Vũ nguyễn yến vi
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Huy
18 giờ trước (10:40)

Cuộc Duy tân Minh Trị (1868-1889) là một cuộc cách mạng tư sản không đổ máu diễn ra ở Nhật Bản. Đây là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Dưới đây là những điều mà bạn có thể học hỏi từ cuộc Duy tân Minh Trị:

- Tầm nhìn xa: Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một cường quốc hiện đại. Điều này cho thấy tầm - nhìn xa của những người lãnh đạo cuộc cách mạng, họ đã nhìn thấy được tương lai và hướng đi của đất nước.

- Sự kiên trì và quyết tâm: Cuộc cách mạng đã diễn ra trong suốt 21 năm, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm từ những người tham gia. Điều này cho thấy rằng để đạt được mục tiêu lớn, chúng ta cần phải kiên trì và không ngại khó khăn.

- Sự đổi mới và cải cách: Cuộc Duy tân Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục. Điều này cho thấy rằng để phát triển, chúng ta cần phải sẵn lòng đổi mới và cải cách.

- Tinh thần tự cường: Cuộc Duy tân Minh Trị đã giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Điều này cho thấy rằng chúng ta cần phải tự cường và tự lực để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.

Bình luận (0)
Kiệt
Xem chi tiết

mình cảm ơn bạn nhiều và cũng chúc bạn có một ngày Giỗ tổ thật nhiều vui vẻ và hạnh phúc nhaaaaaaaaa

Bình luận (1)
Minh Phương
Hôm qua lúc 20:35

cảm ơn nhe, em cũng vậy :3

Bình luận (0)
mai tuyet
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
15 tháng 4 lúc 21:10

Trách nhiệm của thế hệ trẻ là rất quan trọng vì lớp sau luôn là những người thông minh và có cuộc sống tốt hơn lớp trước nên mỗi chúng ta cần cố gắng học tốt,chăm chỉ học tập

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Duy
15 tháng 4 lúc 21:11

Tham khảo:

Thế hệ trẻ hiện nay có một trách nhiệm quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương cũng như lịch sử đất nước. Dưới đây là một số cách mà thế hệ trẻ có thể thể hiện trách nhiệm của mình:

1. **Giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa và lịch sử**: Thế hệ trẻ có thể tham gia vào việc bảo quản và bảo tồn các di sản văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử của quê hương. Họ có thể tham gia vào các hoạt động như dọn dẹp, tu bổ, tái chế các công trình lịch sử, cũng như tham gia vào các chương trình giáo dục lịch sử và văn hóa.

2. **Tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng**: Thế hệ trẻ có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng như tình nguyện giúp đỡ những người dân khó khăn, tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường, và tham gia vào các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về quê hương và lịch sử.

3. **Tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội**: Thế hệ trẻ có thể tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội như bỏ phiếu, tham gia vào các tổ chức thanh thiếu niên và sinh viên, đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp cho các vấn đề xã hội và quốc gia.

4. **Học hỏi và lan tỏa kiến thức**: Thế hệ trẻ có thể học hỏi về lịch sử và văn hóa của quốc gia, nắm vững những giá trị truyền thống và xây dựng tinh thần tự hào về quê hương. Họ cũng có thể lan tỏa kiến thức này đến cộng đồng, giúp mọi người hiểu và trân trọng hơn về quê hương và lịch sử đất nước.

Tóm lại, thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương cũng như lịch sử đất nước, và họ có thể đóng góp tích cực thông qua các hoạt động và trách nhiệm cụ thể của mình.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Minh Phương
14 tháng 4 lúc 14:37

* Tham khảo:

- Điều kiện lịch sử: Cuối thế kỷ XIX, nước Việt Nam bị Pháp xâm lược và chiếm đóng, dân tộc Việt Nam chịu nhiều bất công và áp bức từ thực dân Pháp.

- Nhận xét về kết cục: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết và sự hy sinh cao cả của nhân dân. Tuy nhiên, do sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội Pháp và sự phân chia, không đồng lòng trong nội bộ phong trào đã khiến cho phong trào này không đạt được mục tiêu cuối cùng và bị đàn áp bởi thực dân Pháp

Bình luận (0)
Hoa Vũ Thị
Xem chi tiết
Ngọc Hưng
11 tháng 4 lúc 22:58

- Nhận xét:

+ Việc kí kết hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt đã cho thấy thái độ đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược.

+ Với Hiệp ước ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam; Việt Nam từ một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Hạ Lâm Nguỵ
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Nghĩa
9 tháng 4 lúc 12:59

loading...  

Bình luận (0)
Linhkimngoc
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
6 tháng 4 lúc 20:16

Tham khkh

Hoàng Diệu là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình. Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗ Cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám (khi ấy 23 tuổi) khoa Mậu Thân (1848) trong khoa thi Hương tại Thừa Thiên, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu(1853), thời vua Tự Đức [2]. Năm 1851, ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định).

Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Nguyễn Phúc Hồng Tập, con hoàng thân Miên Áo, em chú bác của Hồng Nhậm (tức vua Tự Đức), cùng với một số người khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém. Hoàng Diệu đến nhậm chức Tri huyện Hương Trà thay Tôn Thất Thanh bị đổi đi nơi khác, bấy giờ có mặt trong lúc hành quyết đã nghe Hồng Tập nói: "Vì tức giận về hòa nghị mới bị tội, xin chớ ghép vào tội phản nghịch". Sau đó các quan Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ và Biện Vĩnh tâu lên Tự Đức, đề nghị nhà vua nên theo gương Hán Minh Đế, thẩm tra lại vụ án. Tự Đức phán là vụ án đã được đình thần thẩm xét kỹ, nay nghe Phan Huy Kiệm nói Hoàng Diệu đã kể lại lời trăng trối của Hồng Tập, bèn quyết định giáng chức Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng Diệu[3].

Được phục chức sau vụ "tẩy oan" Hồng Tập, Hoàng Diệu lần đầu ra Bắc năm 1868, làm Tri phủ Đa Phúc, rồi Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, Bố chính Bắc Ninh. Trong chín năm ấy, ông lập nhiều quân công, dẹp trộm cướp và an dân, ở đâu ông cũng được sĩ dân quý mến.

Năm 1873 ông được triệu về kinh đô Huế giữ chức Tham tri Bộ Hình rồi Tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô Sát Viện, dự bàn những việc ở Cơ Mật Viện. Năm 1878, đổi làm Tuần phủQuảng Nam, thăng Tổng đốc An Tịnh (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), nhưng vì nguyên Tổng đốc Nguyễn Chính vẫn lưu nhiệm nên ông ở lại Huế, làm Tham tri Bộ Lại (Thực lục của Cao Xuân Dục). Chẳng bao lâu sau, ông được sung chức Phó Toàn quyền Đại Thần đàm phán với Sứ thần Tây Ban Nha một hiệp ước giao thương. Đầu năm 1880, ông làmTổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh[2], kiêm quản cả việc thương chính.

Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, kinh lý, biên phòng. Như Đại Nam chính biên liệt truyện đã nêu, tổng đốc Hà Ninh đã "cùng với tổng đốc tỉnh Sơn Tây Nguyễn Hữu Độ dâng sớ nói về việc bố phòng, lại cùng với Nguyễn Đình Nhuận mật tâu về chước phòng vị sẵn". Vua Tự Đức khen. "Nhưng sau đó - như trong di biểu nêu - vua lại trách cứ lưu binh... vì sợ giặc"... "chế ngự không đúng cách" (?)

Một mặt khác, Hoàng Diệu quan tâm ổn định chăm lo đời sống của dân chúng trong công bằng và trật tự. Ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, còn áp ở mặt tường cổng ra vào một phần tấm bia Lệnh cấm trừ tệ (Thân cấm khu tệ), niêm yết năm 1881, của Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu và Tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng, nhằm ngăn chặn các tệ nhũng nhiễu đối với nhân dân trong các dịp ma chay, cưới xin cũng như nạn vòi tiền, cướp bóc trên sông và ở các chợ, kèm theo các quy định cụ thể cần thi hành đến nơi đến chốn. Một di tích quý hiếm nói lên tấm lòng ưu ái của người công bộc mãi mãi còn giá trị của nó.

Từ 1879 đến 1882, Ông làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay đối phương.

Người Hà Nội vô cùng đau đớn trước cái chết của ông, ngay hôm sau, nhiều người họp lại, sắm sửa mền nệm tử tế, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).

Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.

Khu lăng mộ Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25 tháng 1 năm 1994 của Bộ Văn hóa Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
4 tháng 4 lúc 21:40

Tham khảo

Sáng mùng 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quàng Trị). Tại đây, ngày 13 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20 tháng 9 năm 1885.

Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam. Trong thời kì này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kì đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn:

Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân ta ở khắp nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân yêu nước, đã sôi nổi đứng lên chống Pháp:

Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu. Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An. Khởi nghĩa Ba Đình (1886–1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định. Khởi nghĩa của Lê Thành Phương ở Phú Yên (1885–1887). Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886–1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883–1892) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên. Phong trào kháng chiến ở Thái Bình – Nam Định của Tạ Hiện và Phạm Huy Quang. Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái. Khởi nghĩa Thanh Sơn (1885–1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình. Khởi nghĩa của Trịnh Phong ở Khánh Hòa (1885–1886). Khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình. Khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh ở vùng Lạng Sơn, Bắc Giang. Khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân ở Quảng Ngãi. Khởi nghĩa của Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị.

Đêm ngày 30 tháng 10 năm 1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi đày tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (châu Phi), các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

Bình luận (0)
Sushi
Xem chi tiết

Chiều Cần Vương do Tôn Thất Thuyết nhân dân vua Hàm Nghi ban bố.

Thời gian: 13/7/1885

Địa điểm: Tân Sở(Quảng Trị)

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
4 tháng 4 lúc 21:41

Chiếu Can Vương do Tôn Thất Thuyết nhân dân Vua Hàm Nghi ban bố.

Thời gian:13/7/1885

Địa điểm Tân Sở

Bình luận (0)
Xem chi tiết