Ông lão đánh cá và con cá vàng

Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Phạm Ngô Đức Thành
16 tháng 10 2018 lúc 19:20

* So sánh truyền thuyết và cổ tích:

- Giống nhau:

+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

- Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

+ Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật; còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

* So sánh giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:

- Giống nhau:

Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn cũng như truyện cười, cũng gây cười.

- Khác nhau:

Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống

Bình luận (0)
So Yummy
29 tháng 10 2018 lúc 16:59

Truyện ngụ ngôn khác với truyện cổ tích và truyền thuyết là:

-Thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian".
-Có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn

- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
12 tháng 11 2018 lúc 20:08

-nêu một ý nghĩa bí ẩn mà người đọc phải hiểu

Bình luận (0)
nguyễn quỳnh anh
Xem chi tiết
Tô Mộc Mộc
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
18 tháng 10 2018 lúc 20:39

Ông lão đánh bat dc con cavang

Cá vang xin tha va hua tra on

Ong lão lam theo ý vợ xin cai mang lon_ca vang dong ý

Ong lao theo y vo xin 1 can nha rong_ cá vang đồng ý

Ong lao theo y vo xin ca vang cho vo lam 1 ba nhat pham phu nhan_ ca vang dong y

Ong lao theo y vo xin ca vangcho vo lam nu hoang_ ca vang dong ý

Ong lao theo y vo xin cho vo lam long vuong_ ca vang ko dong y bien mat

Cuoi cung ong lao va mu vo mat het tat ca, tro lai song trong tup leu rach nat ben cai mang lon sut me

Bình luận (0)
Ngô Trúc Mai
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
14 tháng 10 2018 lúc 14:34

- Ông lão ra thả lưới đc 1 con cá vàng. Nó là cá thần và xin ông tha cho, hứa sẽ đền ơn xứng đáng.

-Mụ vợ bắt ông lão 4 lần đòi cá vàng trả ơn, cá vàng đáp ứng nhu cầu.

-đến lần thứ 5, mụ vợ đòi hỏi quá mức thế là cá vàng lấy hết đi tất cả, chỉ còn lại cái máng lợn sứt mẻ và túp lều rách nát như trước kia.

Bình luận (0)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 10 2018 lúc 20:11

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự .

- Văn bản tự sự này cho ta biết truyện kể về thánh gióng ,ở thời vua hùng vương thứ sáu , đánh tan giặc ân để cứu nước . Truyện diễn biến sự việc là :

+ Sự ra đời kì lạ của thánh gióng

+ Sự lớn lên một cách phi thường

+ Đánh giặc một các oai phong lẫm liệt

+ Gióng đánh giặc xong , bay thẳng về trời

+ Gióng đánh thắng giặc Ân , nhân dân đc sống trong thanh bình

+ Gióng là một vị anh hùng tiêu biểu đánh giặc , Gióng là biểu tượng lòng yeu nước của nhân dân VN .

- Gióng đã tiêu diệt giặc ân mà không cần đền đáp hay khen thưởng

- Thứ tự của câu chuyện là :

Sự ra đời kì lạ của Gióng

Tiếng nói đầu tiên

Gióng dòi ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt để đánh giặc

Người dân gom góp gạo nuôi Gióng

Sự lên lên phi thường

Gậy sắt gẫy , Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

Gióng đánh giặc xong , cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

Phần suy ra đặc điểm của phương thức tự sự chỉ cần ghi trong ghi nhớ SGK là được

Bình luận (0)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Lê Dung
2 tháng 10 2018 lúc 21:31

a,

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Danh từ giữ chức vụ chủ yếu là Chủ ngữ.
VD: Hoa hồng là nữ hoàng của các loại hoa

Bình luận (0)
Lê Trần Chí
Xem chi tiết
Lê Dung
2 tháng 10 2018 lúc 21:33

bút bi, con người, cây thước, cô (VD: cô Tấm), quyển sách.

Dựa vào định nghĩa của danh từ:

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Bình luận (0)
Bùi Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Hắc Hường
10 tháng 8 2018 lúc 21:19

I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
Gia đình e gồm có bốn người, ba mẹ, em và chị của em. Gia đình e rất hạnh phúc và thương yêu em. Ba mẹ em là nông dan nên rất đổi bình dị và thân thương. Ba mẹ luôn làm lụng vất vả để lo cho chị em của em. Chị em là một sinh viên đang học tren thành phố. Chọ cũng là người xa nhà, sống thiếu thốn tình thương của ba mẹ, lâu lâu chị mới về quê thăm gia đình. Chính vì thế mà em rất yêu của của em.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?

2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em

Tham khảo: Lập dàn ý Hãy kể về anh chị hoặc em của mình lớp 6

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 8 2018 lúc 21:19

Từ xưa ông cha ta đã luôn đề cao tình cảm anh chị em ruột thịt, có câu: “Chị ngã em nâng” cũng là để răn dạy con cháu mình như thế. Và thật may mắn vì tôi có một người chị tuyệt vời, luôn quan tâm, yêu thương và chia sẻ mọi khó khăn với tôi. Chị giống như người bạn lớn dã cho tôi những bài học ý nghĩa và sâu sắc.

Chị tôi còn rất trẻ, mới tuổi 17. Cái độ tuổi trẻ trung, khỏe khoắn và tràn đầy nhiệt huyết. Chị có những ước mơ, hoài bào chia sẻ với tôi và mỗi lần như thế tôi lại cảm thấy không có chút gì là khoảng cách với chị ấy. Dáng người chị dong dỏng, nước da trắng hồng và đôi mắt dài, đen nháy trông long lanh như nước màu thu. Đôi mắt mà chị vẫn hay đùa tôi rằng “Ai nhìn vào tao cũng phải xao xuyến đấy”. Rất hay cười và khi cười trông chị rất duyên, đôi má núm đồng tiền nhờ thế mà mỗi khi chị cười như tỏa nắng mùa thu rất thơ và rất gần gũi với người đối diện.

Tuy tuổi không phải quá già dặn để hiểu sâu mọi lẽ ở đời nhưng cũng không còn ở cái tuổi vô lo vô nghĩ như tôi nữa. Chị tôi khá chín chắn và trưởng thành hơn. Chị hay kể với tôi những câu chuyện về cuốc sống, về con người và những tâm sự về nghề nghiệp chị muốn theo đuổi. Mỗi lần nghe vậy, tôi thấy rất ngưỡng mộ chị vì dù gì chị đã có cho mình những ước mơ của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và cháy bỏng. Chị tôi rất hiền, nhưng khi đã nghiêm mặt thì tôi không dám động vào. Có những lúc, thi thoảng cũng hay la các em một chút nhưng tôi hiểu tất cả đều là chị thương chúng tôi rất nhiều. ở người chị ấy, đôi lúc tôi thấy giống một người mẹ, có khi tôi lại thấy giống một người đàn ông trong nhà, và có khi là một người bạn lớn tôi vẫn luôn kiếm tìm. Có nghĩa là chị tôi vừa yêu thương bảo bọc các em như mẹ tôi, vừa có lúc mạnh mẽ, cứng rắn để mỗi lần mẹ hay bố đi công tác xa chỉ có hai chị em tôi ở nhà, chị chăm lo cho tôi được tốt nhất không để mẹ phải lo lắng.

Ấu thơ là những tháng ngày tôi cùng chị rong ruổi trên cánh đồng quê hương, có khi là hái những chẽn lúa đòng đòng, có khi là bắt châu chấu. Có lúc chơi thả diều trên bờ đe, hay những chiều hè oi nóng đi câu cua, câu cá cùng lũ bạn trong xóm. Những mùi vị hương sắc của tuổi thơ tôi đều cùng được trải qua với chị, được chị yêu thương và dạy bảo như người bạn chứ không phải là lời lẽ khô khan khó nghe. Chị cho tôi cảm giác bình yên, tôi nhìn vào chị để thấy mình năm 17 tuổi, còn chị nhìn vào tôi để nhớ về mình năm còn 11 tuổi.

Cảm ơn chị vì đã cho em những trải nghiệm sâu sắc và lí thú. Chị giống như bạn ấu thơ rong ruổi trên mọi nẻo đường, cho tôi hơi ấm và một trái tim nóng hổi yêu thương và hi vọng về tuổi 17 sắp đón chào.

Bình luận (0)
Nhật Linh Nguyễn
10 tháng 8 2018 lúc 21:19

Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc của em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống.

Chị của em tên là Vân Anh, chị em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau. Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình.

Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình. Chị em nổi tiếng trong trường vì những đức tính tốt bụng, khiêm nhường ấy, vì thế mà mỗi lần có người nhắc đến chị em là em không kiềm nổi sự tự hào dâng trào trong mình. Chị em không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em.

Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em. Chị còn là một người vô cùng đảm đang, những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị rán một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao.

Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống, học tập, chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích.

Bình luận (0)
Lan Phạm
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
16 tháng 3 2018 lúc 19:40

Ông lão: " Bà đã thấy tác hại của việc quá tham lam chưa?"

Bà lão: " Rồi, tôi thấy rồi."

Ông lão: " Lúc đầu nhìn cá vàng ấy, tôi ước sao cho vợ chồng mình mãi được hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì mải ham mê vật chất của cải, chỉ nghĩ đến bản thân mình, bây giờ chúng ta phả ngồi đây mà suy ngẫm về cuộc sống này. Tôi và bà đã chung sống nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi chính là chồng bà. Khi con cá thực hiện điều ước đó, tôi đành nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc cũng ra nông nỗi này rồi. Bà hãy xem đây là 1 bài học đắt giá mà bà phải trả."

Bà lão: " Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã cho tôi 1 bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi vẫn thích cuộc sống này hơn. Nào, ông chồng của tôi, hãy tha lỗi cho tôi và cùng sống thật hạnh phúc nhé!"

Bình luận (0)
O=C=O
16 tháng 3 2018 lúc 19:44

a. Mở bài
Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :
- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.
- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
b. Thân bài
Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão.
- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.
- Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.
- Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.
- Ông lão an ủi vợ.
- Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.
c. Kết bài
Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

Bình luận (0)
Dương Kim Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
3 tháng 10 2017 lúc 19:42

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

+ Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

+ Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

+ Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

+ Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

+ Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

Bình luận (1)
Lưu Phương Ly
3 tháng 10 2017 lúc 19:58

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

- Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

- Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn"và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

- Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt"ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

- Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi"và đòi cá cho làm nữ hoàng.

- Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

+ Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

+ Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

+ Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

+ Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

+ Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

Bình luận (1)
 Mashiro Shiina
3 tháng 10 2017 lúc 20:03

http://www.nettruyen.com/truyen-tranh/ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-che

Full của bae đây nhé

Bình luận (1)