Lịch sử

Nguyễn Hoài Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thu
Xem chi tiết
Quang Nhân
10 tháng 5 2021 lúc 14:49

Câu 5 : 

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1917:

- Trong những năm 1911 - 1917, Nguyễn Tất Thành đã làm rất nhiều nghề, đi qua rất nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau, từ các nước đế quốc thực dân đầu xỏ cho đến các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu trên thế giới. Trong quá trình đó, Người nhận thấy rằng ở đâu đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, người làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.

Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người. 

 



 

Bình luận (0)
Quang Nhân
10 tháng 5 2021 lúc 14:50

Câu 6 : 

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

Bình luận (0)
Duong LE
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Linh
10 tháng 5 2021 lúc 10:15

Ngày nay, tiếng Anh được sử dụng như là một ngôn ngữ chính thức của ít nhất gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, biến nó trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất hành tinh.
Theo thống kê của Diễn đàn Kinh tế thế giới, hiện nay, trên thế giới có khoảng 400 triệu người nói tiếng Anh như người bản ngữ và có khoảng 1,1 tỷ người nói như ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ.

Ngày nay, ngôn ngữ này được sử dụng như là một ngôn ngữ chính thức của ít nhất gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, biến nó trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất hành tinh. Vậy, nguyên nhân vì đâu? hãy cùng Englishworks.vn tìm hiểu lý do nhé.

Sự thống trị toàn cầu của Đế chế Anh - Đất nước mặt trời không bao giờ lặn

Bắt đầu từ cuối thế kỉ XVI đến những năm đầu của thế kỉ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của hải quân, Đế chế Anh đã thôn tính, xâm lược, cai trị và đặt ảnh hưởng của mình ở rất nhiều các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ước tính, ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực, đế chế này cai trị khoảng 1/5 dân số toàn cầu trên 1/4 tổng diện tích bề mặt trái đất (khoảng hơn 33 triệu km2 – gấp 100 lần diện tích Việt Nam).

Lúc đó, người ta thường ví Đế chế Anh là “đất nước mặt trời không bao giờ lặn”. Mặc dù, ngày nay, vị thế của Anh đã không còn được như trước, hệ thống thuộc địa cũ cũng đã tan rã, nhưng ảnh hưởng về văn hóa và ngôn ngữ Anh ở những nơi này vẫn còn rất lớn.

Sự ảnh hưởng của kinh tế và văn hóa Mỹ

Sau khi Đế chế Anh tan rã, nước Mỹ quật khởi trở thành siêu cường thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự. Thông qua sức mạnh quân sự, Mỹ đặt ảnh hưởng của mình đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Thông qua sức mạnh kinh tế, siêu cường này đưa tiếng Anh (Mỹ) trở thành ngôn ngữ chính trong các giao dịch kinh tế, tài chính.

Đặc biệt, từ những năm 80 của thế kỷ trước, sự ra đời của internet càng góp phần đưa tiếng Anh lan tỏa đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Ước tính, có hơn một nửa thông tin trực tuyến qua internet được viết bằng tiếng Anh.

Mặt khác, những sản phẩm văn hóa, điện ảnh, giải trí của Mỹ cũng có sức ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Những siêu phẩm bom tấn của Hollywood, những bản hit đình đám (đa số được thể hiện bằng tiếng Anh) luôn luôn nhận được sự chờ đón của giới trẻ và những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới.

Tính linh hoạt và tinh tế

Thực tế tiếng Anh có nhiều từ vựng nhất trên thế giới. Có rất nhiều ngôn ngữ đã tuyệt chủng và vẫn còn sử dụng góp phần tạo ra tiếng Anh, bắt đầu với tiếng Latin và kết thúc với tiếng Pháp, vì vậy có thể nói tiếng Anh đã lấy những điều hay nhất từ tiếng Germanic (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hà Lan) và tiếng Roman (Pháp, Italy, Tây Ban Nha) cho phép sự đa dạng trong cách diễn đạt. Về cơ bản trong tiếng Anh, bạn có thể có 20 cách diễn đạt tùy thuộc vào từ vựng sử dụng, tiếng lóng, tiếng Anh đàm thoại, ngôn ngữ trang trọng, trong khi ở các ngôn ngữ khác bạn hạn chế hơn

Tiếng Anh là ngôn ngữ du lịch

Các nước nói tiếng Anh là những khu vực giàu có nhất hành tinh, và số lượng người có kỳ nghỉ lễ ở nước ngoài đã tạo ra hiện tượng tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chung mà những người từ các quốc gia khác nhau sử dụng để nói chuyện. Cá nhân tôi đã đến Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và kinh nghiệm của tôi chứng minh điều đó. Tiếng Anh được các khách sạn địa phương, nhà hàng hoặc nhân viên bán lẻ sử dụng trong giao tiếp với người nước ngoài và du khách. Tôi không thể xác nhận điều này đúng với cả thể giới (tôi chưa bao giờ ra ngoài châu Âu), nhưng có một cảm giác rằng nếu đi du lịch bụi qua Đông Nam Á hay đi lặn ở Ai Cập, bạn sẽ luôn tìm thấy những người biết tiếng Anh để chỉ đường cho bạn.

Ngoài ra, xét theo những gì tôi đã đọc, người nói tiếng Anh bản xứ học ngôn ngữ khác luôn luôn có ít cơ hội nói chuyện với những người nói tiếng khác bằng chính ngôn ngữ của họ, vì hầu hết thời gian hai bên đều nói tiếng Anh. Vì vậy, có thể nói tiếng Anh là ngôn ngữ du lịch không chính thức.

Bình luận (2)
flowerhashira
10 tháng 5 2021 lúc 12:21

Boi vi;

-tieng anh la mot tieng nc ngoai de hoc nhat

-tu thoi xa xua nc Anh la nc cuong thinh nhat tren the gioi

Bình luận (0)
truongdz
Xem chi tiết

-Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :

+ Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

+ Độc đáo: Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.

Chúc bạn học tốt!! ^^

Bình luận (10)
Quang Nhân
10 tháng 5 2021 lúc 10:00

Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.



 

Bình luận (0)
thuc quyen nguyen vo
10 tháng 5 2021 lúc 10:01

-Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :

+ Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

+ Độc đáo: Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.

 

Bình luận (1)
truongdz
Xem chi tiết
Quang Nhân
10 tháng 5 2021 lúc 9:56

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ,

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Khánh Linh
10 tháng 5 2021 lúc 9:56

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, nắm lấy quyền bính, tự xưng là Tiết độ sứ.

Bình luận (0)
Phạm Khánh Hà
10 tháng 5 2021 lúc 9:56

 năm 937

Bình luận (0)
truongdz
Xem chi tiết
Quang Nhân
10 tháng 5 2021 lúc 9:53

Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được an vui” là đường lối của Khúc Hạo

 
Bình luận (1)
Lê Hoàng Bảo Phúc
10 tháng 5 2021 lúc 9:53

Bác Hồ

Bình luận (2)
truongdz
10 tháng 5 2021 lúc 9:56

Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ để đoạt chức vào năm nào?

Bình luận (4)
Hà Phương
11 tháng 5 2021 lúc 21:20

3.- bước đầu thống nhất đất nước

- bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc

4.- là ng lãnh đạo phong trào Tây Sơn, bước đầu thống nhất đất nước

-lãnh đạo ndan kháng chiến chống Xiêm, Thanh thắng lợi

5.- nguyên nhân thắng lợi:

+ ndan ta có tinh thần đấu tranh chống bóc lột, áp bức, yêu nước...

+ sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là nguyễn huệ

Bình luận (0)
Letters
Xem chi tiết
Quang Nhân
10 tháng 5 2021 lúc 9:26

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
10 tháng 5 2021 lúc 9:27

Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.

Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.

 

Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.

Trong các chính sách cai trị, chính sách thâm độc, tàn bạo nhất là chính sách đồng hoá dân tộc về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

Bình luận (1)
...^_^
10 tháng 5 2021 lúc 9:45

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩynhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.Vì điều này sẽ khiến dân tộc ta bị đồng hoá và phải chịu sáp nhập vào Trung Quốc

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
10 tháng 5 2021 lúc 8:47

image

Bình luận (2)
Đạt Bắn Gà
Xem chi tiết
Quang Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 22:56

* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,…

 



 

Bình luận (0)
minh nguyet
9 tháng 5 2021 lúc 22:56

* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,…

 


 

Bình luận (0)
Ngô Hải Nam
10 tháng 5 2021 lúc 9:16

Họ Khúc dành lại độc lập cho đất nước là:

+Nhờ vào thời cơ khi nhà Đường bắt đầu suy yếu dần

+905,Tiết Độ Sứ Độc Cô Tổn bị cách chúc.Đúng lúc đó Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Tống Bình,xưng là tiết độ sứ bắt đầu xây dựng lại chính quyền

+906,Vua đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam.

Những việc làm để củng cố quyền tự chủ là:

+Định lại các mức thuế

+Lập lại sổ hộ khẩu

+Cho người trông coi đến các xã,khu vực hành chính

+Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc

Bình luận (0)