Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran trong
Xem chi tiết
Trần Ngọc Vân
17 tháng 4 lúc 17:22

Ý nghĩa của từ: Cờ bạc là bác tháng bần

“Bác” ở đây nói đến vai vế trong gia đình, xã hội, có chức vị lớn. “Bần” chỉ sự nghèo khổ, tằn tiện, đứng ở tầng lớp thấp hèn.

Vì thế, “Bác thằng bần” hẳn ám chỉ việc nghèo hơn chữ nghèo. Cờ bạc so sánh với bác thằng bần chỉ rõ tương lai mờ mịt của người có máu đỏ đen.

Nghĩa câu Cờ bạc là bác thằng bần khẳng định chơi đỏ đen không phải cách kiếm tiền lâu dài. Bộ môn này chỉ thích hợp để giải trí thay vì xem chúng là nguồn thu nhập chính.

Cách phòng chống tệ nạn xã hội?

Việc phòng tránh tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị kết hợp với người dân. Để phòng chống tệ nạn xã hội cần các biện pháp, có sự phối hợp của những cá nhân, cơ quan và tổ chức trong toàn xã hội. Cụ thể cách phòng chống tệ nạn xã hội như sau:

(1) Đối với cơ quan nhà nước:

- Cần chú trọng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để giảm thiểu những tác động của tệ nạn xã hội;

- Có những chế tài xử lý hiệu quả những đối tượng vi phạm và tham gia tệ nạn;

- Cần xây dựng cách thức tuyên truyền pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên, liên tục;

- Nâng cao những công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội phát sinh như karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, bar, khu vực bỏ hoang,…

- Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trong nhân dân;

- Xây dựng những kế hoạch giáo dục về tệ nạn xã hội cho mọi nhóm đối tượng;

- Phát hiện và cảnh báo đến toàn thể nhân dân về ổ nhóm tệ nạn và hậu quả;

( 2) Đối với công dân, tổ chức, cơ quan

Mỗi công dân cần nâng cao ý thức, nhận thức về việc chủ động phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật;

Với cơ quan tổ chức cũng cần tuyên truyền thường xuyên về tệ nạn xã hội cho người trong cơ quan;

Với trường học cần thường xuyên giáo dục về tệ nạn cho học sinh của mình;

Với các em học sinh cần chủ động lắng nghe những bài học về tệ nạn, tránh xa những đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn.

Với những phụ huynh thì cần có biện pháp giáo dục con em mình, quan sát và cảnh báo kịp thời.

Trên đây là một số nội dung tham khảo về cách phòng chống tệ nạn xã hội.

NeverGiveUp
16 tháng 4 lúc 14:06

"Cờ bạc" biểu thị cho việc đánh cược, chơi bạc, một hoạt động rủi ro và gây nghiện có thể gây ra nhiều vấn đề cho người chơi, đặc biệt là đối với những người thu nhập thấp. Họ có thể đặt cược với hi vọng kiếm được tiền, nhưng thường thất bại và rơi vào cảnh nợ nần, mất tài sản và thậm chí làm mất sức khỏe và mối quan hệ.

Phan Văn Toàn
16 tháng 4 lúc 14:39

Cờ bạc là bác thằng bần ám chỉ con người ham chơi đánh cược đánh bài chơi nô đề.Cách phòng tránh tệ nạn xã hội là:

-Kiểm soát bản thân

-Hỏi ý kiến người lớn để biết rằng nó có lời hay có hại

-Mỗi công dân cần nâng cao ý thức về việc  phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật theo quy định

-Với cơ quan tổ chức cần tuyên truyền nhiều về tệ nạn xã hội cho người để mọi người nâng cao ý thức

-.....

Ẩn danh
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
14 tháng 4 lúc 15:14

Câu tục ngữ "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" có nghĩa là những người có tính cách, sở thích hoặc địa vị xã hội tương tự thường tìm đến và kết giao với nhau. "Ngưu" nghĩa là trâu, "mã" nghĩa là ngựa, tục ngữ này ám chỉ việc mỗi người thường tìm kiếm sự đồng điệu trong mối quan hệ. Câu tục ngữ này nói tới nguyên nhân khiến con người sa vào tệ nạn xã hội là do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh và những người bạn xấu. 

Để giảm tác động và những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố này, có một số biện pháp có thể thực hiện:

1. Tăng cường giáo dục: Giáo dục về những hậu quả của tệ nạn xã hội và cách thức phòng tránh.
2. Xây dựng môi trường lành mạnh: Tạo ra môi trường sống và làm việc tích cực, nơi mọi người có thể phát triển sở thích và kỹ năng lành mạnh.
3. Khuyến khích tham gia hoạt động cộng đồng: Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện, thể thao, nghệ thuật... để mở rộng mối quan hệ và học hỏi những điều tích cực.

soyaaa
14 tháng 4 lúc 14:47

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã” thường được sử dụng trong tình huống tiêu cực, tức là những kẻ xấu sẽ tìm đến kẻ xấu khác để cùng giao du, tụ hợp, chơi chung 1 nhóm

Phan Văn Toàn
15 tháng 4 lúc 21:08

 “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là ám chỉ những người có cùng đẳng cấp với nhau ám chỉ ý thức không tốt coi thường tính mạng bản thân và xa vào tệ nạn xã hội

Lemon Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
13 tháng 4 lúc 14:47

Em không đồng tình với D vì D còn rất nhỏ để sủ dụng chất gây nghiện và thuốc lá điện tử rất có hại cho sức khỏe và làm chúng ta thành con nghiện và hút thuốc lá điện tử là việc vi phạm pháp luật và có khả năng cao sẽ thành tệ nạn xã hội

Trịnh Minh Hoàng
14 tháng 4 lúc 15:41

Em không đồng tình với D vì với lý do sau:

 `-` Hút thuốc lá điện tử có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là ở lứa tuổi đang phát triển như D. Các chất hóa học trong thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng xấu đến phổi và tim.

`-` Hút thuốc lá điện tử có thể bị coi là một tệ nạn xã hội nếu nó gây ra hậu quả tiêu cực cho cá nhân và cộng đồng, như làm tăng nguy cơ hút thuốc truyền thống và khuyến khích lối sống không lành mạnh

tran trong
13 tháng 4 lúc 10:44

Em không đồng ý với ý kiến của D vì D mới 13 tuổi dùng thuốc lá điện tử là vi phạm quy định sử dụng thuốc lá khi chưa đủ tuổi. Bên cạnh đó thuốc lá điện tử là chất gây hại cho sức khoẻ, gây tốn tiền của, là hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội đối với học sinh.

Lemon Nguyễn
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
14 tháng 4 lúc 16:33

Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" nói lên rằng môi trường xung quanh và những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến tính cách và hành vi của chúng ta. "Gần mực" ám chỉ việc tiếp xúc với những yếu tố tiêu cực hoặc những người có ảnh hưởng xấu, có thể khiến chúng ta bị ảnh hưởng và sa vào những hành vi không tốt. Ngược lại, "gần đèn" là ở gần những người có ảnh hưởng tích cực, từ đó giúp chúng ta trở nên tốt đẹp và thông minh hơn. Câu tục ngữ này nói tới nguyên nhân khiến con người sa vào tệ nạn xã hội là do ảnh hưởng từ môi trường sống và những người xung quanh. 

Để giảm tác động và những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố này, có thể thực hiện một số biện pháp sau:
`1.` Tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh: Tham gia các câu lạc bộ, tổ chức từ thiện, hoặc các sở thích cá nhân có ích để phát triển bản thân và mở rộng mối quan hệ xã hội tích cực.
`2.` Giáo dục và nâng cao nhận thức: Hiểu rõ về hậu quả của các tệ nạn xã hội và cách thức phòng tránh chúng thông qua giáo dục gia đình, nhà trường và các chiến dịch cộng đồng.

tran trong
13 tháng 4 lúc 10:46

- Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thường được sử dụng để diễn đạt ý nói về ảnh hưởng của môi trường xung quanh đối với con người. "Gần mực thì đen": Mực là chất đen và bẩn thường được sử dụng để viết. Trong ngữ cảnh này, "gần mực" ám chỉ việc ở gần những người hoặc môi trường xấu, tiêu cực, có thể khiến cho bản thân cũng bị "nhiễm bẩn", tức là bị ảnh hưởng, tiêu cực hóa. "Gần đèn thì rạng": Đèn thường là biểu tượng của sự sáng sủa, tích cực. Do đó, khi "gần đèn", tức là ở gần những người tích cực, có phẩm chất tốt, bản thân cũng sẽ trở nên sáng sủa, tích cực và phát triển tốt hơn. Tóm lại, câu tục ngữ này nhấn mạnh về vai trò của môi trường xã hội và ảnh hưởng của nó đối với bản thân con người.

- Câu tục ngữ nói đến nguyên nhân chủ quan dẫn đến tệ nạn xã hội đó là bị ảnh hưởng từ môi trường gia đình, bạn bè xấu rủ rê.

- Để giảm tác động tiêu cực này chúng ta cần biết chọn bạn mà chơi, tránh xa những người bạn xấu, biết rèn tính tự chủ.

Lemon Nguyễn
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
14 tháng 4 lúc 15:49

Nếu em là H, trong tình huống em sẽ làm không theo các bạn. Vì
`+` Tự trọng và bảo vệ bản thân: Mỗi người đều có quyền được đối xử với sự tôn trọng. Việc từ chối mua đồ ăn là cách để H bảo vệ quyền lợi và tự trọng của mình.

