Bài 1:
Gọi $x_1$ là nghiệm chung của hai phương trình $x^2+ax+1=0$ $(1)$ và $x^2+bx+c=0$
Khi đó $x_1(a-b)+1-c=0\Rightarrow x_1=\frac{c-1}{a-b}$
Áp dụng định lý Viete nghiệm còn lại của PT $(1)$ là $x_2=\frac{1}{x_1}=\frac{a-b}{c-1}$
Gọi $x_3$ là nghiệm chung của hai phương trình $x^2+x+a=0$ và $x^2+cx+b=0$
Khi đó $x_3(c-1)+b-a=0\Rightarrow x_3=\frac{a-b}{c-1}=x_2$
Do đó PT $x^2+ax+1=0$ và $x^2+x+a=0$ có nghiệm chung $x_2=\frac{a-b}{c-1}$
$\Rightarrow (x_2-1)(a-1)=0$
Nếu $a=1$ thì PT $(1)$ chuyển thành $x^2+x+1=0$ (hiển nhiên vô lý vì $x^2+x+1>0$ với mọi $x\in\mathbb{R}$
Do đó $x_2=1$. Thay vào PT $(1)$ suy ra $a=-2$
Mặt khác $\frac{a-b}{c-1}=1\Rightarrow b+c=a+1=-1$
$\Rightarrow a+b+c=-3$