Đề cương ôn tập văn 11 học kì I

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
6 coin

TỔNG ĐIỂM : 10,0

 

SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG                   ĐỀ 2: ÔN THI HỌC KỲ I - LỚP 11

TRƯỜNG THPT BẢO LỘC                                  NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                    Môn: Ngữ văn

                                                                   Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

  ĐỀ CHÍNH THỨC

  (Đề thi gồm 01 trang)

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

            “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

                                                       (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 3. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 ( 3 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm “mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.

Câu 2 (5 điểm )

            Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:  

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

                  ( SGK Ngữ văn 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 29, năm 2008)

 

 

 

 

 

 

Họ và tên thí sinh:…………………………………...…SBD………………………………...

CBCT 1:………………………………………………Chữ kí………………………………..

CBCT 2:………………………………………………Chữ kí:……………………………….

 

 

 

SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG                   ĐỀ 2: ÔN THI HỌC KỲ I - LỚP 11 CB

TRƯỜNG THPT BẢO LỘC                                  NĂM HỌC: 2019 - 2020        

                                                               Môn: Ngữ văn

                                                             Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang)

 

Câu

                              Hướng dẫn giải

Điểm

 

 

 

Câu 1

(2 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách nhận diện phương thức biểu đạt, nêu nội dung

chính, trình bày suy nghĩ về một quan điểm.

2.0

 

b. Yêu cầu về kiến thức.                

- Câu 1: Phương thức nghị luận. 

- Câu 2: Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó.

- Câu 3: đáp án mở, học sinh nêu được thế mạnh của bản thân, diễn đạt hợp lí.

 

0.5

 

 0.5

 1.0

 

 

Câu 2

(3 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm “mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.

 

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý sau:

 

-         Học sinh trình bày quan điểm theo 2 nội dung gợi ý:

+ Khẳng định mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn.

+ Nhận thức được rằng mỗi người có một giá trị riêng vì vậy không nên mặc cảm, tự ti khi thua kém về mặt nào đó.

 

* Lưu ý:

- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3

(5 điểm)

Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.

5.0

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một đoạn thơ: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

b. Yêu cầu về kiến thức:

 

a. MB

- Phần mở bài nêu được những nét chính về tác giả Tú Xương; bài thơ Thương vợ , hình ảnh bà Tú – người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh.

b. TB.

- Người phụ nữ vất vả, lam lũ, cần mẫn, chăm chỉ qua hoàn cảnh sống đặc biệt và gánh nặng gia đình.

- Người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó.

- Người phụ nữ giàu đức hi sinh, hết lòng vì chồng con.

- Nghệ thuật :

+ Vận dụng sáng tạo hình ảnh và ngôn ngữ văn học dân gian.

+ Kết hợp chất trào phúng và trữ tình.

c. KB: Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của bà Tú; rút ra bài học cho bản thân.

 

 

 0,5

  

 

 3,5

 

 

 

0.5

 

0.5

* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

         

 

 

Khách