Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Phương
Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 0:46

Câu 14: 

$x=(5-1)^2+2=18$

Đáp án C.

Câu 15:

$BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{3^2+4^2}=5$ (cm) theo định lý Pitago.

$AH=\frac{2S_{ABC}}{BC}=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{3.4}{5}=2,4$ (cm)

Đáp án B.

Câu 16:

Xem lời giải tại đây:

https://hoc24.vn/cau-hoi/tu-giac-abcd-noi-tiep-duong-tron-duong-kinh-ad-co-ab-bc-43cm-cd-4cm-ban-kinh-duong-tron-ngoai-tiep-tu-giac-abcd-la-cm.77966292898

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 0:51

Câu 17:

\(\frac{2m}{m^2+1}-1=\frac{-(m-1)^2}{m^2+1}< 0\) nên hàm số nghịch biến trên R.

Do đó khẳng định C đúng.

Câu 18:

$x^4-3x^2-4=0$

$\Leftrightarrow (x^2-4)(x^2+1)=0$

$\Rightarrow x^2-4=0$

$\Rightarrow x=\pm 2$

Đáp án A.

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 0:54

Câu 19:

Kẻ $OH\perp AB$. Do tam giác $OAB$ cân tại $O$ nên $OH$ đồng thời là đường phân giác và trung tuyến.

$\widehat{AOH}=\frac{120^0}{2}=60^0$
$AH=\sin 60^0. OA=\frac{R\sqrt{3}}{2}$

$AB=2AH=R\sqrt{3}$

Đáp án D.

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 0:56

Câu 20:

Để pt có 3 nghiệm phân biệt thì PT $x^2-2x+m=0$ có 2 nghiệm phân biệt khác $-1$

Điều này xảy ra khi:

\(\left\{\begin{matrix} (-1)^2-2(-1)+m\neq 0\\ \Delta'=1-m>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m< 1\\ m\neq -3\end{matrix}\right.\)

Đáp án D.

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 1:01

Câu 1:

a) 

\(\left\{\begin{matrix} x+2y=12\\ 3x-y=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+2y=12\\ y=3x-1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+2(3x-1)=12\\ y=3x-1\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=2\\ y=5\end{matrix}\right.\)

HPT có nghiệm $(x,y)=(2,5)$

b) 

\(P=\left[\frac{\sqrt{x}(3-\sqrt{x})}{(3+\sqrt{x})(3-\sqrt{x})}+\frac{2x}{(3-\sqrt{x})(3+\sqrt{x})}\right]:\left[\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-3)}-\frac{2(\sqrt{x}-3)}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-3)}\right]\)

\(=\frac{3\sqrt{x}+x}{(3+\sqrt{x})(3-\sqrt{x})}:\frac{6-\sqrt{x}}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-3)}=\frac{\sqrt{x}}{3-\sqrt{x}}.\frac{\sqrt{x}(\sqrt{x}-3)}{6-\sqrt{x}}=\frac{x}{\sqrt{x}-6}\)

 

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 1:05

Câu 2:

a) Với $m=1$ thì pt trở thành:

$x^2+x-6=0$

$\Leftrightarrow (x-2)(x+3)=0$

$\Rightarrow x=2$ hoặc $x=-3$
b) 

$\Delta=(m-2)^2+24>0$ với mọi $m$ thực nên pt luôn có 2 nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ với mọi $m\in\mathbb{R}$

Áp dụng định lý Viet:

\(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=m-2\\ x_1x_2=-6\end{matrix}\right.\)

Khi đó:

\(x_2^2-x_1x_2+(m-2)x_1=21\)

\(\Leftrightarrow x_2^2-x_1x_2+(x_1+x_2)x_1=21\)

\(\Leftrightarrow x_1^2+x_2^2=21\Leftrightarrow (x_1+x_2)^2-2x_1x_2=21\)

\(\Leftrightarrow (m-2)^2+12=21\)

\(\Leftrightarrow (m-2)^2=9\Rightarrow m=5\) hoặc $m=-1$

(đều thỏa mãn)

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 1:08

Bài 3:

Giả sử mỗi giờ tổ sản xuất làm được $a$ khẩu trang. ĐK: $a\in\mathbb{N}^*$

Thời gian dự định: $\frac{400}{a}$ (giờ)

Thời gian thực tế là:

$\frac{200}{a}+\frac{200}{a+10}$ (giờ)

Theo bài ra ta có:

$\frac{400}{a}=\frac{200}{a}+\frac{200}{a+10}+1$

Giải pt $\Rightarrow a=40$ là kết quả thỏa mãn

Vậy mỗi giờ tổ đó làm được $40$ khẩu trang.

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 1:27

Câu 4:

a) 

$\widehat{AFB}=90^0$ (góc nt chắn nửa đường tròn)

$\Rightarrow \widehat{BFC}=180^0-\widehat{AFB}=90^0$

Tứ giác $DBFC$ (không phải $DFBC$)  có tổng 2 góc đối nhau $\widehat{BFC}+\widehat{BDC}=90^0+90^0=180^0$ nên là tứ giác nội tiếp.

b) 

$\widehat{AEC}=\widehat{AEB}=90^0$ (góc nt chắn nửa đường tròn)

$\widehat{ADC}=90^0$

$\Rightarrow \widehat{AEC}=\widehat{ADC}$ 

Mà 2 góc này cùng nhìn cạnh $AC$ nên $AEDC$ là tgnt.

$\Rightarrow \widehat{CAD}=\widehat{CED}$
Tứ giác $AGEB$ nội tiếp nên:

$\widehat{GAB}=\widehat{CED}$

$\Rightarrow \widehat{CAD}=\widehat{GAB}$

Hay $\widehat{FAB}=\widehat{GAB}$

$\Rightarrow \text{sđc(GB)}=\text{sđc(FB)}$

$\Rightarrow GB=FB$ 

c) 

Vì $EDCA$ là tgnt (phần b) nên $BE.BC=BD.BA(1)$

Vì $GEBA$ là tgnt nên $DE.DG=DB.DA(2)$

Từ $(1);(2)\Rightarrow \frac{DG.DE}{BE.BC}=\frac{BD.DA}{BD.BA}=\frac{DA}{BA}$ 

Ta có đpcm.

 

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 1:28

Hình vẽ:

Akai Haruma
7 tháng 6 2021 lúc 1:32

Câu IV:

Vì $a+b+c=1$ nên:

\(A=\frac{(1+a)(1+b)(1+c)}{(1-a)(1-b)(1-c)}=\frac{[(a+b)+(a+c)][(b+c)+(b+a)][(c+a)+(c+b)]}{(b+c)(c+a)(a+b)}\)

Áp dụng BĐT Cô-si:

\((a+b)+(a+c)\geq 2\sqrt{(a+b)(a+c)}\)

\((b+c)+(b+a)\geq 2\sqrt{(b+c)(b+a)}\)

\((c+a)+(c+b)\geq 2\sqrt{(c+a)(c+b)}\)

Nhân theo vế suy ra:
\([(a+b)+(a+c)][(b+c)+(b+a)][(c+a)+(c+b)]\geq 8(a+b)(b+c)(c+a)\)

\(\Rightarrow A\geq 8\)

Vậy $A_{\min}=8$. Giá trị này đạt tại $a=b=c=\frac{1}{3}$


Các câu hỏi tương tự
Xuân Thường Đặng
Xem chi tiết
Thảo Thảo
Xem chi tiết
Nguyên
Xem chi tiết
Đỗ Thành Đạt
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
gh
Xem chi tiết
LovE _ Khánh Ly_ LovE
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Trần Thủy Tiên
Xem chi tiết