Lịch sử

Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
4 tháng 2 2016 lúc 14:16

a.       Những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám:

-           Có chính quyền cách mạng của nhân dân.

-          Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ chế độ mới.

-          Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

-          Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh. 0,25

b.      Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách trước mắt 

*  Chính trị:

-          Một tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.

-          Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.

-          Ngày 02/03/1946, Quốc hội khoá 1 họp phiên đầu tiên và đã quyết định thành lập Chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra ban dự thảo Hiến pháp.

-          9/11/1946: ban hành Hiến pháp đầu tiên.

-          Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và sau đó Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập.

* Quân Sự:

-          Lực lượng vũ trang được thành lập

-          Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành vệ quốc đoàn (9/1945) và đến tháng 5/1946 đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.

-          Cuối năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ tăng lên hang chục vạn người.

-          Chính phủ ra một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng

è Ý nghĩa:

-          Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nâng cao uy tín của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế.

-          Khẳng định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai.

 

-          Trên đây là những điều kiện ban đầu để Đảng và Nhà nước vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
4 tháng 2 2016 lúc 16:08

* Nguyên nhân :

- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, chủ nghĩa Mac - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.

- Đòi hỏi của lịch sử lúc này là phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Đáp ứng yêu cầu đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản. Nhưng sự hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức cộng sản làm ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng.

* Nội dung :

- Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị.

- Hội nghĩ đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng...do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.

* Ý nghĩa :

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới.

- Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất  yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Dương
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
4 tháng 2 2016 lúc 15:35

* Các xu thế phát triển :

- Một là : Sau chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

- Hai là : sau " Chiến tranh lạnh", quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt nổi bật là : mâu thuẫn và hòa hoãn, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

- Ba là : Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau "chiến tranh lạnh", những ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại diễn ra nhữung chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố....Những mâu thuận sắc tốc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ thường có những căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không dễ dàng và thường kéo dài.

- Bốn là : Những năm 90 của thế kỹ XX sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

* Thời cơ và thách thức :

- Thời cơ :

   + Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

  + Các quốc gia có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm  quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để đưa đất nước phát triển.

  + Các dân tộc ngày càng có tiếng nói chung, đoàn kết cùng nhau đấu tranh vì một thế giới hòa bình ổn định, hợp tác phát triển vì công bằng hạnh phúc cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc trên hành tinh.

- Thách thức :

  + Đối với các nước đang phát triển : Cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời. Phần lớn các nước đang phát triển đề từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển. Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữc truyền thông và hiện đại cần được lưu ý.

+ Đối với các nước phát triển : Cần làm cho các vấn đề xã hội được ổn định, nhất là sự phân hóa giàu nghèo và những mâu thuẫn nội tại của đất nước. Cần điều chỉnh các chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hòa bình đang là nhu cầu đặt ra cho nhân loại.

Bình luận (0)
Trương Quang Đức
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
4 tháng 2 2016 lúc 15:09

- Cuộc "Chiến tranh lạnh"  do Mĩ phát động từ năm 1974 và đến tháng 12/1989 thì kết thúc. Trong thời gian này, Nhật bản thực hiện chính sách đối ngoại của mình như sau :

- Từ năm 1945 đến năm 1952 : Trong chính sách đối ngoại , Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật kí kết Hiệp ước hòa bình Xan Pharanxico (9/1951) và kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng Minh vào năm 1952. Ngày 8/9/1951, Hiệp ước An ninh Nhật - Mĩ được kí kết, đặt nền tảng cho quan hệ giữa hai nước.

- Từ năm 1952 đến năm 1973 : Nhật vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ nhưng mở rộng quan hệ hơn. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và cũng trong năm này, Nhật trở thành thành viên của Liên hiệp quốc. Chính phủ Nhật đã đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt nam. Phong trào đấu tranh theo mùa (mùa xuân và mùa thu) kể từ 1954 trở đi đòi tăng lương, cải thiện đời sống luôn diễn ra mạnh mẽ.

- Từ năm 1973 đến 1989 : Với sức mạnh kinh tế - tài chính ngày càng lớn, từ nửa năm sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình.

- Sự ra đời của Học thuyết Phucuda tháng 8/1977 : được coi như là mốc đánh dấu sự trở về Châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ Nhật - Mĩ, Nhật - Tây Âu. Học thuyết Kaiphu do Thủ tướng Khaiphu đưa ra năm 1991 là sự phát triển tiếp tục học thuyết Phucuda trong điều kiện lịch sử mới. Nội dung chính của học thuyết Phucuda là củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và là bạn hàng bình đẳng trong các nước ASEAN.

- Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21/9/1973

Bình luận (0)
Phạm Khắc Đang
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
4 tháng 2 2016 lúc 15:43

* Nguyên nhân :

- Trong hơn một thập kỉ thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm ( 1976-7985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên lĩnh vực đời sống xã hội. Song cách mạng cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn, yếu kém là do mắc phải "sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện"

- Để khắc phục sai lầmm khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lến. Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với CNXH  ở nước ta đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.

* Hiểu thế nào cho đúng :

- Đổi mới ở đây cần phải hiểu là chỉ đổi mới về bước đi, cải cách làm sao cho phù hợp hơn với những quy luật khách quan của CNXH, chứ không phải thay đổi mục tiêu tiến lên CNXH.

- Đổi mới phải hiểu rằng : đây là công cuộc đổi mới toàn diện, đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế là cơ sở để đổi mới chính trị , đổi mới chính trị phải thận trọng, làm từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đổi mới chính trị phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
4 tháng 2 2016 lúc 16:00

- Đáp ứng yêu cầu của cách mạng, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng, chống "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

- Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam ra đời  (20/12/1960), Trung ương Cục miền Nam Việt Nam thành lập (1/1/1961), các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam (5/2/1961)

- Trong nhữung năm 1961-1962, quân Giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, đồng thời tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch. Năm 1962, quân dân ta đã đẩy lùi nhiều cuộc càn quét lớn của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh và Tây Bắc Sài Gòn.

- Thắng lợi đầu tiên trên mặt trân quân sự đó là chiến thắng Ấp Bắc vào ngày 2/1/1963. Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã đánh bại các biện pháp chiến thuật : "trực tăng vận", "thiết xa vận" của địch, đánh sập lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, sau trận Ấp Bắc, phong trào "thi đua ấp Bắc giết giặc lập công" dấy lên khắp miền Nam.

- Sau chiến thắng Ấp Bắc, quân Giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn. Cuối năm 1964, quân dân Đông Nam Bọ mở chiến dịch tấn công Đông - Xuân 1964-1965 với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã.

- Thừa thắng sau chiến thắng Bình Giã, quân Giải phóng và nhân dân miền Nam đẩy mạnh tiến công xuân - hè 1965 và giành nhiều thắng lợi trong các chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa). Từng đơn vị lớn của địch bị tiêu diệt gọn, hoặc thiệt hại nặng. Quân đội Sài Gòn, lực lượng nòng cốt của " Chiến tranh đặc biệt" không còn đủ sức đương đầu với cuộc tiến công lớn của quân Giải phóng và đứng trước nguy cơ tan rã

Bình luận (0)
Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
4 tháng 2 2016 lúc 16:42

* Nội  dung cơ bản :

- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của Cách mạng Việt nam là tiến hành cuộc " tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"

- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến  và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công, nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản động cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành mạng ruộng đất.

- Lực lượng cách mạng là công, nông, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu  địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản hóa thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy còn vắn tắt song đây là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, sớm kết hợp đúng đắn về vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lâp và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

* Nêu và phân tích :

- Cương lĩnh vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn : cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN. Hai giai đoạn này nối tiếp nhau. Như vậy, ngay từ đầu Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển của cách mạng nước ta là kết hợp và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

- Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng... Đó là nội dung bao trùm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhưng nổi bật nhất là nội dung dân tộc. Đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ dân chủ là đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của nước ta : một nước thuộc địa nửa phong kiến.

