Lưu biệt khi xuất dương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả 

- Phan Bội Châu (1867 - 1940) vốn tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.

- Ông sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Ông nổi tiếng thông minh từ bé: Năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

- Năm 1922 ông định thực hiện chính sách cải tổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự góp ý của Nguyễn Aí Quốc.

- Ông là cây bút suất sắc của văn chương Cách mạng.

- Các tác phẩm chính: “Việt Nam vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Ngục trung thư”, “Trùng Quang tâm sử”, “Phan Sào Nam văn tập”, “Phan Bội Châu niên biểu”,....

- Năm 1925 ông bị thực dân Pháp bắt cóc và xử án tù chung thân.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí.

b. Bố cục

- Phần 1: (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.

- Phần 2: (Còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

@1809371@@1809459@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu đề

- "Hi kì:" nhấn mạnh tính trọng đại của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác.

- Trước hết câu thơ vẫn nói đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến thời phong kiến: nam nhi phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải lạ ở trên đời.

- Thế nhưng trong quan niệm cuả mình cụ Phan đã có điểm nhìn mới mẻ, sáng tạo hơn: “Há để càn khôn tự chuyển dời”:

+ Thời xưa người ta thưởng phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt.

+ Nhưng với cụ Phan làm trai sao lại để như vậy, phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế (đặt trong hoàn cảnh hiện tại câu thơ ngụ ý nói tới việc tìm đường cứu nước).

+ Hình thức câu hỏi tu từ khiến câu thơ xoáy sâu và tâm trí người đọc đặc biệt là các đấng nam nhi.

@1809518@

2. Hai câu thực

- Tác giả đã thể hiện rõ cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn, đồng thời mang ý kích lệ ý thức này ở các trang nam nhi

- Một người sống vì dân vì nước tên tuổi sẽ lưu truyền ngàn năm

-> Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của trang nam nhi: phải tự giác chủ động, lưu danh thiên cổ. Đồng thời thúc giục mọi người sống có ích

3. Hai câu luận

- Chí nam nhi được gắn chặt vào hoàn cảnh hiện tại của đất nước:

+ Hiện lên trong câu thơ là nỗi đau mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm, không cam chịu (sống thêm nhục)

+ Trung quân ái quốc là tư tưởng đạo đức nho gia nhưng hiện nay còn đâu vua hiền mà trung, sách vở thánh hiền đâu cứu được thời buổi nước mất nhà tan nàyè câu thơ thức tỉnh hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước

- Bằng sự quyết liệt táo bạo của nhà cách mạng đi trước thời đại Phan Bội Châu đang đối đầu, phản bác trực tiếp nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước

4. Hai câu kết

- Những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: Biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình

- Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng lãng mạn thể hiện tư thế, khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, khơi gợi được nhiệt huyết cả một thế hệ.

@1809612@

5. Tư duy mới mẻ, táo bạo của chí sĩ cách mạng

- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn. 

- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: Con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình.

- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú.

- Hình ảnh sinh động vá sức truyền tải cao.

- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.

- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ.

2. Nội dung

Bài thơ thể hiện lý tưởng yêu nước cao cả, nhiệt huyết, sôi sục và tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của chí sĩ cách mạng.

@1809706@