Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Sinh ra ở quê mẹ: Gia Định.

- Con quan, được dạy chữ từ nhỏ. 12 tuổi ông theo cha Nguyễn Đình Huy, chạy loạn về quê nội Huế. Tại đây ông tiếp tục học hành, đỗ tú tài ở Gia Định 1843. Năm 1849, ông ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi thì mẹ mất trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả hai mắt.

- Học giỏi, đỗ tú tài năm 26 tuổi.

- Bị mù, từ đó mở trường dạt học và làm thuốc tại quê nhà.

- 1858, Pháp đánh vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu chạy về Cần Giuộc.

- Ba Tri Phát mua chuộc ông không được: “Đất vua đã mất, riêng tôi nào có đáng gì?”.

- Ông mất năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

-  Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.

* Sự nghiệp sáng tác:

- Trước khi Pháp xâm lược: Lục Vân Tiên (Chiến đấu bảo vệ đạo đức, công lý).

- Sau khi Pháp xâm lược: thơ văn yêu nước chống Pháp.

* Quan niệm sáng tác:

- Văn chương là vũ khí chiến đấu.

- Các tác phẩm văn chương của ông hầu hết đều viết bằng chữ Nôm:

Dương Từ Hà Mậu gồm 3456 câu lục bát.

Chạy tây 1859.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1861.

+ 12 bài thơ điếu Trương Định và tế Trương Định 1864.

+ 12 bài thơ điếu Phan Tông 1868.

Văn tế nghĩa sĩ trận vọng lục tỉnh 1874, Ngư tiều y thuật vấn đáp.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc.

- Năm 1861, vào đêm 14 - 12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại.

b. Thể loại

- Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng.

- Bài văn tế thường có các phần:

+ Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết).

+ Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết).

+ Ai vãn (than tiếc người chết).

+ Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết).

c. Bố cục 

- Lung khởi: (Từ đầu đến “...tiếng vang như mõ”): Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc.

- Thích thực: (Tiếp theo đến”... tàu đồng súng nổ”): Hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

- Ai vãn: (Tiếp theo đến “...cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”): Tiếng khóc cao cả thiêng liêng.

- Kết: (Còn lại): Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

@1349358@@1349412@

II. Đọc - hiểu văn bản 

1. Lung khởi: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc.

- Bài văn tế được mở đầu bằng tiếng than quen thuộc.Tuy nhiên trong tiếng than này Làm hiện lên cả một tình thế hết sức căng thẳng của thời đại: Đất nước đang có giặc ngoại xâm, toàn dân tộc đứng lên chiến đấu. Câu mở đầu ngắn gọn, hàm súc đã dựng lên khung cảnh bão táp của thời đại, Khái quát đầy đủ hai mặt của bão táp lớn lao. Một bên là sự xâm lược của kẻ thù với vũ khí tối tân hiện đại, còn một bên là lòng dân là ý thức chống xâm lăng của dân ta.

- Với một tấm lòng gắn bó máu thịt với nhân dân, đất nước, nay được chứng kiến những tấm gương anh hùng ngay trên quê hương. Tác giả đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ chân thành và khẳng định những người nhân dân ấy tuy đã hy sinh nhưng danh tiếng vẫn còn mãi mãi.

=> Mở đầu bài văn tế, tác giả đã tô đậm hình ảnh lòng dân người sáng giữa đất trời bằng những nét uy nghi, lộng lẫy. Nó giống như một bệ đỡ hoành tráng cho bức tượng đài sẽ được miêu tả ở phần sau.

2. Thích thực: hồi tưởng cuộc đời người và công đức của nghĩa sĩ

- Trước khi giặc đến:

+ Lai lịch: là những người nông dân hiền lành, đau khổ.

+ Cuộc sống: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy vốn quen làm...

+ Sử dụng từ láy cui cút  tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân. Đó là cuộc sống gắn bó với ruộng đồng, con trâu, cái cày.

+ Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,... cho thấy sự xa lạ, không hiểu biết với công việc nhà binh, chiến tranh.