- Cương lĩnh xác định rõ lực lượng nòng cốt của cách mạng nước ta là công - nông, đồng thời thấy được các giai cấp và tầng lớp khác cũng là lực lượng cách mạng cần phải liên minh hoặc lôi kéo tập trung.

- Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VIệt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta, vì phải có chính đảng của giai cấp vô sản với đường lối cách mạng đúng đắn mới lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi.

- Cương lĩnh xác định : cách mạng Việt Nam là môt bộ phận của cách mạng thế giới. Điều này vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa phù hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta.

 

Bình luận (0)
ngô thừa ân
10 tháng 4 2016 lúc 15:14

ucche

Bình luận (0)
Lê Thành Công
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 16:07

* Sự phát triển kinh tế :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai , nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện :

    + Tổng sản xuất quốc dân tăng bình quân hàng năm là 9%.

    + Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng toàn thế giới 

    + Sản lượng nông nghiệp tăng 27%  so với trước chiến tranh.

    + Mĩ có hớn 50% tàu bè đi lại trên biển, chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới...

- Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân :

- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

- Mĩ áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.

- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Phân tích :

- Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đó là Mĩ áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động. Mĩ là nước khởi sướng đầu tiên cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

 

 

Bình luận (2)
Kin Thanh
22 tháng 12 2016 lúc 22:05

trả lời tiếp câu trả lời của bạn Doàn Minh Trang nhé...

Sau CTTG thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

Từ sau năm 1973 đến nay nhiều mặt kinh tế suy giảm.

Nguyên nhân suy giảm:

+ Bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh ráo riết.

+ Thường xuyên khủng hoảng đến suy thoái.

+ Chi phí quân sự lớn.

+ Do sự chênh lệch giàu nghèo.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Anh
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 16:19

* Những thành tựu trong mười năm đầu : 

- Bước vào thời kì xây dựng đất nước, nhiệm vụ hàng đầu của Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.

- Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, tiến hành những cải cách quan trọng : cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hóa, xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục... Đến cuối năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã kết thúc thắng lợi.

- Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên  ( 1953-1957). Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoach 5 năm đã thu được những thành tựu to lớn. Bộ mặt đất nước Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.

* Những chính sách đối ngoại :

- Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phng trào cách mạng thế giới.

    + Ngày 14/2/1950, Trung Quốc kí với Liên Xô "Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung _ Xô" và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác, phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ ( 1950-1953); tham gia Hội nghị các nước Á- Phi tại Băng Đung ( 1955); giúp đỡ nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp, ủng hộ các nước Á, Phi, Mĩ La tinh trong cuộc đấu trạm giải phóng dân tộc.

    + Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Bình luận (0)
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Anh
5 tháng 2 2016 lúc 21:52

* Nguyên nhân :

- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng ở miền Nam, Tây Nguyên được xem là 'nóc nhà' của miền Nam. Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ miền Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên cả ta và địch đều muốn chiếm giữ.

- Mặc dầu Tây Nguyên là một vị trí chiến lược quan trọng, nhưng do địch chủ quan cho rằng, ta không thể đánh Tây Nguyên nên chúng tập trung lực lượng ở đây mỏng và bố trí phòng thủ nhiều sơ hở.

* Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên :

- Thực hiện kế hoạch, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên. Trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuật ngày 10/3/1975 đã giành thắng lợi. (Trước đó, ngày 4/3, quân ta đánh nghi binh ở Playcu và Kontum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó.) Ngày 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuận nhưng không thành.

- Sau hai đòn ở Buôn Ma Thuật (vào ngày 10 và 12/3), hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển,quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.

- Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân Tây Nguyên về giữ vững duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy chúng bi quân ta truy kích tiêu diệt.

- Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn giải phóng.

* Ý nghĩa :

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

Bình luận (0)