Ông lão đánh cá và con cá vàng

đỗ hương giang
Xem chi tiết
Nguyễn Bịnh Phuong Duyên
28 tháng 10 2017 lúc 21:10

Bạn tự làm chứ hỏi những câu đó vô lí quá ? Bạn thử nghĩ xem!bucqua

Bình luận (9)
ngan ngannguyen
1 tháng 11 2017 lúc 20:56

câu hỏi đúng là vô lí quá!BẠn kếu kể chắc nhẽ mk phải đến nhà kế cho bạn nghe à?Hay sao?Đâu thể viết ra đc đúng ko?Đúng là học hành ''GIỏi''quá cơ đấy!!!leu

Bình luận (1)
đỗ hương giang
3 tháng 11 2017 lúc 20:02

Thôi tốt nhất là đừng có ai trả lời nữa

Bình luận (1)
Hỏi nhiều
Xem chi tiết
๖ۣۜHoàng♉
17 tháng 10 2017 lúc 21:12

- Ý nghĩa :

+ Những kẻ vong ân bội nghĩ, tham thì thâm.

+ Phải tự mình lao động mới có thể gặp được những điều may mắn (ông lão đã kéo lưới mãi mới gặp được cá vàng).

+ Phải phấn đấu để có giàu sang, địa vị và phải biết khả năng của mình đến đâu chứ không đòi hỏi quá đáng, viễn vông.

+ Phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Bình luận (0)
vũ tiến đạt
1 tháng 11 2017 lúc 17:44
Ý nghĩa của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là :
A. Ca ngợi thiên nhiên nhân hậu, độ lượng và công bằng
B. Ca ngợi hành động của ông lão đánh cá nghèo khổ nhưng nhân hậu,tốt bụng
C. Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam , bội bạc
Bình luận (0)
Nguyễn Linh
1 tháng 11 2017 lúc 18:01

Ý nghĩa bài ông lão đánh cá và con cá vàng là : Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam , bội bạc

Bình luận (0)
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
25 tháng 10 2017 lúc 19:50

Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Có thể nói, nhân vật mụ vợ xứng đáng với sự chê trách của người đọc bởi mụ là một người tham lam và bội bạc.

Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.

Bình luận (2)
Lê Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Yumi Đặng
28 tháng 10 2017 lúc 8:25

Lòng tham của mụ là lòng tham không đáy,lòng tham không có điểm dừng.Mụ tham từ của cải vật chất đến địa vị.Từ địa vị có thực đến địa vị hư cấu.Ngoài ra mụ còn là người bội bạc.

Bài học từ lòng tham của mụ vợ:

Mụ từ cái đỉnh cao của địa vị và danh vọng lại tụt xuống cái mức thấp hèn nhất của xã hội.Nhưng với cái kết cục ấy cũng đủ để mụ thấm thía về sự tham lam và bội bạc của mụ.(đó gọi là kết cục vòng tròn)

Bình luận (1)
Đào Thị Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Huỳnh Đăng Khoa
27 tháng 10 2017 lúc 19:05

I. Mức độ cần đạt

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

- Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.

A. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ.

- Phân tích các sự kiện trong truyện.

- Kể lại được câu chuyện.

3. Thái độ

- Thấy được tấm lòng nhân hậu, tốt bụng của ông lão đánh cá.

- Căm ghét sự tham lam vô độ của nhân vật mụ vợ.

II. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm

Bình luận (1)
nguyễn sam
27 tháng 10 2017 lúc 19:13

Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

- Lần thứ hai, mụ vợ lại “quát to hơn” và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

- Lần thứ ba, mụ vợ lại “mắng như tát nước vào mặt” ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

- Lần thứ tư, mụ vợ lại “mắng lão một thôi” và đòi cá cho làm nữ hoàng.

- Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứtbanh

Bình luận (0)
Lưu Phương Ly
27 tháng 10 2017 lúc 19:16

những ý chính trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng là:

vợ chông ông lão nghèo

ông lão đánh đc cá vàng

lần 1 ra biển biển xanh êm ả vì mụ vk đòi máng cho lợn ăn

lần 2 ra thì biển đã gợn sóng vì mụ vk đòi nhà đẹp

lần 3 biển nổi sống dữ dội vì vk đòi lm nhất phẩm phu nhân

lần 4 biển nổi sóng mù mịt vì vk đòi lm nữ hoàng

lần 5 1 con dông kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sống ầm ầm vì vk đòi lm long vương và bảo cá vàng phải lm ý muốn của mk

cuối cùng 2 vk ck ông lão nghèo như cũ

Bình luận (0)
shibuki ran
Xem chi tiết
Thien Vu Van
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 10 2017 lúc 20:09

Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân. Ta thấy câu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng chính là một câu chuyện điển hình của truyện cổ tích dân gian. Mà đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện ước muốn của nhân dân đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sơm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất. Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đo ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.

Bình luận (0)
Kim Chi
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 10 2017 lúc 20:13

1) Tham khảo:

Vào dịp hè, em thường được bố mẹ cho đi du lịch theo tour. Nhờ những tour du lịch, em được thăm rất nhiều cảnh đẹp. Tour du lịch lần này đưa em đến với Huế, thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp hoài cổ. Em được đi thăm những quần thể lăng, tẩm và các chùa. Nhưng em thích nhất vẫn là biển Cửa Tùng.

Từ xa, em đã ngửi thấy mùi gió biển thổi, cảm thấy vị mặn mòi của gió biển. Phóng tầm mắt ra xa, em nhìn thấy dải cát trắng trải dài. Em thích thú reo lên: "A! Đến biển rồi! Bố ơi! Con đã nhìn thấy biển rồi". Xe vừa dừng là em nhảy ngay xuống, ba chân bốn cẳng chạy ra biển, mặc cho bố dặn với theo: "Cẩn thận đấy". Em chạy chân trần trên cát. Cát mịn nên thật êm. Thời tiết hôm nay thật đẹp. Dù mùa hè nhưng nắng không gắt. Hay tại ở biển nên cái nắng có phần dịu đi. Biển xanh hiền hòa. Cả một màu xanh mênh mông. Những con sóng ở đây cũng lăn tăn chứ không cuồn cuộn, dữ dội như những bãi biển khác. Biển Cửa Tùng thật dịu dàng. Biển không đánh sóng, sủi bọt trắng xóa. Em đi chân trần trên cát, gần trưa, nước biển âm ấm, cát lại mịn và mát, khiến cho em chỉ muốn đi dọc theo bờ biển, chẳng muốn rời.

Bên bờ biển còn có những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, người dân vùng biển neo ở gần đây. Em thấy có những chiếc thuyền đã cũ kỹ, bị hỏng nằm chờ được sửa. Dù bị hỏng nhưng vẫn gắn liền với biển, chắc xa biển, nó cũng thấy buồn.

Bên bờ biển còn có rừng thông. Những cây thông cao vút, lá xanh, nhỏ và dài, đứng trầm ngâm và lặng lẽ. Những khi có gió biển, những cành lá thông va vào nhau kêu xào xạc như đùa vui, thủ thỉ tâm sự với nhau. Em còn thấy cả những cây dừa, thân cao vút. Những tàu lá dừa xòe ra ôm lấy bầu trời xanh, cao và rộng.

Biển Cửa Tùng vẫn còn vẻ đẹp của tự nhiên. Nó không ồn ào và nhiều hàng quán như biển Đồ Sơn, Sầm Sơn và Bãi Cháy. Nó cũng im lặng, yên ả như chính thành phố Huế cổ kính này.

Em yêu vẻ đẹp giản dị của bãi biển nơi đây. Dù chỉ dừng lại ở biển Cửa Tùng có một ngày nhưng em vẫn không muốn rời. Em chia tay biển với đầy lưu luyến.

2)Em kể chuyện theo ngôi thứ nhất.Vì ngôi kể đó phù hợp với yêu cầu đề bài và cách viết của em

Bình luận (1)
Hỏi nhiều
Xem chi tiết
Quân Đỗ
17 tháng 10 2017 lúc 21:08

có 3 đoạn

Đ1:Từ đầu đến con cá vàng

Đ2:Từ một ngày nọ đếnxuống biển sâu

Đ3: Đoạn còn lại

Bình luận (1)
nguyen thanh quyen
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
17 tháng 10 2017 lúc 12:02

Bài 1: - Kết thúc :
+ Ông lão : được trả lại cuộc sống yên bình
+ Mụ vợ : tất cả trở lại như xưa, bị trừng phạt thích đáng
- Ý nghĩa :
+ Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu
+ Nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc

Bài 2: Hai nhân vật: Mụ vợ ông lão và cá vàng tuy đều là những nhân vật quan trọng trong tác phẩm, song điểm mấu chốt để nảy sinh câu chuyện, nảy sinh mối quan hệ giữa mụ vợ với cá vàng là từ nhân vật ông lão. Hơn nữa chính nhờ sự dẫn dắt của ông lão mà “tính cách” của cá vàng cũng như của mụ vợ mới được bộc lộ ra. Mối quan hệ chính trong tác phẩm (cái góp phần bộc lộ nội dung tư tưởng của câu chuyện) là mối quan hệ giữa ông lão với cá vàng. Vì thế nếu thay đổi tên của câu chuyện như đã nêu là không hợp lí.

Bình luận (0)