Chạy giặc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Sinh ra ở quê mẹ: Gia Định.

- Con quan, được dạy chữ từ nhỏ. 12 tuổi ông theo cha Nguyễn Đình Huy, chạy loạn về quê nội Huế. Tại đây ông tiếp tục học hành, đỗ tú tài ở Gia Định 1843. Năm 1849, ông ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi thì mẹ mất trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả hai mắt.

- Học giỏi, đỗ tú tài năm 26 tuổi.

- Bị mù, từ đó mở trường dạt học và làm thuốc tại quê nhà.

- 1858, Pháp đánh vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu chạy về Cần Giuộc.

- Ba Tri Phát mua chuộc ông không được: “Đất vua đã mất, riêng tôi nào có đáng gì?”.

- Ông mất năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

-  Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.

* Sự nghiệp sáng tác:

- Trước khi Pháp xâm lược: Lục Vân Tiên (Chiến đấu bảo vệ đạo đức, công lý).

- Sau khi Pháp xâm lược: thơ văn yêu nước chống Pháp.

* Quan niệm sáng tác:

- Văn chương là vũ khí chiến đấu.

- Các tác phẩm văn chương của ông hầu hết đều viết bằng chữ Nôm:

+ Dương Từ Hà Mậu gồm 3456 câu lục bát.

+ Chạy tây 1859.

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1861.

+ 12 bài thơ điếu Trương Định và tế Trương Định 1864.

+ 12 bài thơ điếu Phan Tông 1868.

+ Văn tế nghĩa sĩ trận vọng lục tỉnh 1874, Ngư tiều y thuật vấn đáp.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Hiện nay, chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ Chạy giặc.

- Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859).

b. Bố cục

- Phần 1: (Sáu câu đầu): Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

- Phần 2: (Hai câu cuối): Tâm trạng, thái độ của tác giả.

@1347564@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

* Hai câu đề:

- Khi giặc đến:

+ Thời điểm: tan chợ, nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần.

+ Âm thanh: súng Tây, lần đầu tiên xuất hiện trong văn học, gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt.

-> Sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới.

- Đất nước: rơi vào tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động. Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập.

* Hai câu thực:

- Các từ bỏ nhà, lơ xơ chạy, mất ổ, dáo dác bay thể hiện sự tan nát, tán loạn, hãi hùng.

- Hai từ lũ trẻ, đàn chim là hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân.

- Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh sự bỏ nhà, mất ổ đã tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng. 

=> Bốn câu thơ đã diễn tả cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. Thể hiện nỗi khổ của người dân trong cảnh nước mất nhà tan.

@1347700@

* Hai câu luận:

- Các địa danh nổi tiếng như Bến Nghé, Đồng Nai nay đã nhuốm màu mây.

- Cảnh trù phú, sầm uất, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang khi giặc đến.

-> Như vậy, sáu câu thơ với hình ảnh chân thực, tiêu biểu đã vẽ lại toàn cảnh quê hương khi giặc đến. Một cuộc sống an bình không còn, thay vào đó là sự tan hoang, đau thương.

2. Tâm trạng, thái độ của tác giả 

- Tâm trạng của tác giả được thể hiện qua câu hỏi tu từ: "Nỡ để dân đen mắc nạn này?".

- Câu thơ đã tái hiện hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có một biểu hiện động thái nào. Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân.

-  Đó là lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.

- Đó cũng là tấm lòng yêu nước sâu sắc của cụ đồ Chiểu.

@1347796@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối.

- Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm.

- Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc.

2. Nội dung

Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt.

@1347892@