Đức tính giản dị của Bác Hồ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.

- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

b. Bố cục 

- Phần 1: (Từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.

- Phần 2: (Còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác.

II. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Luận điểm chính của bài :

+ Nhan đề bài.

+ Câu văn “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”

- Phương diện được chứng minh :

+ Bữa ăn: đơn giản.

+ Nhà ở: nhà sàn hai phòng hòa với thiên nhiên.

+ Việc làm: tự làm, ít người phục vụ.

+ Lời nói, bài viết: giản dị.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Trình tự lập luận: Từ luận điểm chính (Nhan đề) và chứng minh bằng cách giải thích, bình luận và bằng những luận cứ khác.

- Bố cục đoạn trích:

+ Đoạn 1 (từ đầu…tuyệt đẹp): sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống.

+ Đoạn 2 (còn lại): sự giản dị của Bác Hồ.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đoạn văn “Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi !" được tác giả đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, lần lượt đưa ra các dẫn chứng cụ thể, xác thực và phong phú : từ lối ăn đến căn nhà và lối sống. Những chứng cứ đưa ra rất giàu sức thuyết phục vì các dẫn chứng đều là sự thật và tác giả cũng là người cận kề hiểu rõ Hồ Chủ tịch.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong đoạn văn tác giả đưa ra các luận điểm, luận cứ chứng minh, phối hợp bình luận, giải thích sâu sắc giúp vấn đề được nhìn từ nhiều góc độ, tăng thuyết phục và hấp dẫn.

Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là :

- Luận điểm ngắn gọn, đủ ý.

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, chặt chẽ.

- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu thuyết phục.

- Bình luận đúng chỗ và sâu sắc. Chứa đựng tình cảm của người viết.

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ví dụ về sự giản dị của Bác :

- Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh)

- Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà

Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già

Chờ cho kháng chiến thành công đã

Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đức tính giản dị là tính không cầu kì, xa hoa, chuộng sự đơn giản, gần gũi thiên nhiên, hòa đồng. Đức tính này làm mỗi người trở nên chân thực hơn, kéo mọi người gần nhau bằng sự giản dị.

Khách