương
Xem chi tiết
Hoàng Phương
Xem chi tiết
Hoàng Đức Minh
Xem chi tiết
Hoàng Phương
Xem chi tiết
Giang Thần
Xem chi tiết
Truong Thiên Phúc
Xem chi tiết
Jennifer Cute
Xem chi tiết
Nguyễn Bùi Quỳnh Anh
Xem chi tiết