Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran trong
Xem chi tiết
Sinh Viên NEU
8 giờ trước (9:39)

Gia đình ông Q sống tại một vùng nông thôn. Vì hoàn cảnh khó khăn nên ông Q cho con trai 12 tuổi của mình nghỉ học để làm việc tại một xưởng sản xuất gạch thủ công trong làng. Chủ xưởng không ký hợp đồng lao động, trả lương thấp và giao cho cậu bé các công việc nặng nhọc như vận chuyển gạch và phơi gạch dưới nắng. Hành vi của ông Q và chủ xưởng gạch đã vi phạm quyền nào của trẻ em?

A. Quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực.

B. Quyền được bảo vệ và chăm sóc.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền được tham gia các hoạt động kinh tế.

Trong tình huống này, ông Q đã không cho con đi học mà lại bắt đi làm việc, còn chủ xưởng thì bóc lột bằng cách giao việc nặng và trả lương thấp cho cậu bé, cả hai người đã vi phạm quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em

Trịnh Minh Hoàng
7 giờ trước (11:03)

`->` B. Quyền được bảo vệ và chăm sóc

`+` Hành vi của ông Q và chủ xưởng gạch đã vi phạm quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em.

`+` Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi các công việc nặng nhọc và nguy hiểm, cũng như quyền được học tập và phát triển trong môi trường an toàn và lành mạnh.

Gia đình ông Q sống tại một vùng nông thôn. Vì hoàn cảnh khó khăn nên ông Q cho con trai 12 tuổi của mình nghỉ học để làm việc tại một xưởng sản xuất gạch thủ công trong làng. Chủ xưởng không ký hợp đồng lao động, trả lương thấp và giao cho cậu bé các công việc nặng nhọc như vận chuyển gạch và phơi gạch dưới nắng. Hành vi của ông Q và chủ xưởng gạch đã vi phạm quyền nào của trẻ em?

A. Quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực.

B. Quyền được bảo vệ và chăm sóc.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền được tham gia các hoạt động kinh tế.

Giải thích: Trẻ em có quyền được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được chăm sóc và bảo vệ khỏi các hành vi bóc lột, lạm dụng, hoặc lao động nặng nhọc ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và phát triển. Việc cho cậu bé 12 tuổi nghỉ học để làm công việc nặng nhọc trong điều kiện thiếu hợp đồng lao động, trả lương thấp là hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, vi phạm nghiêm trọng quyền này

Cô Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Vân
7 tháng 9 lúc 13:04

\(\Rightarrow\) Bão có tác động đến sản xuất của các khu vực chịu ảnh hưởng là:

- Ngăn chặn việc xuất khẩu hàng hóa

- Cản trở việc thu hoạch nông nghiệp, thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp

- ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàng hóa 

- Ảnh hưởng nhiều đến các ruộng đồng, cây cối, các nhà máy, xí nghiệp ,... 

\(\Rightarrow\) Bão có tác động đến đời sống của các khu vực chịu ảnh hưởng là:

- Ở khu vực đồi núi, các nhà ở sẽ có nguy cơ bị sập, dột, bay nóc. Trên các sườn đồi núi sẽ gây ra hiện tượng sạt lở đất, sói mòn.

- Ở khu vực ven biển, gần biển, nước sẽ dâng cao và sóng đánh mạnh, nhà ở sẽ có nguy cơ bị cuốn trôi, ngập nước, cây cối cũng bị đổ và sóng biển dâng cao tràn vào thành phố.

- Có thể thấy bão có tác động rất lớn đến đời sống con người và đặc biệt là các khu vực chịu ảnh hưởng cũng thiệt hại rất nhiều về tài sản, tinh thần, tính mạng. 

- Ở một số nơi khác cũng sẽ bị thiệt hại đến tài sản, con người.

- Đời sống của con người sẽ gặp khó khăn, gian khổ.

 
Trịnh Minh Hoàng
7 tháng 9 lúc 13:05

$\begin{array}{c} \color{#db251566}{\texttt{Xin 1 tim}} \end{array}$

`-` Tác động đến sản xuất:

`+` Bão gây ngập úng, làm hư hại cây trồng và giảm năng suất nông nghiệp.

`+` Đường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi bị hư hỏng, ảnh hưởng đến việc vận chuyển và tưới tiêu.

`+` Các nhà máy, xí nghiệp phải ngừng hoạt động do mất điện, ngập lụt hoặc hư hỏng cơ sở vật chất.

`+` Gia súc, gia cầm bị chết hoặc mất tích, chuồng trại bị phá hủy.

`+`  Ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị ngập lụt, cá tôm bị cuốn trôi hoặc chết.

`+` Vận chuyển hàng hóa bị đình trệ, gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

`-` Tác động đến đời sống:
`+` Nhiều ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng nặng, người dân phải sống tạm bợ hoặc di dời.

`+` Ngập lụt làm ô nhiễm nguồn nước, gây khó khăn trong việc cung cấp nước sạch và thực phẩm.

`+` Hệ thống điện bị hư hỏng, gây mất điện kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

`+` Nước ngập và điều kiện vệ sinh kém làm tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh.

`+` Người dân lo lắng, căng thẳng do mất mát tài sản và nguy cơ tái diễn bão lũ.

`+` Trường học bị ngập lụt.

