youandme
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
24 tháng 7 lúc 13:38

Hướng dẫn giải:

Cơ cấu giới tính có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển kinh tế-xã hội theo nhiều cách khác nhau:

Lực lượng lao động: Một cơ cấu giới tính cân bằng có thể tối ưu hóa nguồn nhân lực của một quốc gia. Khi cả nam và nữ đều có cơ hội bình đẳng để tham gia vào thị trường lao động, nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhờ sự đa dạng trong kỹ năng và quan điểm.

Bình đẳng giới: Bình đẳng trong cơ cấu giới tính thúc đẩy công bằng xã hội, giảm thiểu phân biệt đối xử và tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát triển tiềm năng của mình. Điều này góp phần xây dựng một xã hội ổn định và thịnh vượng.

Giáo dục và đào tạo: Cơ cấu giới tính ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục và đào tạo. Khi nữ giới có cơ hội học tập và phát triển kỹ năng như nam giới, họ có thể đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế và xã hội.

Sức khỏe và dân số: Sự mất cân bằng giới tính có thể dẫn đến các vấn đề xã hội và dân số, như tỷ lệ sinh không cân đối, áp lực về hôn nhân, và các vấn đề sức khỏe liên quan đến giới.

Chính sách xã hội: Một cơ cấu giới tính hợp lý giúp định hình các chính sách xã hội và kinh tế, bao gồm phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, và bảo vệ quyền lợi của mọi giới trong xã hội.

Tăng trưởng kinh tế: Sự tham gia đầy đủ của cả hai giới vào các hoạt động kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng bền vững và toàn diện hơn. Khi phụ nữ tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động, GDP quốc gia có thể tăng lên đáng kể.

`=>` Hình ảnh cho thấy tỉ suất sinh con trung bình trên cả nước và ở một số khu vực của Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 1999 đến năm 2019.

$-$ Nhận xét:

$+$ Sự thay đổi quan niệm về giá trị con cái.

$+$ Chi phí nuôi dạy con cái ngày càng cao.

$+$ Sự tham gia ngày càng cao của phụ nữ vào lực lượng lao động.

$+$ Chính sách kế hoạch hóa gia đình.

$#haeng2010$

Kudo Shinichi@
22 tháng 7 lúc 21:42

đỉnh quá !!! 'O'

Nguyễn Minh Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Khánh
8 tháng 7 lúc 16:07

a) Nhóm đất feralit

* Phân bố:

- Nhóm đất Feralit chiếm diện tích lớn nhất nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên).

- Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700 m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

* Đặc điểm:

- Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

- Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

- Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

* Giá trị sử dụng:

- Trong lâm nghiệp: đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, bạch đàn, xà cừ, keo,… và nhiều loại cây gỗ lớn,…

- Trong nông nghiệp: đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê cao su,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…); cây ăn quả (bưởi, cam, xoài,...),…

b) Nhóm đất phù sa

* Phân bố:

- Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

* Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đặc tính: ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân loại: đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) được bồi phù sa hằng năm và đất trong đê không được bồi phù sa hằng năm.

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long được chia thành ba loại chính là:

+ Đất phù sa ngọt có độ phì cao, phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu;

+ Đất phèn phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau;

+ Đất mặn phân bố thành một dải ven biển.

- Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung có độ phì thấp hơn, nhiều cát, ít phù sa sông do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành.

* Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

- Trong thủy sản:

+ Đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản.

+ Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản.

+ Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

c) Nhóm đất mùn trên núi

* Phân bố: nhóm đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.

* Đặc điểm:

- Đất giàu mùn (do: hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm)

- Tầng đất mỏng (do: độ dốc lớn)

# Khanh #

Lưu ý , thông tin tự chắt lọc sẽ có sai sót !

Nguyễn Văn Lĩnh :))
8 tháng 7 lúc 16:13

Tham khảo :

Nước ta có ba nhóm đất chính:

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.

– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

– Thích hợp trồng cây công nghiệp

* Nhóm đất mùn núi cao:

– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%

– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

* Nhóm đất phù sa sông và biển:

– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..

– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

$-$ Nhóm đất Feralit:

$+$ Phân bố `->` rộng rãi ở vùng núi và trung du.

$+$ Đặc điểm `->` chua, nghèo mùn, thích hợp trồng cây lâu năm, lúa nước (có điều kiện thủy lợi tốt), chăn thả gia súc.

$-$ Nhóm đất mùn núi cao:

$+$ Phân bố `->` vùng núi cao, rừng đầu nguồn.

$+$ Đặc điểm `->` tơi xốp, phì nhiêu, thích hợp trồng cây ôn đới, rau, hoa.

$-$ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển:

$+$ Phân bố `->` đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, ven biển.

$+$ Đặc điểm `->` phì nhiêu, thích hợp trồng lúa nước, cây công nghiệp, rau, hoa, cây ăn quả.

