HT.Phong (9A5)

Mọi người cho em hỏi này với ạ hồi chiều em vừa thi GDCD cuối kì II trong trường, trong đó câu 3 đề là vậy ạ: "Theo em, vi phạm đạo đức có vi phạm pháp luật không ? Nêu 2 dẫn chứng ?" 

Em trả lời vậy ạ: 

"Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì đạo đức là phẩm chất cao quý của mỗi người đó là nguồn sống, điều kiển hành vi cùa mình trong đó có hành vi tuân theo pháp luật. Vì sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau nên vi phạm đạo đức cũng sẽ có vi phạm pháp luật. 

* Dẫn chứng:

- Con cái không chăm sóc cha mẹ khi về già đây là hành vi vừa vi phạm đạo đức đồng thời cũng vi phạm pháp luật vì nhà nước quy định con 'cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ khi về già' 

- Trốn tránh nghĩa vụ quân sự đây là hành vi vừa vi phạm đạo đức do nghĩa vụ quân sự là những việc làm để công dân góp phần cho việc bảo vệ tổ quốc nên trốn tránh nghĩa vụ quân sự là việc vi phạm đạo đức đồng thời cũng vi phạm pháp luật" 

Không biết em trả lời vậy đúng không ạ, nhất là phần dẫn chứng thứ 2 em thấy hình như là sai. Mọi người giúp em với, em có chút quà là 10coin ạ 

Anh nghĩ là cái dẫn chứng thứ 2 là đúng đấy em à. Bởi vì đơn giản, khi bạn trốn nghĩa vụ quân sự tức là bạn đang trốn tránh trách nhiệm phục vụ tổ quốc, điều đó đồng nghĩa là bạn đã không làm tròn nghĩa vụ của bạn đối với tổ quốc. Mà đạo đức trong mỗi con người thì theo anh nghĩ thôi nha, đó là phải có trách nhiệm trong việc phụng sự tổ quốc. 

=>Cái dẫn chứng thứ 2 của em, nếu là anh thì anh vẫn sẽ cho điểm. 

Nguyễn Hữu Thế
6 tháng 5 lúc 20:56

Đề hỏi là vi phạm đạo đức có vi phạm pháp luật hay không, thì em nên trả khẳng định chắc chắn là có hay không chứ nhỉ? Câu cuối em trả lời cho vế đó "vi phạm pháp luật có mối quan hệ với nhau nên vi phạm đau đức cũng sẽ có vi phạm pháp luật" thì đúng là như vậy nhưng nó vẫn chưa sáng tỏ em chọn hay là không.

Còn vễ dẫn chức đó anh thấy OK rồi. 

Buddy
6 tháng 5 lúc 21:35

Vi phạm đạo đức chưa hẳn là vi phạm pháp luật:

- Vi phạm đạo đức thì có thể trong suy nghĩ trong hành động nhưng không ảnh hưởng tới người khác, theo bộ luật hình sự thì những ng có suy nghĩ lệch lạc nhưng chưa hành động thì chưa vi phạm với pháp luật.

-Còn cái thứ 2 của bạn thì bạn đang nhầm lẫn với nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi con người với tổ quốc và quyền thực hiện nghĩa vụ của công dân.

Nghĩa vụ quân sự là phải thực hiện khi công dân đủ tuổi thực hiện nghĩa vụ , đây là điều bắt buộc đc ghi ở trong luật ban hành , còn nghĩa vụ công dân là do công dân tự nguyện  thực hiện một nghĩa vụ nào đó mà coi là hợp lí trong xã hội loài người.

Nguyễn Văn Lĩnh :))
6 tháng 5 lúc 21:42

Theo em , Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.

- Tham lam, nhặt được của rơi không trả lại cho người mất

- Học sinh, sinh viên sử dụng tài liệu, gian lận trong thi cử

-Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường

-Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác

$+$ Điểm đúng:
$-$ Xác định đúng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật: đạo đức là nền tảng cho hành vi tuân theo pháp luật.
$-$ Nêu được 2 dẫn chứng cụ thể cho mối quan hệ này:
$->$ Con cái không chăm sóc cha mẹ khi về già: vi phạm đạo đức (bất hiếu) và pháp luật (quy định về nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ).
$+$ Điểm cần hoàn thiện:
$-$ Dẫn chứng thứ 2 chưa chính xác: trốn tránh nghĩa vụ quân sự vi phạm đạo đức (thiếu trách nhiệm với cộng đồng, tổ quốc) nhưng chưa chắc đã vi phạm pháp luật. 
$->$ Lý do: quy định về nghĩa vụ quân sự có thể thay đổi theo thời gian và quốc gia, cần cụ thể hóa đối tượng (công dân nam/nữ, độ tuổi...) và hành vi trốn tránh (không lên trình diện, bỏ trốn...) để xác định chính xác vi phạm pháp luật hay không.

thanh
6 tháng 5 lúc 19:28

Vi phạm đạo đức không nhất thiết phải vi phạm pháp luật, tuy nhiên, vi phạm đạo đức có thể dẫn đến vi phạm pháp luật trong một số trường hợp. Dưới đây là hai ví dụ:

1. Việc gian lận trong kinh doanh: Một doanh nghiệp sử dụng các hành vi gian lận, lừa đảo để đạt được lợi ích cá nhân mà không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh. Điều này không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật về gian lận, lừa đảo trong kinh doanh.

2. Việc vi phạm quy định an toàn lao động: Một công ty không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, không cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên là một hành vi không đạo đức và cũng vi phạm pháp luật về an toàn lao động.

Hello!
6 tháng 5 lúc 20:25

Câu trả lời của bạn về mối quan hệ giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật là hoàn toàn chính xác. Đạo đức và pháp luật đều hướng dẫn hành vi của con người trong xã hội, và thường thì vi phạm đạo đức cũng có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Dẫn chứng bạn đưa ra là phù hợp:

- Con cái không chăm sóc cha mẹ khi về già: Đây là vi phạm đạo đức vì nó thiếu lòng hiếu thảo, đồng thời cũng vi phạm pháp luật vì pháp luật quy định rõ ràng nghĩa vụ này.
- Trốn tránh nghĩa vụ quân sự: Việc này không chỉ là vi phạm đạo đức do không thực hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc mà còn là vi phạm pháp luật vì nghĩa vụ quân sự là yêu cầu pháp lý đối với công dân.

Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng phần trả lời của bạn là đúng và đã cung cấp những dẫn chứng thích hợp cho câu hỏi trong bài thi GDCD của bạn.

Nguyễn Văn Lĩnh :))
6 tháng 5 lúc 21:46

Theo em , dẫn chứng thứ 2 của anh đúng rồi ạ !

thanh
6 tháng 5 lúc 21:50

thiếu 5 coin nha

 

tran trong
7 tháng 5 lúc 8:29

Câu trả lời chưa đủ nhé em, vì vi phạm đạo đức cũng có thể là không vi phạm pháp luật ví dụ việc lỡ hẹn khi đi chơi với bạn sẽ là không giữ chữ tín nhưng không vi phạm pháp luật.

Em nên trả lời theo 2 khía cạnh mỗi khía cạnh lấy 1 ví dụ.

Sinh Viên NEU
7 tháng 5 lúc 9:40

Vi phạm đạo đức chưa chắc là vi phạm pháp luật nhé, để a ví dụ cho e: Một hành động nhỏ thôi như e vẽ bậy lên tường, mặc dù nó vi phạm đạo đức, nhưng vẫn sẽ chưa đủ để quy kết thành vi phạm pháp luật, còn nhiều dẫn chứng khác nx mà e có thể thấy trong đời sống thôi

NeverGiveUp
7 tháng 5 lúc 14:45

-Vi phạm đạo đức không đồng nghĩa với vi phạm pháp luật. Mặc dù hai phạm trù này có liên quan mật thiết, nhưng không phải mọi hành vi vi phạm đạo đức đều cấu thành vi phạm pháp luật.

-Dẫn chứng:

+Nói dối: Nói dối thường bị coi là hành vi thiếu đạo đức, nhưng không phải lúc nào cũng vi phạm pháp luật. Ví dụ, nói dối để bảo vệ người khác khỏi nguy hiểm có thể được chấp nhận.
+Bỏ rác bừa bãi: Xả rác bừa bãi là hành vi vi phạm đạo đức, gây ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và hình thức xử phạt sẽ tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng địa phương.

_silverlining
7 tháng 5 lúc 15:23

Về mối quan hệ giữa đạo đức với pháp luật, hồi trước mình nhớ lướt một bài thảo luận về chủ đề "Có nên hợp pháp hóa mại dâm hay không?" thì mình đọc được một câu khá ấn tượng về mối quan hệ này "Pháp luật là tiêu chuẩn thấp nhất của đạo đức" và mình thấy nó khá đúng =)))) Nếu câu hỏi của bạn đặt ngược lại thì câu trả lời của bạn là đúng còn như này thì không hẳn, và việc bạn đang đưa ra ví dụ là đưa ra ví dụ để support cho luận điểm sai của bạn ha (?) Nhưng mà không biết câu hỏi này có trong đề cương hay SGK để chuẩn bị trước gì không, thông thường thì ở cấp 2 mấy môn này giáo viên cũng không quá khắt khe đâu =)))

DSQUARED2 K9A2
7 tháng 5 lúc 20:34

Câu trả lời của bạn về mối quan hệ giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật là hoàn toàn chính xác. Đạo đức và pháp luật đều hướng dẫn hành vi của con người trong xã hội, và thường thì vi phạm đạo đức cũng có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Dẫn chứng bạn đưa ra là phù hợp:

- Con cái không chăm sóc cha mẹ khi về già: Đây là vi phạm đạo đức vì nó thiếu lòng hiếu thảo, đồng thời cũng vi phạm pháp luật vì pháp luật quy định rõ ràng nghĩa vụ này.
- Trốn tránh nghĩa vụ quân sự: Việc này không chỉ là vi phạm đạo đức do không thực hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc mà còn là vi phạm pháp luật vì nghĩa vụ quân sự là yêu cầu pháp lý đối với công dân.

 

phúc
7 tháng 5 lúc 22:37

ê

 


Các câu hỏi tương tự
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trần Thanh Mai
Xem chi tiết
matkhauttqh
Xem chi tiết
matkhauttqh
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Quỳnh
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
shanyuan
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết