Vi hành

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam.

- Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

- Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.

2. Tác phẩm

a. Tóm tắt

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi - một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định. Họ bàn luận, nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pi-e, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Vi hành là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19 - 2 - 1923.

- Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác - xây.

c. Bố cục

- Phần 1: (Từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

- Phần 2: (Còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

@1418705@@1418937@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Tình huống truyện độc đáo

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm. Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định.

- Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng.

- Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

-> Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm.

- Đến cả Chính quyền Pháp cũng nhầm lẫn và không phân biệt được người dan vàng: Theo dõi tất cả những ai có màu da vàng. Đón tiếp như thượng khách một cách “thầm kín, vô tư và hết sức tận tụy”.

- Từ sự nhầm lẫn đó, tác giả đã hạ bệ vua Khải Định bằng hình thức lố bịch hoá khách quan mà rất sinh động, ấn tượng. Chế giễu hành động thi hành công vụ chặt chẽ mà ngớ ngẩn của mật thám Pháp, lên án chế độ thuộc địa của thực dân Pháp - một nước tự xưng là mẫu quốc.

2. Hình tượng nhân vật Khải Định

- Ngoại hình:

+ Da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch.

+ Trang phục lố lang như khoe của.

+ Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm.

- Hành vi: nhút nhát, lén lút.

- Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực dân Pháp.

@1418581@

3. Dùng hình thức viết thư

Hình thức viết thư như một lời trao đổi với người thân, đem đến cho tác phẩm nhiều hiệu quả độc đáo:

- Tạo thêm tính khách quan, chú ý cho tác phẩm.

- Tạo niềm tin cho độc giả về việc đây là một câu chuyện có thật, không phải do hư cấu mà ra...

4. Nghệ thuật trào phúng

- Kết hợp chặt chẽ giữa giọng văn hài hước, mỉa mai với lối chơi chữ để tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc.

- Xây dựng mâu thuẫn gây cười nhằm tố táo mạnh mẽ, sâu sắc.

- Tạo mâu thuãn, đối lập trong hình tượng vua Khải Định: Là vua của một nước, là thiên tử đi vi hành với mục đích tốt đẹp đối lập với hình ảnh con rối, trò hề tại nước bạn.

- Sự mâu thuẫn, đối lập còn xuất hiện trong hình ảnh thực dân Pháp: Là nước văn minh, khai sáng, tự do, dân chủ mà lại thi hành chính sách tàn bạo với nhân dân thuộc địa, người dân Pháp thì có tư tưởng kì thị chủng tộc, chạy theo thị hiếu tầm thường.

@1419104@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.

- Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.

- Tình huống truyện độc đáo.

- Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả.

2. Nội dung

Tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ, tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân. Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu. Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước. Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.