Bài 7: Định lí Pitago

👁💧👄💧👁

1. Cho △ABC đều cạnh 4cm, \(\widehat{A}< 90^o\). Vẽ ra phía ngoài △ABC các △MAB và △NAC vuông cân tại A. Tính MB, NC và chứng minh MN // BC (Không sử dụng kiển thức của chương III)

2. Cho △ABC vuông tại A có AB = 5cm, BC = 13cm. Kẻ AH ⊥ BC tại H. Tính AH, BH, CH. (Không sử dụng kiến thức về hệ thức lượng và kiến thức chương III)

3. Cho đoạn thẳng AB = 7cm. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho AC = 2cm. Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ AB kẻ Ax và By cùng vuông góc với AB. Lấy điểm D thuộc tia Ax, điểm E thuộc tia By sao cho AD = 10cm, BE = 1cm. Chứng minh DC ⊥ CB (Không sử dụng kiến thức về hình chữ nhật và kiến thức chương III)

P/s: Để tránh copy nên em đã để yêu cầu sau mỗi đề bài, gửi link hoặc copy trái ĐK thì em xóa bài nhé.

tthnew
30 tháng 1 2020 lúc 19:50

2/Theo định lí Pythagoras: \(AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{13^2-5^2}=12cm\)

Ta có: \(AH.BC=AC.AB\) (cùng bằng \(2.S_{\Delta ABC}\))

\(\Rightarrow AH=\frac{AC.AB}{BC}=\frac{12.5}{13}=\frac{60}{13}\) cm (số xấu quá, không muốn đổi ra số thập phân)

*Tính BH:

Theo định lí Pythagoras: \(BH=\sqrt{AB^2-AH^2}=\sqrt{5^2-\left(\frac{60}{13}\right)^2}=\frac{25}{13}\) cm

*Tính CH: \(CH=BC-BH=13-\frac{25}{13}=\frac{144}{13}cm\)

Vậy.... P/s: Tự check lại, khi tính toán có thể có sai sót, nhưng đại khái hướng làm là vậy đó
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
30 tháng 1 2020 lúc 19:55

Bài 1:

\(\Delta ABC\) đều

=> \(\widehat{BAC}=60^o\) ; AB = AC = 4cm

Có : \(\Delta MAB\) vuông cân tại A

=> AM = AB

Theo định lí Py - ta - go vào trong \(\Delta MAB\) vuông tại A ta được :

\(MB^2=AM^2+AB^2\)

\(\Leftrightarrow MB=\sqrt{4^2+4^2}=4\text{​​}\sqrt{2}cm\)

CMTT ta cũng tính được NC = 4\(\sqrt{2}cm\)

Nối M với C ; B với N

\(\Delta MAB\) vuông cân tại A

=> \(\widehat{AMB}=\widehat{ABM}=45^o\)

Có ; \(\widehat{MAC}=\widehat{MAB}+\widehat{BAC}=90^o+60^o=150^o\)

Lại có : AM = AC = 4cm

=> \(\Delta AMC\) cân tại A

=> \(\widehat{AMC}=\widehat{ACM}=\frac{180^o-\widehat{MAC}}{2}=\frac{180^o-150^o}{2}=15^o\)

Có : \(\widehat{BMN}+\widehat{MBC}=180^o\Rightarrow\widehat{BMC}=75^o\)

=> \(\widehat{AMN}=30^o\)

CM được \(\widehat{CMN}=45^o\) (1)

\(\widehat{ACB}=60^o-15^o=45^o\) (2)

Tư (1) và (2) => \(\widehat{NMC}=\widehat{MCB}=45^o\)

mà hai góc này nằm ở vị trí sô le trong

=> BC // MN

( Mình làm rất tắt , xin thông cảm )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Phương
30 tháng 1 2020 lúc 19:59

1. Định lí Pitago

a) Vì tam giác MAB vuông cân tại A nên theo Pytago ta có:

\(MB=\sqrt{AM^2+AB^2}=\sqrt{2\cdot AB^2}=4\sqrt{2}\) ( cm )

Chứng minh tương tự ta cũng có \(NC=4\sqrt{2}\)

b) Từ A kẻ lần lượt AH và AK vuông góc với MN và BC.

Ta có \(\widehat{HAK}=\widehat{HAN}+\widehat{NAC}+\widehat{CAK}=90^0+\frac{\widehat{MAN}+\widehat{BAC}}{2}=90^0+\frac{360^0-180^0}{2}=180^0\)

Do đó \(H,A,K\) thẳng hàng => MN // BC ( cùng vuông góc với HK )

( đpcm )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
31 tháng 1 2020 lúc 15:37

Gửi em :

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
meo meo anh
Xem chi tiết
Chi Trần
Xem chi tiết
daophanminhtrung
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
Xem chi tiết
Hoang NGo
Xem chi tiết
Vũ Tuấn Đạt
Xem chi tiết
Nyvn To
Xem chi tiết
Bùi Tiến Thành 7A3
Xem chi tiết