Lịch sử

trần minh khôi
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 11 2021 lúc 22:35

Vấn đề giải quyết nạn đói nghèo

Bình luận (0)
Lượng Phan Đức
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 11 2021 lúc 22:40

Mĩ La - tinh là thoát khỏi việc làm "sân sau" cho Mỹ

Châu Á - Châu Phi là thoát khỏi ách nô lệ cho thực dân phương Tây.

Bình luận (0)
Tran Phuong Anh
Xem chi tiết
Amelinda
12 tháng 11 2021 lúc 21:56

Tham khảo:

Nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt được thể hiện qua những yếu tố:

- Chủ động tiến công trước để chiếm thế thượng phong

- Lợi dụng địa hình sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến

- Chiến lược đánh vào tâm lí địch bằng bài "Nam Quốc Sơn Hà"

- Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, vừa giữ thể diện cho nước lớn vừa thể hiện mối giao hảo giữa 2 nước, tránh dẫn tới thù oán.

Bình luận (0)
Lê Trần Anh Tuấn
12 tháng 11 2021 lúc 21:56

Nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt được thể hiện qua những yếu tố:

- Chủ động tiến công trước để chiếm thế thượng phong

- Lợi dụng địa hình sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến

- Chiến lược đánh vào tâm lí địch bằng bài "Nam Quốc Sơn Hà"

- Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, vừa giữ thể diện cho nước lớn vừa thể hiện mối giao hảo giữa 2 nước, tránh dẫn tới thù oán.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Trang
12 tháng 11 2021 lúc 21:57

thay vì phòng thủ và bảo vệ nhue các thời đại khác nhà lý đã có 1 bước đi táo bạo là tiến công để phòng thủ, vừa có thể tiến công vừa có thể phòng thủ

Bình luận (0)
Meri
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
13 tháng 11 2021 lúc 6:19

Câu 51: A

Câu 52:C

Câu 53: D

Câu 54 : D. 

Câu 55: D

Câu 56:C. 

Câu 57:D

Câu 58: B

Câu 59: C

Câu 60: C

Bình luận (1)
Meri
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
12 tháng 11 2021 lúc 21:27

Câu 40: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với quân Tống?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

 C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Câu 41: Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần - Hán là gì? 

A. Quý tộc với nông dân công xã

B. Địa chủ với nông dân tự canh

C. Lãnh chúa với nông nô

D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh

Câu 42: Đặc trưng nổi bật về kinh tế của lãnh địa là

A. Đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.

B. Kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.

C. Lấy công thương nghiệp làm chính.

D. Người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá. 

Câu 43: Nho giáo có vai trò như thế nào đối với xã hội Trung Quốc? 

A. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.  

B. Là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử.  

C. Là công cụ thống trị về mặt tinh thần với nhân dân.  

D. Là tư tưởng chi phối đời sống tinh thần. 

Câu 44: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu 

A. Công xã nông thôn

B. Lãnh địa phong kiến

C. Trang trại của quý tộc.   

D. Xưởng thủ công của lãnh chúa

Câu 45: Dưới Vương triều Ấn Độ Mô-gôn, vua A-cơ-ba đã thực hiện các chính sách?

A. Chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.   

B. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá

C. Chia lại ruộng đất cho nhân dân Ấn Độ.   

D. Cấm đoán nghiệt ngã đạo Hinđu.  

 

Câu 46: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì? 

  A. Cùng theo đạo Phật.

  B. Cùng theo đạo Hồi

  C. Đều là vương triều của người nước ngoài.

  D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 47: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?

A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

B. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

D. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản 

 

Câu 48: Ý nào sau đây KHÔNG phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được “12 sứ quân”? 

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhà Tống giúp đỡ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

 Câu 49: Vì sao thời Đinh – Tiền Lê lại cho đúc tiền riêng để sử dụng? 

A. Dễ dàng trong việc trao đổi hàng hóa, buôn bán.

B. Thể hiện uy quyền của mình.

C. Chứng minh nghề đúc tiền phát triển.

D.  Cho thấy nước ta lúc bấy giờ đã độc lập, tự chủ.

Câu 50:  Nguyên nhân chính nhà Tiền Lê thành lập? 

A. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh mất, Lê Hoàn tiếm ngôi lập ra nhà Tiền Lê.

B. Vua mới còn nhỏ,nhà Tống lâm le, Lê Hoàn lại là người có tài chỉ huy kháng chiến được suy tôn làm vua thành lập nhà Tiền Lê

Bình luận (0)
Minh Anh
12 tháng 11 2021 lúc 21:26

40.B

 

Bình luận (0)
hoàng trần
Xem chi tiết
Hquynh
12 tháng 11 2021 lúc 21:17

Tham Khảo

Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

Bình luận (0)
nthv_.
12 tháng 11 2021 lúc 21:18

Bởi vì nó đã đáp ứng được những yêu cầu của nhân dân. Để trả lời vì sao, thì em chép phần chữ nhỏ trang 37 sgk nhé!

Bình luận (1)
Nguyên Thảo Lương
12 tháng 11 2021 lúc 21:18

 Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

     - Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

     - Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

     - Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

     - Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

     - Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

     ⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

Bình luận (0)
Meri
Xem chi tiết
Hquynh
12 tháng 11 2021 lúc 21:06

A

Bình luận (2)
︵✰Ah
12 tháng 11 2021 lúc 21:06

A

Bình luận (0)
Mikachan
12 tháng 11 2021 lúc 21:07

A

Bình luận (0)
_fxbi.bln_
Xem chi tiết
Long Sơn
12 tháng 11 2021 lúc 20:36

Tham khảo:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

“Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Bình luận (0)
không có gì
12 tháng 11 2021 lúc 20:36

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

 

Bình luận (0)
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 20:37

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

 

tham khảo

Bình luận (0)
14_Trần Trung Hiếu
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 20:41

 

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Bình luận (3)
trần minh khôi
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 20:34

tham  khảo

 

a. Các nước châu Á

- Đông Nam Á: năm 1945 với sự thất bại của phát xít Nhật đã tạo cơ hội cho các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, tuyên bố độc lập dân tộc.

- Nam Á: những năm 1946 - 1950 cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của thực dân Anh, giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra sôi nổi và giành được thắng lợi.

b. Các nước châu Phi

- Nhiều nước giành được độc lập. Đặc biệt trong năm 1960, có 17 nước tuyên bố độc lập, lịch sử gọi đó là “năm châu Phi”.

c. Các nước Mỹ La-tinh 

- Phong trào giải phóng dân tộc phát triể mạnh điển hình là cách mạng Cu Ba giành thắng lợi (năm 1959).

- Đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX, về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã sụp đổ

Bình luận (0)