Sinh học

Thu Thảo Phạm
Xem chi tiết
Thu Thảo Phạm
29 tháng 11 2015 lúc 20:10

chắc câu này khó quá nên k ai trả lời mình biết đáp án rùi! <3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
ATNL
30 tháng 11 2015 lúc 14:02

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Đây là câu hỏi thường gặp nên mình vẫn gửi trả lời cho những bạn khác có thể tham khảo:

Bố mẹ của 1 em bé có nhóm máu A (kiểu gen IAIA hoặc IAIO) và nhóm máu AB (kiểu gen IAIB) thì không thể sinh ra em bé có nhóm máu O (kiểu gen là IOIO).

a. Vậy: em bé có nhóm máu A là con của bố mẹ có nhóm máu A, AB; em bé có nhóm máu O là con của bố mẹ có nhóm máu O, A (người nhóm máu A này buộc phải có kiểu gen IAIO).

b. Nếu không xét nghiệm máu của người con thì làm sao biết em bé ấy có nhóm máu nào. 

Bình luận (0)
Thu Thảo Phạm
7 tháng 12 2015 lúc 18:07

Câu b trả lời của cậu có ý sai rồi mong cậu xem lại!!

Bình luận (0)
Đặng Minh Triều
Xem chi tiết
Cỏ Gấu
18 tháng 11 2015 lúc 8:44

Nói đột biến gen là hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường vì nguyên nhân (các tác nhân lý hóa học) gây ô nhiễm môi trường cũng chính là nguyên nhân gây đột biến gen.

Cụ thể:

Nguyên nhân của đột biến gen là do các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường trong và ngoài. 

Các tác nhân vật lý, hóa học gây ô nhiễm môi trường như là chất phóng xạ, chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức, rác thải sinh hoạt… cũng đồng thời là tác nhân gây đột biến gen.

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai
Xem chi tiết
ATNL
21 tháng 11 2015 lúc 14:49

Nếu bịt kín miệng lọ và chỉ để một ống dẫn dẫn khí vào một bình nước khác thì có thể quan sát được các bọt khí thoát ra (đó chính là do thực vật quang hợp và tạo ra O2). Cũng có thể để sẵn một ít nước (một hoặc hai giọt) vào đầu kia của ống dẫn và quan sát sẽ thấy khí tạo ra trong ống dẫn sẽ đẩy giọt nước di chuyển.

Khi thay đổi độ chiếu sáng (tăng, giảm cường độ chiếu sáng) có thể ảnh hưởng đến cường độ quan hợp và dẫn đến thay đổi lượng O2 thoát ra. Hiện tượng quan sát được có thể là sự tăng giảm số lượng bọt khí hoặc thay đổi tốc độ dịch chuyển của giọt nước trong ống dẫn.

Bình luận (3)
Phan Lê Vỹ
16 tháng 11 2018 lúc 10:06

cái bạn trả lời đúng là đúng đó bạn

Bình luận (0)
Trần Ân
Xem chi tiết
ATNL
11 tháng 11 2015 lúc 11:10

Bạn có thể nêu rõ cụ thể là các sinh vật hoặc nhóm sinh vật nào, ví dụ khác biệt về thành tế bào sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn, hay khác biệt về thành tế bào động vật và thực vật,....

Bình luận (0)
Trần Ân
11 tháng 11 2015 lúc 16:50

dạ thực vật, nấm, vi khuẩn

Bình luận (0)
Cỏ Gấu
11 tháng 11 2015 lúc 21:45

Thành tế bào là một lớp dai, linh hoạt đôi khí khá cứng bao quanh một số tế bào. Nó nằm bên ngoài màng tế bào và tạo cấu trúc hỗ trợ và bảo vệ tế bào, ngoài ra nó còn hoạt động với chức năng lọc. Một chức năng quan trọng của thành tế bào là hoạt động như một nồi áp suất, ngăn chặn sự giãn nở quá mức khi nước đi vào tế bào.

Thành tế bào được tìm thấy ở thực vật, vi khuẩn, nấm, tảo và một số vi khuẩn cổ. Động vật và động vật nguyên sinh đa số không có thành tế bào. Ở các sinh vật khác nhau thành tế bào có cấu tạo hóa học là khác nhau: 

Thành tế bào vi khuẩn (giới khởi sinh) chứa peptidoglican (xem cấu trúc tế bào nhân sơ sinh 10). Thành tế bào tảo chứa xenlulozo. Thành tế bào thực vật chứa xenlulozo. Thành tế bào nấm chứa kitin (một số ít có thành chứa xenlulozo). Nấm nhầy, động vật nguyên sinh: Không có thành tế bào. Động vật: hầu hết không có thành tế bào, một số ít có thành tế bào chứa glicocalix.
Bình luận (0)
Trần Ân
Xem chi tiết
Cỏ Gấu
8 tháng 11 2015 lúc 23:14

Muốn giải thích tính thấm chọn lọc của màng tế bào cần hiểu rõ cấu trúc của màng tế bào.

Về cơ bản thì thành phần cấu tạo nên màng tế bào gồm có Lipid (Phospholipid và Cholesteron), Protein và một tỷ lệ rất nhỏ Carbohydrat.

Lớp màng Phospholipid bên ngoài màng tế bào chỉ cho phép những phân tử nhỏ, có thể hòa tan trong dầu mỡ đi qua. Các phân tử lớn, chất điện li muốn ra, vào tế bào đều cần phải đi qua các kênh protein thích hợp. Chính điều này tạo nên tính thấm chọn lọc của màng tế bào.

Bình luận (0)
Anh Tú
Xem chi tiết
Cỏ Gấu
8 tháng 11 2015 lúc 23:37

Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh. Màng sinh chất hay còn gọi màng tế bào có các protein thụ thể có chức năng thu nhận thông tin thay đổi đó giúp cho tế bào đưa ra những đáp ứng thích hợp. 

Bình luận (0)
linh rion
Xem chi tiết
Cỏ Gấu
8 tháng 11 2015 lúc 7:51

- Cắm 2 cành hoa màu trắng vào 2 cốc nước, một cốc nước có pha màu (cốc A) và một cốc nước thường (cốc B) rồi để ra chỗ sáng.

=> Sau một thời gian những cánh hoa của cành hoa cắm trong cốc nước màu sẽ đổi sang màu của cốc nước

=> Có sự vận chuyển nước và các chất trong thân cây.

Bình luận (0)
Bunny Châu
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
6 tháng 11 2015 lúc 12:00

Hệ thống đang trong quá trình phát triển, nên số lượng thành viên tham gia chưa nhiều. Rất mong bạn giới thiệu cho các bạn khác cùng tham gia.

 

Bình luận (0)
Thu Hà
Xem chi tiết
Cỏ Gấu
4 tháng 11 2015 lúc 17:44

D. Không tính được số nu từng loại của đoạn mạch đó.

Bình luận (0)
Bảo Duy Cute
3 tháng 7 2016 lúc 6:13

Một đoạn ADN, trên mạch 1 có số nuclêôtit loại A là 200, trên mạch hai có số nuclêôtit loại G là 300. Số nuclêôtit từng loại của cả đoạn mạch đó sẽ là:

A.A = T = 400.

B.G = X = 600.

C.A = T = 200, G = X = 300.

D.Không tính được số nuclêôtit từng loại của đoạn mạch đó

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thanh Bình
Xem chi tiết
Hà Ngân Hà
28 tháng 10 2015 lúc 17:49

Cơ thể trai không có đầu vì chúng thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động.

Bình luận (0)