Nội dung lý thuyết
- Hồ Chí Minh (19/05/1889 - 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
- Quê quán: Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An.
- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
- Là một người thông minh ham học hỏi và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.
- Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
- Các tác phẩm:
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
+ Truyện và kí: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
+ Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 - 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 - 1945.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Thống nhất: về cả mục đích, quan điểm và nguyên tắc sáng tác.
+ Đa dạng, mỗi thể loại, Hồ Chí Minh lại có một cách viết khác nhau.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Là bài thơ thứ 31, trích “Nhật ký trong tù” Hồ Chí Minh
- Sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
b. Bố cục
- Phần 1: 2 câu đầu: bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước.
- Phần 2: 2 câu cuối: bức tranh sinh hoạt.
c. Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Không gian: rộng lớn, làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh vật.
- Thời gian: chiều tối - thời khắc cuối cùng của một ngày. Con người, vạn vật mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi.
- Điểm nhìn: từ dưới lên caocho thấy phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.
- Cảnh vật: xuất hiện 2 hình ảnh:
+ “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”: Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển. “Quyện điểu” (chim mỏi): một cái nhìn tinh tế, cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật.
-> Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng của thi nhân nặng nề lê bước trên đường đi đày và khát khao một chốn dừng chân.
+ “Cô vân mạn mạn độ thiên không”: “Cô vân”: chòm mây lẻ loi, cô đơn, gợi cảm giác buồn vắng. “Mạn mạn”: chỉ sự trôi chậm chậm, lững lờ, không gian rộng, thoáng đãng, gợi sự ung dung thư thái trong tâm hồn thi nhân. “Độ thiên không”: chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia là âm trạng cô đơn, lạc lõng trước khoảng không bao la.
- Tuy nhiên câu thơ dịch bỏ mất từ “cô” nên đã làm giảm bớt sự cô đơn, và không chuyển hết nghĩa của từ láy “mạn mạn” chưa chuyển tải được hết nỗi lòng trong tâm hồn Bác:
+ “Cô vân” dịch ra là “chòm mây”: chưa sát nghĩa từ đó làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.
+ “mạn mạn” dịch ra là “trôi nhẹ”: chưa sát nghĩa nên làm mất đi tư thế chậm chạp, uể oải, lững lờ không muốn di chuyển của áng mây.
- Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi. Ẩn sau bức tranh ấy là vẻ đẹp tâm hồn Bác: yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Bằng bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình.
=> Bức tranh thiên nhiên chiều tối hiện lên thật đẹp và thoáng đãng. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.
- Thời gian: đêm tối nhưng bừng sáng ánh lửa hồng.
- Không gian: xóm núi ấm áp.
- Hình ảnh cô gái xay ngô: hình ảnh chân thực, đời thường, giản dị, tạo nên bức tranh lao động trẻ trung, khỏe khoắn, đầy sức sống. Và vẻ đẹp của sự sống con người đã làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
- Điệp vòng và đảo từ “ma bao túc”- “bao túc ma”:
+ Tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng cho lời thơ.
+ Diễn tả vòng quay không dứt của cối xay ngô.
+ Nỗi vất vả, nhọc nhằn trong lao động.
+ Mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự vận động của thời gian.
=> Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình để quan tâm, chia sẻ với cuộc sống nhọc nhằn của người lao động thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
- Nghệ thuật sử dụng “nhãn tự”: “hồng” làm điểm sáng của toàn bài thơ:
+ Sự vận động: nỗi buồn - niềm vui, bóng tối - ánh sáng.
+ Làm vơi đi nỗi cô đơn, vất vả và mang lại niềm vui, sức mạnh làm ấm lòng người tù.
+ Tạo niềm vui về cảnh sum họp đầm ấm và sự lạc quan cách mạng trong tâm hồn Bác.
* So sánh dịch thơ và phiên âm: Phần dịch chưa được sát với nguyên bản:
- “Sơn thôn thiếu nữ” - “cô em xóm núi”: không giữ được sự trang trọng của nguyên tác.
- Dịch thừa chữ “tối”: Làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ.
=> Hai câu thơ thể hiện lòng yêu thương con người, yêu cuộc sống ở Bác. Đồng thời thấy được sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, hàm súc, cô đọng. Kết hợp với thủ pháp đối lập, điệp vòng …
- Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển và hiện đại.
2. Nội dung
Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống. Luôn kiên cường, ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.