Nội dung lý thuyết
- Cao Bá Quát (1809 ? - 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).
- Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
- Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (“Thần Siêu, Thánh Quát”).
- Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ảnh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
- Tác phẩm còn lại: 1400 bài thơ, trên 20 bài văn xuôi, một số bài phú Nôm, hát nói.
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.
b. Thể loại
- Bài thơ viết theo thể hành ( còn gọi là ca hành).
- Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
c. Bố cục
- Phần 1: (4 câu đầu): Hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.
- Phần 2: (6 câu tiếp theo): Tâm trạng suy tư của người đi đường.
- Phần 3: (Còn lại): Sự bế tắt của người đi đường.
- Xuất hiện nối tiếp nhau tưởng vô tân, mở ra không gian rộng mở, tít tắp đến mờ mịt.
- “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.
- Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được cân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, nhọc nhằn, thử thách.
- Mặt trời lặn: sự tối tăm, mù mịt.
- Hình ảnh người đi trên bãi cát:
+ Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc.
+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển.
+ Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.
+ Nước mắt rơi: khó nhọc, gian truân.
- Hình ảnh bãi cát dài mù mịt, bế tắc trong bài thơ chính là hình ảnh thực. Đó là con đường Cao Bá Quát phải vượt qua để vào kinh đô Huế để dự thi, nhưng hình ảnh đó đã toát lên triết lí nhân sinh sâu sắc, con đường cát rợn ngợp phải chăng chính là con đường đời, con đường hành đạo của kẻ sĩ, nhiều chông gai, thử thách nhưng không bế tắc, mịt mù.
* 4 câu thơ đầu
- Người lữ khách hiện lên trong hoàn cảnh cô đơn lẻ loi cùng bao nỗi ngao ngán, chán chường, tuyệt vọng. Bãi cát trước mắt như dài ra vô hồn, mỗi bước đi cứ chậm lại, còn mặt trời - kẻ đồng hành duy nhất đã bắt đầu lặn. Người lữ khách cứ bước tiếp, chưa biết đâu là điểm dừng. Tình cảnh đó đã khiến giọt nước mắt của lữ khách rơi xuống trên con đường chân lí. Đó là giọt nước mắt bế tắc, bi phẫn, mệt mỏi của một cõi lòng biết trước tương lai là mù mịt mà vẫn phải dấn bước.
- Cách ngắt nhịp 2/3 cộng hưởng với từ ngữ trong câu thơ vừa gợi bước đi nặng nề, vừa khắc hoạ nỗi chán nản của người lữ khác.
* Câu thơ 5 - 6
- Trước nỗi bi phẫn, người lữ khách cất lời tự trách: "không học được ông tiên có phép ngủ kĩ".
- Nhà thơ tự trách mình không học được phép ngủ giống tiên ông để không phải biết đến nỗi vất vả của trèo non, lội suối, để có thể làm ngơ trước sự đời mà sống cho nhàn thân, không phải theo đuổi sự nghiệp, công danh. Qua lời trách, hiện lên con người nam nhi chán nản với con đường công danh nhưng không làm ngơ trước thời cuộc. Lời tự trách của tác giả là lời từ chối cao ngạo lối sống hèn nhát của tâm hồn thanh cao, trong sáng, thiết tha với dân với đời.
* Câu thơ 7 - 11
- Tác giả luận bàn về kẻ đi đường. Vì theo tác giả, trên con đường đời có rất nhiều loại người.
+ Người say vô số: là những kẻ tất bật với danh hoa, phú quý, quên trách nhiệm với đời, coi công danh là miếng mồi ngon.
+ Người tỉnh: là người có lí tưởng, hoài bão, thiết tha với dân với đời.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập cho thấy:
+ Nhà thơ tự tách riêng mình ra, không trộn lẫn với phường danh lợi.
+ Khắc hoạ tình cảnh cô đơn, lẻ loi của nhà thơ trên con đường đi tìm chân lí của con người.
+ Bộc lộ thái độ khinh ghét đối với những danh lợi tầm thường.
-> Qua nghệ thuật đối lập nói lên một nhân cách cao đẹp, bản lĩnh cứng cỏi.
* Câu thơ 12 - 17
- Nhà thơ trở lại với thực tại, đối mặt với con đường cùng, cất lên câu hỏi da diết: "Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?".
- Những câu hỏi cất lên chất chứa bao băn khoăn của người lữ khách trong công việc lựa chọn hướng đi:
+ Một là tiếp tục vượt qua bãi cát dài.
+ Hai là dừng chân trở lại, chấp nhận cuộc sống xưa nay của phường danh lợi tầm thường.
- Nhưng cuối cùng người lữ khách đã cất tiếng hát đường cùng. Bước tiếp trên con đường đầy chông gai. Khúc hát trào dâng một niềm bi phẫn những ngạo nghễ chứ không ai oán, thở than.
- Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trả, lúc dứt khoát -> thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.
=> Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.
1. Nghệ thuật
- Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng (bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời)
- Âm điệu bi tráng (vừa buồn, vừa có sự phản kháng, âm thầm, quyết liệt đối với xã hội lúc bấy giờ).
2. Nội dung
- Bài thơ là sự chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lỗi thoát trên đường đời. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn.