Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trịnh Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
3 tháng 8 2017 lúc 13:33
Mùa nắng, những buổi chiều miền Tây bao giờ cũng có màu xanh huyền ảo như màu của những giấc mơ. Trên những rặng núi xa, màu lá cây ban ngày đã biến đi, núi non trầm trong màu khói đá xanh thẳm. Nhữngsườn núi ven sông A-mong chi chít những đám rẫy với nhiềumàu sắc : rẫy khô chưa đốt màu vàng cháy, rẫy già vừa dọn xong màu đất đỏ ửng, lúaba trăng dậy thì lượn sóng xanh mơn mởn bên cạnh những rẫy ngô trổ cờ màu lục tươi lấp loáng ánh nắng.Dưới chân những nương rẫy bạt ngàn như những tấm thảm màu trải dài vô tận đó, sông A- mong như một dòng trường ca rầm rộ đổ về đồng bằng. Nước lũ đã đục xói mặt đá những lớpsóng lô xô nối liền nhau đến mút tầm mắt, lưng sóng tròn nhẵn và đầu sóng nhọn vút đổ theo một chiều.

Eren Jeager
3 tháng 8 2017 lúc 15:48
Quê hương tôi không đẹp nên thơ những cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn xót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi.Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao.Nó gửi gắm ước mơ về 1 tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê.Thêm vào đó con sông Hồng quang năm mải miết chảy bồi đắp phù xa cho 2 hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt , ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kì.Chao ôi!Một ngày sôi động, ồn ã đã kết thúc.
Eren Jeager
3 tháng 8 2017 lúc 15:48

Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quế hương! Quế hương ơi!!! Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.
*câu đặc biệt có màu xanh. đề nghị cho một tràng vỗ tay!!!

Le Khanh Yen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 7:47
a. Đẹp vô cùng, /Tổ quốc ta ơi! VN CN b. Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng. TN VN CN

- Câu trần thuật đơn không có từ

Nguyễn Minh Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Tử Đằng
11 tháng 7 2017 lúc 11:42

Bài 1 :

Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến. Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học. Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp. Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi. Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30

Nguyễn Tử Đằng
11 tháng 7 2017 lúc 11:43

Bài 2 :

Lớp em có 52 bạn(1). Chúng em luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau(2). Nhưng em thích nhất là bạn Minh Trang(3). Bạn Minh Trang học rất giỏi và rất xinh đẹp(4). Bạn có nụ cười tươi như hoa, làn da của bạn trắng như tuyết(5). Những lời khuyên của bạn đã thắp lên trong em niềmctin và niềm hi vọng(6). Em rất yêu quý bạn Minh Trang(7).

Nguyễn Tử Đằng
11 tháng 7 2017 lúc 11:44

Bài 3 :

Ngôi trường của em mang tên Lê Quý Đôn (1). Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp(2). Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát(3). Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn(4). Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên(5). Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị(6)

Jungkook Jeon
Xem chi tiết
๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
12 tháng 8 2017 lúc 9:24

Đoạn thơ kể về lời nói của đứa cháu, tình thương của đứa cháu đối với bà. Cháu đã kể rằng bà từng có một mái tóc rất đẹp, một mái tóc đen óng so sánh với mái tóc bây giờ, một mái tóc ngày càng điểm them nhiều sợi bạc. Cháu bé trong bài rất thương ngoại của mình, cháu mong Tết đừng qua mau, mong Tết hãy thương mà chầm chậm trôi để bà bớt già, để bà khỏe mãi. Từ đó cho thấy người cháu yêu bà ngoại của mình vô cùng càng thể hiện là một cậu bé ngoan, thương yêu ngoại mình.

Mai Hà Chi
19 tháng 8 2017 lúc 18:42

Đoạn thơ nói về tấm lòng yêu thương bà ngoại của cháu . Mái tóc của bà khi còn trẻ thì rất đen và mượt nhưng vì lo toan vất vả cho gia đình ,con cháu nên mỗi năm lại thêm sợi bạc . So với mái tóc ngày xưa ấy ,mái tóc bây giờ bạc ngày càng nhiều thêm . Cứ một cái Tết tới nghĩa lại là một năm qua đi ,dù cho người cháu có lẽ rất thích Tết đến để nhận lì xì, đi chơi nhưng vẫn muốn Tết tới thật chậm để bà lâu già đi ... ''Tết ơi có thương ngoại '' cau hỏi tu từ như tiếng lòng của đứa cháu bé bỏng yêu bà , thương bà ngoại của mình . Tết đến từ từ thôi để mong cho bà mãi trẻ ,mãi khỏe để sống cùng người chaus thân yêu . Từ đó cho ta thấy người chấu ngoan ngoãn ,vô cùng hiếu thảo và biết thương người bà ngoại của mình

Trần Hoàng Minh
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
4 tháng 8 2017 lúc 16:19

Không biết mùa xuân có tự bao giờ và thơ xuân có tự bao giờ, chỉ biết người ta sinh ra đã có mùa xuân đẹp đầy sức sống và thổi vào các hồn thơ, sống trong cuộc đời, nếu thiếu đi mùa xuân, thiếu đi những câu thơ xuân thì thật buồn. Hôm qua, hôm nay và ngày mai kia lại có những vần thơ xuân cho con người, cho cuộc sống. Và hôm qua đã có Hàn Mặc Tử với "Mùa xuân chín" khi cảm xúc trong con người lữ khách đó đã đến độ tràn đầy.

Nói đến mùa xuân, có ai không hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cuộc đời, của cuộc sống. Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân xanh"... và đây "Mùa xuân chín" nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mạc Tử.

Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:

"Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang".

Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là "làn nắng". Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái "ửng" của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang "tan" ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng'!. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân: "Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!

Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.

P/s : Đề thi hsg mà k nhớ lắm nữa bucminh ... câu ttđ in nghiêng nhé e

Good luck !

Lê Dung
4 tháng 8 2017 lúc 16:03

uầy, đề thi hsg ngữ văn lớp 7 của tụi mình nè Mai Hà Chi

kinh khiếp, lớp 6 đã học rồi

Eren Jeager
4 tháng 8 2017 lúc 17:39

Không biết mùa xuân có tự bao giờ và thơ xuân có tự bao giờ, chỉ biết người ta sinh ra đã có mùa xuân đẹp đầy sức sống và thổi vào các hồn thơ, sống trong cuộc đời, nếu thiếu đi mùa xuân, thiếu đi những câu thơ xuân thì thật buồn. Hôm qua, hôm nay và ngày mai kia lại có những vần thơ xuân cho con người, cho cuộc sống. Và hôm qua đã có Hàn Mặc Tử với "Mùa xuân chín" khi cảm xúc trong con người lữ khách đó đã đến độ tràn đầy.

Nói đến mùa xuân, có ai không hiểu đó là những phút rạo rực nhất của cuộc đời, của cuộc sống. Mùa xuân mỗi khoảnh khắc một vẻ, lúc là "mùa xuân nho nhỏ", lúc là "mùa xuân xanh"... và đây "Mùa xuân chín" nghe vừa mới, vừa sôi nổi, vừa có một sức sống dồn nén đang thầm nảy nở giống như cái mới, cái lãng mạn và khao khát trong tâm hồn Hàn Mạc Tử.

Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:

"Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang".

Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là "làn nắng". Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái "ửng" của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang "tan" ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng'!. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân: "Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!

Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.

Sau dấu châ'm (.), sau cái ngưng tụ và run rẩy như dây đàn căng lên trong tâm hồn nhà th ơ thì mùa xuân ào đến:

"Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,

Bao cô thôn nữ hát trên đồi".

Cỏ như xanh mãi, tươi mãi trong không gian mênh mông, bao la. Hình ảnh ẩn dụ "sóng cỏ" và ba chữ "gợn tới trời" gợi tả làn cỏ xanh dập dờn trong làn gió xuân nhè nhẹ thổi. Chẳng biết ngoài kia là sóng cỏ thật , hay lòng thi sĩ cỏ xanh tươi mới gợn thành "sóng" như thế? Mùa xuân bao giờ chẳng có màu xanh của cỏ. "Cỏ xanh như khói bến xuân tươi" (Độ đầu xuân thảo lục như yên - Nguyễn Trãi). "Cỏ non xanh tận chân trời" (Nguyễn Du)... Gam màu "xanh tươi" đầy sức sống yên bình ấy trong thơ Hàn Mặc Tử cứ gợn tới trời", trải dài mãi như không dứt, trải mãi, ngâm vào hồn thơ. Trong sắc xuân ấy, tình cảm con người cũng đến độ chín. Tiếng hát giữa mùa xuân thân quen quá, yêu thương quá. Một nét đẹp truyền thống của dân tộc, đẹp như ca dao, dân ca, như lễ hội mùa xuân muôn thuở của cái xứ sở này được nói đến qua tiếng hát "vắt vẻo" và "thơ ngây" của những nàng xuân, của bao cô thôn nữ. Câu thơ gợi lên cái "chín" trong hồn bao cô thôn nữ qua âm thanh “vắt vẻo", trong trẻo, tươi mát của câu hát giao duyên, của trai gái nơi đồng quê, mộc mạc mà tình tứ. Tâm hồn nhạy cảm, yêu cuộc sống thiết tha của thi sĩ Hàn Mặc Tử đã bắt vào lời hát ấy nhiều xao xuyến. Mùa xuân mới thực sự "chín" khi có con người và có dư âm tiếng hát:

"Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý vị và thơ ngây".

Âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ, độ ngân rung, "vắt vẻo" hòa nhịp với âm trầm "hổn hển" thể hiện một sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tâm hồn thi sĩ đã hòa nhập hẳn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy.

Tiếng ca như vút lên cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa "lưng chừng núi". Dư âm tiếng hát dường như giăng mắc, rung lên “vắt vẻo" gợi lên nhiều xao xuyến bâng khuâng trong lòng nhà thơ. Tiếng hát "hổn hển" được so sánh "với lời của nước mây", lời của thiên nhiên. Hai tiếng "hổn hển" như nhịp thở gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân, cảm xúc vừa thực vừa mơ đến lạ kì. Lời hát của các cô thôn nữ sao mà đáng yêu thế, như hút hồn người, như tràn ngập cả không gian, góp phần làm nên một "mùa xuân chín". Và còn có tiếng thầm thì "thầm thì với ai..." dưới bóng trúc, hẳn là tâm sự, là thân thương rồi. "Vắt vẻo”, "hổn hển", "thầm thì" là ba cung bậc của ba âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng lắng dịu, chan chứa thương yêu. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận: "Nghe ra ý vị và thơ ngây...".

Tiếng hát mùa xuân dân dã, tình tứ và đáng yêu quá, sắc xuân, hương xuân, tình xuân "đang chín" dần trong lòng thôn nữ, bỗng ngập ngừng như có sự hẫng hụt, băn khoăn:

"Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi".

"Đám xuân xanh ấy" là các cô thôn nữ đang hát, đang "thầm thì với ai ngồi dưới trúc" kia sẽ chín cùng mùa xuân và sẽ "theo chồng bỏ cuộc chơi... Thiên nhiên và lòng người như quyến luyến mùa xuân dần trôi qua, tuổi xuân hồn nhiên dần trôi qua. Hàn Mặc Tử như chợt thấy buồn, thấy hẫng hụt, bâng khuâng, như mất mát đi một cái gì trong lòng khi mùa xuân đang chín... "Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua - Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già" (Xuân Diệu).

Hàn Mặc Tử chính là người lữ khách đi qua mùa xuân gặp cái ý vị của mùa xuân: "Khách xa gặp lúc mùa xuân chín...". Một nét bút truyền thống cổ điển "xuân hướng lão" xen lẫn cái hiện đại, mới mẻ làm cho ý thơ thêm đậm đà hơn.

Gặp lúc mùa xuân chín ấy mà thổn thức:

"Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang".

Hình ảnh của kí ức hiện lên một thoáng buồn đẹp và trải rộng mênh mông xa vắng. Nhà thơ nhớ đến con người như khao khát một tình người, một tình quê. Mỗi một nổi nhớ đều rất bâng khuâng. Nhớ một công việc cụ thể: "gánh thóc" trong một không gian cụ thể: "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang". Chỉ có "chị ấy" là người đọc không thể biết mà chỉ có tác giả mới biết để mà "sực nhớ", mà thầm hỏi. Mà man mác sợ "mùa xuân chín" ấy sẽ trôi qua. Hình như đó là néi thơ Hàn Mặc Tử, là tâm hồn Hàn Mặc Tử khao khát giao cảm với đời mà luôn có một nỗi niềm cô đơn, trống vắng, hẫng hụt như thế.

"Mùa xuân chín" là một bài thơ xuân rất hay, là một bức tranh xuân mới nhất, trong sáng, rạo rực, say mê, thơ mộng mà thoáng buồn nhất. Hàn Mặc Tử vơi cảm hứng thiên nhiên trữ tình, màu sắc cổ điển hài hòa với chất dân dã, trẻ trung bình dị đã làm hiện lên một bức tranh xuân tươi tắn thơ mộng. Mùa xuân đẹp. Con người trẻ trung, hồn nhiên, xinh đẹp, đáng yêu. Yêu mùa xuân chín cũng là yêu đồng quê, yêu làn nắng ửng, yêu mái nhà tranh, yêu giàn thiên lí, yêu tiếng hát vắt vẻo của những nàng xuân trên "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”.

"Mùa xuân chín" lúc thì dạt dào, lúc thì lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. Có lúc vồn vã, có lúc mênh mang, như đang lắng hồn mình vào bước đi của mùa xuân rồi bồi hồi, "sực nhớ... " và "bâng khuâng". Cái nhớ bâng khuâng của người lữ khách mãi mãi là tình thương mến, nỗi khát khao giao cảm với hương sắc và khúc nhạc mùa xuân, với làng quê thân thuộc nơi miền Trung "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"...



Yuuki Asuna
Xem chi tiết
Trần Hoàng Bảo Ngọc
15 tháng 6 2017 lúc 6:50

Câu 1 : Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và sửa cho đúng :

''Tiếng Việt có khả năng diễn đạt linh động mọi trạng thái của con người''

Vì : linh động là có vẻ sống động , mềm dẻo , không máy móc

Sửa : Tiếng Việt có khả năng diễn đạt sinh động mọi trạng thái của con người

Câu 2 : Tìm những chi tiết có thật về lịch sử trong truyện Thánh Gióng

Liên quan đến :

Những cuộc chiến tranh giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm

Đã chế tạo ra đồ đồng , sắt thép

Câu 3 : Chỉ ra danh từ có chức vụ gì trong câu ? Đặt câu có sử dụng danh từ - chỉ ra cấu tạo ngữ pháp chức vụ danh từ trong câu vừa đặt

Danh từ có chức vụ làm chủ ngữ , khi danh từ làm vị ngữ thì phải có từ " là " đừng trước nó

Câu 4 : Hãy xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng trong đoạn thơ sau :

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Biện pháp tu từ trong khổ trên là so sánh

Nhờ biện pháp tu từ trên , nhà thơ đã cho người đọc , người nghe trở về với quê hương , với tuổi thơ ngây ngô của mình . Cũng phép tu từ trên , nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả

Câu 5 : Viết mở bài, kết bài và lập dàn bài chi tiết thân bài cho đề ''Em hãy tả lại chú bé Lượm trong bài Lượm của tác giả Tố Hữu''

Mở bài : Lượm là bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1949 , trong thời kì kháng chiến chống Pháp . Bài thơ kể về quãng thời gian hoạt động liên lạc của chú bé Lượm .

Kết bài : Trong phần thơ cuối , Tố Hữu đã nhắc lại khổ thơ ở đoạn đầu . Cấu trúc thi pháp này được gọi đầu - cuối tương ứng hoặc kết cấu vòng tròn . Trong bài thơ này , nó có giá trị thẩm mĩ đặc sắc . Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hi sinh ngoài mặt trận . Cái chết của chú là cái chết bất tử , đó là sự hi sinh oanh liệt , tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu .

Huyền Ribby
15 tháng 6 2017 lúc 9:19

Câu 1:

- Từ dùng sai trong câu là "linh động"

- Sửa : linh động\(\rightarrow\)sinh đông

\(\Rightarrow\)Ta có câu mới : Tiếng Việt có khả năng diễn đạt sinh động mọi trạng thái của con người.

Câu 2:

Những chi tiết có thật về lịch sử trong truyện Thánh Gióng là:

- Nêu lên cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

- Tinh thần anh dũng không bất khuất của các anh hùng

- Công nghệ đã được tạo hóa (đã biết sử dụng, chế tạo các công cụ bằng sắt)

- Có các tầng lớp trong xã hội và sự chuyển biến sâu sắc về giai cấp

Câu 3:

- Danh từ chủ yếu làm chủ ngữ trong câu, khi làm vị ngữ nó phải đứng trước từ là

- Câu : Bông hoa tỏa ngát hương khắp hiên nhà.

- Trong câu: chủ ngữ:bông hoa

vị ngữ : tỏa ngát hương khắp hiên nhà

Câu 4:

Với giọng văn trìu mến, sâu lắng nhà thơ Đỗ Trung Quân đã đem đến cho chúng ta dòng cảm xúc ngọt ngào qua bài thơ quê hương đặc biệt là khổ thơ sau:

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay"

(sorry lo có thời gian nên chưa làm tiếp đc)

Thảo Nguyễn
14 tháng 6 2017 lúc 22:21

câu 1

từ dùng sai là từ linh động

sửa lại :tiếng việt có khả năng diễn đạt sinh động mọi trạng thái của con người

Nguyên Vương
Xem chi tiết
Từ Đào Cẩm Tiên
24 tháng 6 2017 lúc 6:16

Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Future In Your Hand ( Ne...
26 tháng 6 2017 lúc 8:18

ê! 2 GP đâu ra vậy cà?

Nguyễn Thị Thu Anh
25 tháng 7 2017 lúc 10:10

Bài này thì bạn chỉ cần tả bao quát cảnh biển và nên nhớ phai viết dàn ý.

Mb:Thời gian?

Tb:Khung cảnh bao quát

Cảnh lúc mặt trời mới lên(bầu trời,màu săc ,hình dạng mặt trời..)

Cây cối ,vạn vật quanh biển..

Màu nước biển,những gợn sóng..

Cảnh sinh hoạt và lao đông của ng dân(vd như đánh cá, ra khơi..)

Cảnh chơi đùa của lũ tre..

Kb:Cảm nghĩ sâu sắc về biển=)))

Nguyễn Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Võ Thùy anh
21 tháng 7 2017 lúc 20:16

Đã hết một mùa hè ve kêu râm ran, một mùa hoa phượng nở, một mùa vui chơi thoả thích, chúng tôi lại bước vào một năm học mới với đầy niềm vui và quyết tâm mới. Hôm nay, chúng tôi lại nô nức đến trường để dự lễ khai giảng năm học mới, ai cũng háo hức khi quay lại ngôi trường yêu quý của mình.

Trên con đường quen thuộc tới trường lòng tôi cứ bồn chồn và hồi hộp một cách kì lạ. Qua ngã ba đường, ngôi trường thân quen hiện ra kia rồi. Dưới gôc cây bàng trước cổng trường, các bạn tôi đang nói chuyện vui vẻ. Nhìn thấy tôi, họ ùa ra tay bắt mặt mừng hỏi thăm sức khoẻử Chúng tôi thi nhau kể về ba tháng hè được nghỉ, về những cuộc chơi, về những cuộc gặp gỡ bạn mới hay người thân.

Trong bộ trang phục mới và đẹp, tôi cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.

Theo dọc hai bên lề đường, mấy cậu học sinh nhỏ kém tuổi tôi, quần áo tươm tất, đùa nghịch với nhau. Cao cao phía cổng trường, một hàng chữ trắng nổi bật lên tấm biển xanh biếc: Trường THCS Quang Trung. Tấm biển thể hiện sự uy nghi, trang trọng của ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải bất khuất.

Sau một hồi hàn huyên, tôi cùng các bạn bước vào trường. Sân trường đông đúc, ai ai cũng sạch sẽ, khuôn mặt vui tươi và sáng sủa. Trước mấy hôm, đi qua đây tôi còn thấy ngôi trường vẫn như cũ nhưng đến hôm nay nó đã được sửa sang lạiệ Những bức tường, hành lang đã được sơn lại. Các bồn cây cũng được lát gạch hoa mới và các khóm hoa đã được cắt tĩa công phu.

Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện, bỗng có tiếng ai đó rất quen thuộc gọi. Thì ra là cô giáo cũ. Cả lớp tíu tít chạy về phía cô, kể cho cô nghe những câu chuyện về đợt nghỉ hè, những buổi đi chơi thú vị, ai ai cũng vui vẻ. Cô giáo tươi cười hướng dẫn chúng tôi xếp vào đội ngũ chuẩn bị cho lễ khai giảng. Sau khi chúng tôi đã chỉnh lại hàng ngũ cho chĩnh tề thì cũng đến lúc lễ khai giảng bắt đầu.

Với nét mặt rạng rỡ, cờ hoa trên tay, chúng tôi tiến vào sân trường trong tiếng trống rộn ràng và thúc giục.

Lễ khai giảng năm học mới bắt đầu. Bạn liên đội trưởng tác phong chững chạc lên lễ dài. Hiệu lệnh của bạn phát ra dõng dạc, oai phong như một người chỉ huy khi xung trận. Hàng trăm đội viên răm rắp làm theo. Tiếng trống chào cờ vang lên trang nghiêm.

Sau khi lễ chào cờ kết thúc, thầy Hiệu trưởng lên đọc diễn văn khai giảng và đánh một hồi trông báo hiệu năm học mới bắt đầu. Tiếng trông như thúc giục những đội viên chúng tôi hãy cố gắng quyết tâm gặt hái những thành tích tốt hơn trong năm học mới này.

Sau lễ khai giảng, chúng tôi bước vào giờ học đầu tiên. Giờ Ngữ văn hôm nay sao làm tôi vương vấn mãi. cổng trường mở ra. Vâng đúng là như vậy. Cổng trường đã mở ra cả một tương lai tươi sáng cho tôi và cho các bạn. Vậy là, một năm học mới đã bắt đầu, tôi sẽ quyết tâm phấn đấu để trở thành một học sinh Giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu.

- tick cho mk nhéhiha

lê Lan Ly
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
5 tháng 8 2017 lúc 8:33

So sánh về gì bn ? Nội dung ; nghệ thuật ...

Dương Thanh Thảo
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
23 tháng 8 2017 lúc 20:23

Cảm nhận:

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Ngô Minh Toàn
23 tháng 8 2017 lúc 20:19

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Các chi tiết này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.

Chúc bạn may mắn vuivuivui