$#haeng2010$

Cô Khánh Linh
Xem chi tiết
Lihnn_xj
29 tháng 6 lúc 22:50

loading...

Trả lời:

- Đây là nhận định sai => Việt Nam đang trong thời kì già hóa dân số giai đoạn từ 1999 đến 2021

Giải thích:

- Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy được tỉ lệ % dân số nhóm tuổi từ 15 - 64 tăng nhẹ, từ \(61,1\%\left(1999\right)\rightarrow67,6\%\left(2021\right)\)

- Và nhóm tuổi từ 65 trở lên chiếm tỉ lệ là \(5,8\%\left(1999\right)\), sau đó tăng đều lên đến \(8,3\%\left(2021\right)\)

- Trong khi đó, nhóm tuổi dưới 15 thì tỉ lệ lại giảm dần theo từng năm, cụ thể là \(33,1\%\left(1999\right)\rightarrow24,1\%\left(2021\right)\)

=> Vì vậy có thể thấy là trong giai đoạn từ 1999 đến 2021 thì Việt Nam có xu hướng già hóa dân số, do tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tuổi thọ TB cao

Đào Tùng Dương
29 tháng 6 lúc 22:50

Nhận định Việt Nam trong thời kì cơ câu dân số trẻ là sai

Vì theo biểu đồ nhóm tuổi dưới 15 tuổi đang giảm dần, thấp nhất đến năm 2021 là 24,1%. Trong khi đó tỉ lệ phần trăm nhóm tuổi trên 65 tuổi lại đang tăng lên, từ 5,8% năm 1999 cho đến 8,3% 

Nhóm tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi có tăng từ năm 1999 đến 2009 và không có sự thay đổi quá lớn từ đó đến hiện tại 

piojoi
29 tháng 6 lúc 22:52

- theo em, nhận định trên đúng. Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu dân số trẻ, tuy nhiên đang có chuyển biến sang hướng già hoá

- vì ta có thể thấy số những người đang trong độ tuổi dưới 15 và từ 15 đến 64 chiếm tỉ lệ rất cao (91,7% )(dù vậy, từ năm 1999 đến năm 2021 số lượng người của nhóm tuổi dưới 15 và và từ 15 đến 64 đang có xu hướng giảm (94,2%->91,7%)  và từ 65 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng(5,8%->8,3%)) 

Nguyễn Minh Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Khánh
26 tháng 6 lúc 15:16

- Tính chất nóng ẩm của khí hậu nước ta khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ. đã lên một lớp phủ thổ nhưỡng dày.

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm, hình thành các loại đất feralit điển hình ở Việt Nam.

+ Một số nơi ở trung du và miền núi có sự phân mùa mưa - khô sâu sắc đã làm tăng cường tích lũy ôxít sắt và ôxít nhôm, tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.

- Lượng mưa lớn, tập trung chủ yếu vào 4-5 tháng mùa mưa đã làm gia tăng hiện tượng xói mòn rửa trôi ở  vùng đồi núi. Đất bị xói mòn sẽ theo dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.

# Lưu ý : Đây là thông tin mình tự chắt lọc nên có khả năng xảy ra sai sót chúc bạn may mắn ^^ #

NeverGiveUp
27 tháng 6 lúc 8:49

-Nhiệt độ:
+Nhiệt độ trung bình hàng năm cao, dao động từ 25 - 27°C.
+Có sự khác biệt lớn về nhiệt độ giữa mùa khô và mùa mưa.
-Lượng mưa:
+Lượng mưa trung bình hàng năm cao, từ 1500 - 3000 mm.
+Phân bố mưa không đều, tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10).
+Mùa khô kéo dài 4-6 tháng.
-Độ ẩm không khí:
+Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.
+Có sự biến động lớn về độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô.
-Chế độ gió:
+Gió mùa rõ rệt, thổi theo mùa.
+Mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh và khô.
+Mùa hè gió mùa Tây Nam ẩm và mang theo nhiều mưa.
=> Lớp phủ thổ nhưỡng trong khu vực nhiệt đới gió mùa có tính chất nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và chế độ gió mùa rõ rệt.

$+$ Quá trình phong hóa mạnh mẽ `->` khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo lớp phủ thổ nhưỡng dày, phong hóa cơ học, hóa học, sinh học song song.

$+$ Quá trình feralit chủ đạo `->` hình thành đất feralit nghèo mùn, chua, thích hợp cây nhiệt đới.

$+$ Phân hóa đa dạng về loại đất `->` feralit (đồi núi), phù sa (đồng bằng), mặn (ven biển), cát (ven biển, đảo).

$+$ Bảo vệ và sử dụng hợp lý `->` chống xói mòn, thoái hóa đất, trồng rừng, hạn chế hóa chất, phát triển nông nghiệp bền vững.

$#haeng2010$

Nguyễn Minh Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Khánh
22 tháng 6 lúc 21:29

- Môi trường biển không thể chia cắt. Các sự cố làm ô nhiễm nước biển rất khó để xử lí, chỉ cần một vùng nước nhỏ bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng nước rộng lớn và khu vực ven bờ cũng như trên các đảo.

- Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người. nên chỉ cần một tác động nhỏ của con người cũng có thể gây ra một chuỗi biến động và phá vỡ cân bằng sinh thái rất nhanh.

# Chúc bạn may mắn ^^ #

animepham
23 tháng 6 lúc 7:29

      Đặc điểm môi trường biển nước ta

- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh.

$-$ Vị trí `->` hơn `3.200` km bờ biển, tiếp giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan.

$-$ Khí hậu `->` nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chia thành hai mùa rõ rệt.

$-$ Thủy văn `->` độ mặn trung bình `32%`, dòng biển thay đổi theo mùa gió, thủy triều nhật triều hoặc bán nhật triều, sóng mạnh vào mùa gió Đông Bắc.

$-$ Tài nguyên `->` phong phú, đa dạng, gồm hải sản, khoáng sản, tiềm năng du lịch biển lớn.

$-$ Môi trường `->` chất lượng nước biển ven bờ giảm sút do khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch chưa bền vững. Ô nhiễm rác thải nhựa, hóa chất độc hại.

$-$ Hệ sinh thái `->` đa dạng, phong phú, gồm hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển,... đóng vai trò quan trọng.

$-$ Biến đổi khí hậu `->` tác động mạnh, làm gia tăng mực nước biển, ảnh hưởng hệ sinh thái biển và hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản. 

$#haeng2010$

Cô Khánh Linh
Xem chi tiết
Hello!
8 tháng 6 lúc 14:49

1. Biển Cửa Đại - Hội An, Quảng Nam

2. Biển Mỹ Khê - Đà Nẵng

3. Bãi biển Hồ Cốc - Vũng Tàu

4. Bãi biển Mũi Né - Bình Thuận

5. Biển Phú Yên

1. Biển Nhật Lệ (Quảng Bình)

2. Biển Hải Ninh (Quảng Bình)

3. Biển Ngư Thuỷ Bắc (Quảng Bình)

4. Biển Mĩ Khê (Đà Nẵng)

5. Biển Cửa Lò (Nghệ An)

Chiến Binh
8 tháng 6 lúc 15:27

01: Biển Mĩ Khê

02: Vịnh Hạ Long

03: Bãi Sau - Vũng Tàu

04: Biển Kỳ Co

05: Biển Sầm Sơn

Đinh Hoàng Nhất Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lĩnh :))
18 tháng 5 lúc 11:34

TK :

Xuất khẩu thuỷ sản đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngành thuỷ sản là một trong những lĩnh vực có đóng góp lớn vào GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của quốc gia và cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân. Là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, thủy sản đóng góp tiềm năng đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam cũng như dịch vụ logistic toàn cầu. Mặc dù vẫn có những thử thách phải đối mặt, song ngành thuỷ sản vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, mang đến thành công lớn cho Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Người Già
18 tháng 5 lúc 11:43

Hàng thủy sản là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam trong những năm gần đây vì:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, cùng hệ thống sông ngòi, đầm phá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nước dồi dào, đa dạng sinh học cao, thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng và phát triển.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào:

+ Ngành khai thác thủy sản: Việt Nam có trữ lượng hải sản phong phú, khai thác được nhiều loại cá, tôm, mực,... có giá trị kinh tế cao.
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: Phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với các sản phẩm chủ lực như cá tra, basa, tôm, pangasius,...
- Nhu cầu thị trường cao:

+ Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là các thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
+ Việt Nam có nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản.
- Chính sách hỗ trợ của Chính phủ:

+ Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, như: đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, khuyến khích xuất khẩu,...
+ Các chương trình hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường.
- Năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản:

+ Ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Chi phí sản xuất thủy sản của Việt Nam tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực.
+ Lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao.
=> Nhờ những yếu tố trên, hàng thủy sản đã trở thành một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng nhanh và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Ngành thủy sản đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động.

Hello!
18 tháng 5 lúc 20:04

Hàng thủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, vì:
- Đề án phát triển chế biến thủy sản: Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu của đề án là đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Đề án tập trung phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tăng trưởng sản lượng và giá trị gia tăng: Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến trên 6% mỗi năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40%, trong đó tôm chiếm 60%, cá tra 10%, cá ngừ 70%, mực và bạch tuộc 30%, và thủy sản khác 30%.
- Nâng cao chất lượng và quản lý: Việt Nam đã tập trung vào nâng cấp cơ sở chế biến thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm chế biến. Điều này đã giúp tăng giá trị gia tăng và thu hút đầu tư vào ngành thủy sản.

Ẩn danh
Xem chi tiết
Hello!
8 tháng 5 lúc 17:51

B. Đông Năm Bộ.

Phan Văn Toàn
8 tháng 5 lúc 20:32

Năm 2002, vùng nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất ?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng.