Lẽ ghét thương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Sinh ra ở quê mẹ: Gia Định.

- Con quan, được dạy chữ từ nhỏ. 12 tuổi ông theo cha Nguyễn Đình Huy, chạy loạn về quê nội Huế. Tại đây ông tiếp tục học hành, đỗ tú tài ở Gia Định 1843. Năm 1849, ông ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi thì mẹ mất trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả hai mắt.

- Học giỏi, đỗ tú tài năm 26 tuổi.

- Bị mù, từ đó mở trường dạt học và làm thuốc tại quê nhà.

- 1858, Pháp đánh vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu chạy về Cần Giuộc.

- Ba Tri Phát mua chuộc ông không được: “Đất vua đã mất, riêng tôi nào có đáng gì?”.

- Ông mất năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

-  Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.

* Sự nghiệp sáng tác:

- Trước khi Pháp xâm lược: Lục Vân Tiên (Chiến đấu bảo vệ đạo đức, công lý).

- Sau khi Pháp xâm lược: thơ văn yêu nước chống Pháp.

* Quan niệm sáng tác:

- Văn chương là vũ khí chiến đấu.

- Các tác phẩm văn chương của ông hầu hết đều viết bằng chữ Nôm:

+ Dương Từ Hà Mậu gồm 3456 câu lục bát.

+ Chạy tây 1859.

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1861.

+ 12 bài thơ điếu Trương Định và tế Trương Định 1864.

+ 12 bài thơ điếu Phan Tông 1868.

+ Văn tế nghĩa sĩ trận vọng lục tỉnh 1874, Ngư tiều y thuật vấn đáp.

2. Tác phẩm

a. Truyện Lục Vân Tiên

- Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định.

- Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa; thể hiện khát vọng lý tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, ở đó mọi quan hệ giữa con người với con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái.

- Tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, ngay từ khi ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi.

b. Vị trí đoạn trích

- Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

- Ông Quán chỉ là một nhân vật phụ trong truyện nhưng lại rất được yêu thích, bởi lẽ đó là biểu tượng của tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng.

c. Bố cục

- Phần 1: (6 câu đầu): Cuộc đối thoại của ông Quán và Vân Tiên.

- Phần 2: (10 câu tiếp): Lời ông Quán về lẽ ghét.

- Phần 3: (14 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ thương.

- Phần 4: (2 câu cuối): Tư tưởng và tấm lòng của tác giả.

@1347023@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Thái độ ghét thương qua lời đối đáp giữa ông Quán với Vân Tiên

- Nhân vật ông Quán (chủ quán rượu) thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhân vật chính (trên đường tìm chính nghĩa).

- Ông Quán có phong thái của một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử, và quặn lòng với những kẻ làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành.

- “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: Biết ghét là vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân. Ông Quán bày tỏ thái độ thương ghét phân minh.

=> Đây là câu nói có tính chất khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cả đoạn trích. Tác giả đã lý giải căn nguyên chuyện ghét thương của mình.

@1347114@

2. Ông Quán nói về lẽ ghét

- Trước hết ông Quán bày tỏ sự ghét của mình về những việc tầm phào - là những việc hão huyền, vô nghĩa lí. Dường như khi kể với Vân Tiên và Tử Trực về những thứ tầm phào ấy, trong ông vẫn bừng bững lửa giận. Bởi vậy một câu thơ có tám chữ mà có từ "ghét" khiến câu thơ đay đả, chì triết, bộc lộ thái độ kiên định, dứt khoát. 

- Ông Quán đã diễn giải cụ thể việc tầm phào ấy bằng một số đời vua trong sử sách:

+ Vua Kiệt: là vua cuối cùng nhà Hạ, hoang phí của cải, chơi bời, trác táng.

+ Vua Trụ: là vua cuối cùng nhà Thương, lấy thịt người nuôi thú dữ, đào ao chứa rượu, trong cung xây chín cái chợ.

+ U Vương: Vua nhà Chu, nổi tiếng háo sắc.

-> Những kẻ đáng ghét ấy đều thuộc tầng lớp cai trị, là bọ hôn quân bạo chú, những hành động xấu xa của chúng gây nên bao nỗi thương tâm cho muôn dân, chúng đáng bị sử sách và người đời nguyền rủa. Những điệp từ, điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh những điều đáng ghét. Nhà thơ cũng như nhân vật của mình, đã đứng trên quyền lợi của nhân dân mà phán xét việc làm của giai cấp thống trị.

@1347181@

3. Ông Quán nói về lẽ thương

- Ông Quán đã trình bày lẽ thương bằng gương chính nhân trong lịch sử. Họ đều là các bậc thầy của đạo Nho, có đức, có tài nhưng không gặp thời nên không thể đem tài ra giúp nước. Lẽ thương của ông Quán xuất phát từ lòng cảm thông đối với những con người này:

+ Khổng Tử: đã không quản ngại, gian nan đi khắp nơi để truyền bá học thuyết của mình. Xong chẳng những không được tin dùng mà nhiều lần còn bị hãm hại.

+ Nhan Tử: là một nhà Nho có đức, có tài, ham học nhưng mệnh yểu nên công danh còn lỡ dở.

+ Gia Cát Lượng: là người có tài king bang tế thế, túc trí đa mưu nhưng vào lúc vận nhà Hán đã hết, sự nghiệp không thành.

+ Đổng Trọng Thư: là người có công lớn trong việc xây dựng nhà Hán, nhưng chỉ vì lời khuyên trái tai, đã bị vua bắt giam, bị cách chức.

-> Những con người được ông Quán nhắc đến đều là những danh nhân được ghi trong sử sách. Ông thương họ, những con người hiền tài nhưng không có cơ hội thực hiện hoài bão. Trong chữ thương, vừa có sự cảm thông thương yêu, vừa có sự kính trọng, tôn thờ. Tình thương đó suy cho cùng là thương dân, thương đời.  Tâm sự của ông Quán cũng chính là tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu. Đặt đoạn thơ này vào thời cuộc, khi tác giả viết Lục Vân Tiên sẽ nhận ra nỗi ưu tư của nhà thơ về những người thức thời, có chí canh tân đất nước nhưng không được triều đình trọng dụng. 

@1347421@

3. Tư tưởng và tấm lòng của tác giả

Xem qua kinh mấy lần thi cử

Nửa phần lại ghét nửa phần thương.

Nghệ thuật tiểu đối: nỗi “thương” và “ghét” ở đây, tuy nói chuyện sử sách nhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bút pháp trữ tình nồng hậu.

- Ngôn ngữ bình dị.

- Sử dụng nhiều điệp từ “thương”, “ghét” (mỗi từ 12 lần).

- Sử dụng phép đối, phép tiểu đối.

2. Nội dung

Thông qua lời ông Quán, Nguyền Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ.

@1347333@