- Sự chuyển biến trong tư tưởng của người nông dân

+ Người nông dân sống trong xã hội phong kiến nên buộc phải trông chờ lệnh triều đình khi giặc tới. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy sự ươn hèn vô trách nhiệm của nhà nước phong kiến. Trước tình hình đó, người nông dân vẫn bộc lộ lòng căm thù giặc. Qua lối so sánh thật thà, bộ trực đầy chất nông dân.

+ Không thể thụ động, trông chờ vào triều đình, những người nông dân đã có bước chuyển biến trong tư tưởng. Họ tự giác đứng lên giết giặc cứu nước với những phẩm chất cao đẹp: Tự nguyện bước vào cuộc chiến đấu với ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc.

- Tác giả tiếp tục nhấn mạnh hình ảnh những người nông dân khi vào trận: những người lính vốn là những người nông dân giờ trở thành nghĩa sĩ, họ chưa từng là chiến binh, chẳng có vũ khí, chưa hề được rèn tập võ nghệ, binh thư, binh pháp và khi vào trận vẫn mang dáng dấp của người nông dân trên đồng ruộng, với những nông cụ thô sơ sẵn có mà trước đó còn dùng trong sinh hoạt gia đình, trong sản xuất.

- Bút pháp hiện thực với những chất liệu sống động của chiến trường đã tạo nên bức tranh chiến trận hào hùng của đội quân áo vải. Hệ thống động từ mạnh nối tiếp nhau, miêu tả những động tác quyết liệt: đốt, chém, đạp, lướt, đâm, xô, xông,... Trước mắt người đọc như loang loáng những đường gươm, ào ạt những bóng người cùng với âm thanh chiến trận, vang động đất trời.

- Những nghĩa sĩ Cần Giuộc xông vào trận chiến như xô cửa đạp vào, khiến cho kẻ thù thất điên bát đảo. Những con người quả cảm ấy đã nêu lên một tấm gương sáng ngời vào trang sử chống thực dân Pháp đầu tiên của dân tộc. Những chiến công đẹp đẽ bằng ý thức tự giác và bằng máu xương của họ, tác giả đã bất tử hoá những người đã khuất, tạo dựng họ thành bức tượng đài cao đẹp, bằng ngôn từ, họ sẽ sống mãi trong văn chương của dân tộc.

@1349859@

3.  Ai vãn: Tiếng khóc cao cả thiêng liêng

- Bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ -> bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người viết

- Tiếng khóc được cổng hưởng từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau:

+ Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành.

+ Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thân không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ.

+ Nỗi căm giận kẻ thù gây nên nghịch cảnh éo le hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của đất nước.

+ Niềm cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất, ngọn rau, lấy cái chết làm rạng ngời chân lí cao đẹp: chết vinh còn hơn sống nhục.

+ Biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đời đời được nhân dân ngưỡng mộ và Tổ quốc ghi công.

=> Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà cao hơn, tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng của người liệt sĩ. Tiếng khóc không chỉ gợi nỗi đau thương mà còn khích lệ tinh thần chiến đấu của người còn sống.

4. Ca ngợi linh hồn bất diệt của nghĩa sĩ

- Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng của tác giả trước hình tượng người nghĩa sĩ nông dân: nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu.

- Bài văn tế kết thúc trong giọng điệu trầm buồn. Ngữ điệu câu không trọn vẹn, giây phút mặc niệm, cái nấc nghẹn ngào đến đau đớn của Đồ Chiểu, của bao người gửi đến những nghĩa sĩ đã ngã xuống vì đất nước. Tất cả đều ngợi ca công đức của họ.

@1349766@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngôn từ giản dị nhưng có khả năng gợi cảm lớn, có giá trị thẩm mĩ cao.

- Giọng văn thay đổi linh hoạt.

- Sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật: phép đối, phép liệt kê,...

2. Nội dung

Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khác nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta. Bức tượng đài ấy là dấu mốc thể hiện cả một bi kịch lớn của dân tộc - bi kịch mất nước, và báo hiệu một thời kì lịch sử đen tôi của dân tộc ta - thời kì một trăm năm Pháp thuộc. Nhưng thật hào hùng, trong cái bi kịch lớn ấy, tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vẫn ngời sáng bởi cái lí tưởng cao đẹp của nghĩa sĩ Cần Giuộc - những người sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn, vì dân tộc.

@1349685@