Lượm

Đạt Đặng
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
12 tháng 4 2021 lúc 12:54

Đó là 2 câu: Ra thế

                     Lượm ơi!

và 

Lượm ơi, còn không?

Bình luận (0)

Giải:

Câu đặc biệt:

Câu 1: Ra thế

Lượm ơi!

Câu 2 : Lượm ơi, còn không?

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Phuong Thuy
Xem chi tiết
Shiba Inu
25 tháng 2 2021 lúc 14:06

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…

Bình luận (0)
Phan Anh Trần
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
24 tháng 2 2021 lúc 9:29

thể thơ 4 chữ

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 2 2021 lúc 9:29

thể thơ 4 chữ

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
24 tháng 2 2021 lúc 10:15

Bài thơ Lươm được viết theo thể thơ 4 chữ . Có một số câu đặc biệt chỉ có một từ "Lượm!"

Bình luận (0)
Phan Anh Trần
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
24 tháng 2 2021 lúc 9:26

tham khảo

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình. Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Lượm là một chú bé hồn nhiên, dũng cảm theo bộ đội làm liên lạc thời đầu kháng chiến, khoảng cuối năm 1946. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này . Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc họa sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm. Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.Điểm từ người đăng bài:
Bình luận (0)
︵✰Ah
24 tháng 2 2021 lúc 9:21

Bài “Lượm” được Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Bình luận (1)
Nguyễn Đức Uyên Thư
Xem chi tiết
Joyce Nguyễn
8 tháng 2 2021 lúc 20:39

Chép lại những khổ thơ miêu tả hình dáng Lượm

Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênhCa-lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng...

*                 *                 *

        *                  *                  *

Cháu cười híp mí,Má đỏ bồ quân:- “Thôi, chào đồng chí!”Cháu đi xa dần...

*                 *                 *

        *                  *                  *

Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênhCa-lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng...

=> Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.

Bình luận (0)
Joyce Nguyễn
8 tháng 2 2021 lúc 20:48

Chép lại những khổ thơ miêu tả hình dáng Lượm

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

*                 *                 *

        *                  *                  *

Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân:

-"Thôi, chào đồng chí!"

Cháu đi xa dần...

*                 *                 *

        *                  *                  *

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhận xét cách dùng từ ngữ của nhà thơ.

Tác giả đã sử dụng từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh), vần gieo ( choắt-thoắt, nghênh - lệch, vang- vàng), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh( như con chim chích)=> làm góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. 

Bình luận (0)
Hà Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Thúy Vy
16 tháng 4 2020 lúc 9:53

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Anh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác “đốt lửa” sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột rà được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người:Vần thơ như đoạn phim quay cận cảnh. Bác “đốt lửa”, “dém chăn” cho các anh ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương nơi đáy lòng mình? Bác dém chăn cho từng chiến sĩ hay Bác đang truyền hơi ấm tình thương cho các cháu? Câu thơ từng người từng người một diễn tả rất sâu sắc tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, cũng được Bác chia cho phần yêu thương, bởi lẽ Người là cha, là Bác, là Anh (Tố Hữu). Bác gần gũi với mọi ngựời Việt Nam, bởi một lẽ rất đơn giản Bác là Hồ Chí Minh như Minh Huệ đã ca ngợi.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Hà
16 tháng 4 2020 lúc 10:02

Biện pháp tu từ ẩn dụ : Người cha mái tóc bạc

-Người cha chỉ Bác Hồ

-Điểm giống: Bác Hồ và người cha đều yêu thương chăm lo cho con cái

- Tác dụng: gợi nhiều liên tưởng cho người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ trên một đêm rừng ở chiến khu việc Bắc. Đó là sự quan tâm, chu đáo, gần gũi, thân thương như người cha với người em trong gia đình.

Bình luận (0)
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 7 2018 lúc 14:28

1. Các từ láy là: xôn xao, xào xạc, mơ màng. Tác dụng là tả tâm trạng và cảnh tượng mùa thu
2. Từ láy là : loắt choắt . xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. Tác dụng là nói lên hình dáng, tính cách của Lượm

=>- Tỉ lệ từ láy khá cao trong hai khổ thơ.

- Những từ láy làm rõ được tính cách của Lượm.

- Những từ láy thể hiện thái độ của nhà thơ mến yêu, trân trọng đối tượng miêu tả.

- Nhờ sử dụng từ láy đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, Lượm trở nên chú bé sinh động, đáng yêu.

Bình luận (0)
Thời Sênh
25 tháng 7 2018 lúc 14:29

Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng..

Từ láy : in đậm

Tác dụng của từ láy : giúp miêu tả rõ nét về hình dáng của lượm , làm cho người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên , nhanh nhẹn , trong sáng của Lượm

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
25 tháng 7 2018 lúc 14:50

Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

Các từ láy được in đậm làm cho người đọc có thể hình dung được phần nào tính cách và ngoại hình của Lượm.Qua đó biểu hiện một dáng vẻ nhanh nhẹn,hồn nhiên của chú bé liên lạc nhỏ.

Bình luận (0)
nguyễn thị hà my
Xem chi tiết
Lưu Phương Ly
31 tháng 7 2018 lúc 21:00

https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=%C4%90%E1%BB%81+b%C3%A0i+:+Em+h%C3%A3y+%C4%91%C3%B3ng+vai+%27%27+ch%C3%BA+H%C3%A0+N%E1%BB%99i%27%27+%C4%91%E1%BB%83+k%E1%BB%83+l%E1%BA%A1i+b%C3%A0i+th%C6%A1+%27%27+L%C6%B0%E1%BB%A3m%27%27+c%E1%BB%A7a+T%E1%BB%91+H%E1%BB%AFu.&id=90729

Bình luận (0)
trương linh đan
Xem chi tiết
luong nguyen
14 tháng 8 2018 lúc 20:43

tham khảo: Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong ba khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quý Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Bình luận (0)
thinh
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 7 2018 lúc 7:54

Bổ sung vế ''hình ảnh chú bé lượm''

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Bình luận (0)
Thời Sênh
11 tháng 7 2018 lúc 7:23

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Bình luận (0)
Huong San
18 tháng 7 2018 lúc 7:24

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi

Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.

Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.

Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!

Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng Tám.

Bình luận (0)