Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

trần thị minh thi
Xem chi tiết
Trần Bảo Châu
Xem chi tiết
kudo shinichi
24 tháng 10 2017 lúc 20:54

Cuộc duy tân Minh Trị là cuộc cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, dưới ngọn cờ của Thiên hoàng Minh Trị. Sau khi chính quyền phong kiến Mạc phủ Tokugawa bị lật đổ, Thiên hoàng trực tiếp nắm quyền cai trị đất nước.

Đầu năm 1868, Thiên hoàng công bố "Chính thể thư", một văn kiện có tính chất cương lĩnh của đường lối duy tân Nhật Bản.
Thực hiện chủ trương trên, nước Nhật đã thống nhất về mặt hành chính dưới quyền lãnh đạo của chính phủ trung ương. Ranh giới cát cứ giữa các công quốc bị thủ tiêu, các tước hiệu phong kiến đều bị xoá bỏ.
Luật pháp quy định chính sách và quyền tự do mua bán ruộng đất, tự do mua bán nông phẩm. Thương nghiệp phát triển nhanh nhờ thống nhất thị trường, xoá bỏ độc quyền, thành lập ngân hàng và mở rộng ngoại thương.
Công nghiệp được khuyến khích bằng các biện pháp như nhà nước cho tư nhân vay vốn hoặc bán chịu trả dần đối với những xí nghiệp loại vừa và nhỏ.
Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc đối với trẻ em, đưa nội dung khoa học và kĩ thuật ứng dụng vào chương trình đào tạo, cử người đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài.
Chú trọng xây dựng lực lượng quân sự, trang bị và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, tổ chức hải quân và tăng cường sản xuất vũ khí.
"Hiến pháp 1889" quy định Nhật Bản theo chính thể quân chủ lập hiến. Mặc dù không triệt để, duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản tiến lên chủ nghĩa tư bản. Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 95) và Nga - Nhật (1904 - 05), Nhật Bản bước vào hàng ngũ các nước đế quốc.
Cuộc duy tân Minh Trị có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Lâm Anh Trương Bùi
Xem chi tiết
Lê Hồng Ngọc
2 tháng 10 2017 lúc 19:55

1: trong vở thầy cho ghi rồi mà:tiết 9 phần 1 nhỏ

2: làm cho quần chúng nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, số ng` chết đói ngày càng tăng

Bình luận (2)
Lê Hồng Ngọc
2 tháng 10 2017 lúc 19:57

câu 2 đây nhá: https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-9-an-do-the-ki-xix-dau-the-ki-xx.1505/

Bình luận (1)
Văn Thắng
10 tháng 10 2017 lúc 21:03

2.

Bình luận (0)
Hà Thị Thu
Xem chi tiết
lương thị hằng
16 tháng 10 2017 lúc 21:46

Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật, nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh.

Bình luận (0)
Đời về cơ bản là buồn......
17 tháng 10 2017 lúc 17:51

* Sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật, nhờ tiền bồi thường và cướp được từ Triều, Trung, kinh tế Nhật Bản đã phát triển mạnh.

* Những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc:

Thứ nhất, sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế như: Mitxui, Mitxubishi …Chủ nghĩa tư bản có hai giai đoạn phát triển là: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền còn gọi là chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, đặc điểm chung nhất của chủ nghĩa đế quốc ở tất cả các nước là sự xuất hiện của các công ty độc quyền, và Nhật cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy.

Thứ hai, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược qua hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), Nga - Nhật (1904-1905).

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Giang
Xem chi tiết
Giap Nguyen Hoang
18 tháng 10 2017 lúc 20:11

Kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh

Do Nhật tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa...

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.
Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), ti lê công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si. giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế. chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

*Các cải cách được tiến hành:
- Hiến pháp mới (1946)
- Cải cách ruộng đất
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, trừng trị tội phạm chiến tranh
- Giải thể công ty độc quyền lớn
- Thanh lọc phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước
- Ban hành quyền tự do.
=> tạo nên sự phát triển "thần kỳ" về kinh tế sau chiến tranh (1952-1973)
* Nền kinh tế Nhật khôi phục và phát triển mạnh khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên
* Kinh tế Nhật phát triển thần kỳ khi Mĩ xâm lược Việt Nam (Nhật là nước cung cấp nguồn vũ khí cho Mĩ trong chiến tranh).

Bình luận (0)
Hieunguyen
30 tháng 10 2017 lúc 19:20

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.
Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), ti lê công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si. giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế. chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

Bình luận (0)
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Phương Dung
3 tháng 10 2020 lúc 12:15
Giống nhau :Nhật Bản và Trung Quốc đều có nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa. Khác nhau: Nhật Bản đẫ tìm ra đường lối đúng đắn là đi theo chủ nghĩa tư sản. Nhờ cuộc Duy tân Minh Trị đã mở đường cải cách Nhật thành một nước tư sản đưa nước Nhật thoát khỏi nền phong kiến lạc hậu và nguy cơ bị biến thành thuộc địa.Còn Trung Quốc do chế đọ phong kiến mục nátvà sự hèn nhát của nhà Mãn Thanh dẫn đến mâu thuẫn dân tộc, dân chủ, gay gắt. Nhiều cuộc cách mạng xảy ra nhưng đèu thất bại cho đến khi cách mạng Tân Hợi diễn ra mới đem lại thành công bước đầucho chủ nghĩa tư bản phát triển
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Huy
5 tháng 11 2017 lúc 20:51

*Cách mạng tư sản
-Mục đích : Đòi quyền lợi kinh tế cho giai cấp mìh, dễ dàng thoả hiệp khi hưởng chút quyền lợi
- Giai cấp lãnh đạo : tư sản
- Phươg hướng : theo khuynh hứơng dân chủ tsản, dễ dàng thoả hiệp
* Cách mạng vô sản
-Mục đích: Giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, đế quốc, phong kiến, tư sản
-Giai cấp lãnh đạo: Công nhân
-Phương hướng : là cuộc cách mạng dân tộc, chính nghĩa, đi tới thắng lợi

Bình luận (1)
Yến Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Lan
Xem chi tiết
Nàng Nhân Mã
Xem chi tiết
Đoàn Hoàng Mỹ Duyên
1 tháng 11 2017 lúc 8:34

- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Nếu bạn cần: Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Bình luận (0)