 

RAVG416
7 tháng 9 lúc 13:34

1. Tác động đến sản xuất

Nông nghiệp: Bão có thể gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng, đặc biệt là lúa, ngô, khoai, và các loại cây ăn quả. Mưa lớn và lũ lụt đi kèm bão dễ làm ngập úng đồng ruộng, làm hỏng mùa màng và đất nông nghiệp bị xói mòn.

Ngư nghiệp: Khu vực ven biển chịu thiệt hại lớn khi bão làm hư hỏng tàu thuyền, lưới đánh cá, và làm giảm sản lượng hải sản. Nhiều ngư dân phải tạm ngừng hoạt động đánh bắt khi bão đổ bộ, gây thiệt hại về kinh tế.

Công nghiệp: Các khu công nghiệp gần biển cũng chịu ảnh hưởng lớn, với hạ tầng sản xuất bị hư hỏng do gió mạnh và ngập lụt. Điều này gián tiếp gây đình trệ trong sản xuất và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

2. Tác động đến đời sống

Nhà ở và hạ tầng: Gió bão mạnh thường gây sập đổ nhà cửa, hư hỏng các công trình công cộng như trường học, bệnh viện và hệ thống giao thông, điện, nước. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân trong vùng.

Đời sống kinh tế: Người dân mất nguồn thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Nguy cơ đói nghèo và khó khăn tài chính tăng cao khi phải chi phí cho việc sửa chữa nhà cửa và khôi phục sản xuất.

Môi trường: Bão có thể gây ra sạt lở đất và lũ quét, làm ô nhiễm nguồn nước và mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh kế của người dân.

Di cư: Ở những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lớn, nhiều người dân phải di dời tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn để tìm nơi an toàn hơn.

Cô Khánh Linh
Xem chi tiết
Tui hổng có tên =33
25 tháng 5 lúc 9:46

Địa điểm du lịch mơ ước của em là Quần thể danh thắng Tràng An.
1. Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
2. Tràng An sở hữu hệ thống núi đá vôi hơn 250 triệu năm tuổi. Tràng An là một khu du lịch sinh thái thuộc Quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An tại Ninh Bình. Với hệ sinh thái đa dạng như rừng núi đá vôi, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học.......
3. Sản phẩm du lịch đặc trưng cả Quần thể danh thắng Tràng An là:
+ Nem yên nạc.
+ Rượu cần nho.
+ Thịt dê kho ướp tỏi. 

Hello!
25 tháng 5 lúc 11:30

Địa điểm du lịch mơ ước của em là Vịnh Hạ Long

1. Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long.

2. Loại hình du lịch của em là nghỉ dưỡng.

3. Sản phẩm du lịch đặc trưng của em là

+ Sá sùng

+ Hàu

+ Sam biển.

Nguyễn Văn Lĩnh :))
25 tháng 5 lúc 12:59

Địa điểm du lịch mơ ước của em là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh , thành phố Hạ Long.

Loại hình du lịch của em là Du lịch biển .

Sản phẩm du lịch của em là Gà đồi Tiên Yên , Sam biển , Chả mực ,...

datcoder
13 tháng 5 lúc 2:04

Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam

Hello!
13 tháng 5 lúc 6:01

Thành phố đầu đảo tiên của Việt Nam tên là Phú Quốc

Tui hổng có tên =33
13 tháng 5 lúc 7:20

Thành phố đảo đầu tiên của VN tên là Phú Quốc ạ 

Vu Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
8 tháng 12 2017 lúc 20:56

Vùng Nam Á có dãy Hi - ma - lay -a dài 2600 km , chạy theo chiều Tây Bắc - Đông Nam đã chắn gió thổi từ phía Đông xuống nên có khí hậu khô , nóng ko thể gây mưa . \(\Rightarrow\) Gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào Ấn Độ nên làm Ấn Độ làm cho nhiệt độ mát mẻ hơn và gây ra mưa

humhumhum

Nhỏ Phạm
13 tháng 12 2017 lúc 11:49

trai ho hap bang gi?

Trương Hậu
Xem chi tiết
Admin
9 tháng 9 2016 lúc 9:07

- Giai đoạn 1990 - 1995 so với giai đoạn 1950-1955, tỉ lệ gia tăng dấn ố ở châu Phi là cao nhất (tăng thêm 0,45%) và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất ( giảm đi 0,95%)

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm mà tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng vì :

   + Dân số châu Á đông ( chiếm 60,5% dân số thế giới, năm 1995)

   + Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn ở mức cao (1,53% trong giai đoạn 1990-1995)

Nguyen Ha Tien
16 tháng 9 2016 lúc 22:57

tỉ lệ dân số châu á giảm bởi vì chau á đã giành được dộc lập,đời sống cải tiến hơn về y tế nên làm giảm dân số

Tiểu Vãn
2 tháng 9 2018 lúc 20:35

- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất.

- Châu Âu có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất.

- Sự gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng vì:

+ Có rất nhiều dân ở các châu lục khác có điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi sang châu Á làm việc, nhập cư và sinh sống

+ Sự gia tăng dân số ở châu Á giảm nhưng vẫn còn nhiều nước ở các châu lục khác có số dân tự nhiên giảm hơn nước mình nhiều hơn

+Sự gia tăng dân số giảm nhưng vẫn còn rất cao