`+` Tìm kiếm sự giúp đỡ: Thay vì cố gắng giải quyết một mình, H nên nói chuyện với một người lớn tin cậy như giáo viên, cố vấn học đường, hoặc phụ huynh để tìm kiếm sự hỗ trợ và giải quyết vấn đề một cách an toàn và hiệu quả. 
`+` Giáo dục và nhận thức: H cũng có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục về bắt nạt và tự vệ để nâng cao nhận thức cho bản thân và bạn bè, giúp tạo ra một môi trường học đường lành mạnh hơn

 

tran trong
13 tháng 4 lúc 10:48

Hành vi của các bạn là hành vi bắt nạt, bạo lực học đường.

Nêys em là H, em sẽ không làm theo yêu cầu của các bạn. Em sẽ giải thích cho các bạn nếu các bạn làm như vậy là đang vi phạm quy định của trường lớp, sẽ bị kỷ luật và em khuyên các bạn nên trở thành bạn tốt của nhau.

Đào Minh Anh
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
14 tháng 4 lúc 21:36

Câu `3`

a) Câu ca dao "Con người có cố có ông như / Cây có cội như sông có nguồn" nhắc đến mối quan hệ giữa con cháu với tổ tiên trong gia đình. Câu này nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn gốc và sự kết nối với dòng họ, ông bà, tổ tiên, coi đó như là cội nguồn, là nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.

b) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện qua việc nhận thức và trân trọng nguồn gốc, cũng như việc gìn giữ và phát huy truyền thống của dòng họ. Câu ca dao thể hiện nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình là phải nhớ về cội nguồn, tổ tiên, từ đó xây dựng và duy trì mối quan hệ gia đình bền chặt, đồng thời thực hiện các quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với gia đình và dòng họ.

Câu `4`

Các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội có thể bao gồm:

`-` Môi trường sống: Môi trường xung quanh có ảnh hưởng tiêu cực, như khu vực có tỷ lệ tội phạm cao hoặc thiếu sự quản lý của cộng đồng.

`-` Gia đình: Sự thiếu hụt trong giáo dục gia đình, mâu thuẫn gia đình hoặc bạo lực gia đình có thể tạo điều kiện cho tệ nạn phát triển.

`-` Giáo dục: Thiếu cơ hội giáo dục hoặc giáo dục không hiệu quả có thể khiến người trẻ thiếu kỹ năng sống và nhận thức về hậu quả của tệ nạn.

tran trong
11 tháng 4 lúc 7:53

a. Câu ca dao nhắc đến mối quan hệ giữa con cháu với bố mẹ ông bà tổ tiên trong gia đình.

b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình thể hiện trong câu ca dao trên là con cháu cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ yêu quý, biết ơn ông bà tổ tiên, những người đã sinh ra và nuôi lớn, yêu thương mình. Có những hành động thiết thực thể hiện tình cảm của mình.

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương con, chăm lo, nuôi dưỡng để con trở thành một công dân tốt cho xã hội. Cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con khi chưa đủ tuổi thành niên hoặc con đủ tuổi thành niên nhưng mất năng  lực hành vi dân sự.

Cha mẹ có quyền, nghĩa vụ giám hộ theo quy định Bộ luật Dân sự cho con chưa thành niên và con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Cha mẹ không được ép buộc con lao động quá sức, hoặc xúi dục con khi con chưa đủ tuổi thành niên và thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Quyền và nghĩa vụ của con: Con có quyền được cha mẹ yêu thương, dạy dỗ để phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ và hưởng các lợi ích hợp pháp về thân nhân thân, tài sản theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, con cũng có nghĩa vụ phải hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ và giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Quyền, nghĩa vụ của ông bà và cháu: Ông bà có quyền chăm sóc, giáo dục cháu. Ông bà có nghĩa vụ sống mẫu mực để con cháu noi gương. Trong trường hợp, cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự và không có người nuôi dưỡng, ông bà có quyền, nghĩa vụ nuôi dạy cháu.

tran trong
11 tháng 4 lúc 8:30

- Nguyên nhân của tệ nạn xã hội:

     + Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống;

     + Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,

     + Do ảnh hưởng của môi trường gia đình,môi trường xã hội tiêu cực ...

+ Nghèo đói và bất bình đẳng kinh tế: Khi một phần lớn dân số mắc kẹt trong tình trạng nghèo đói và thiếu hụt cơ hội kinh tế, có thể tạo ra một môi trường dễ dẫn đến tệ nạn như tội phạm, buôn bán người, và rượu bia ma túy.

ygt8yy
Xem chi tiết
Hello!
9 tháng 4 lúc 21:38

Trong tương lai em sẽ dự định làm nghề bác sĩ, vì cứu mạng người là rất quan trọng.

Đào Mạnh Hưng
9 tháng 4 lúc 21:56

nghề nghiệp và nhu cầu vào trường nghề phụ thược vào khả năng của bạn . 

Ví dụ : vào công an vì có sức khỏe và sự nhanh nhẹn , dũng cảm

            vào bác sĩ thương người phản xạ trong mọi tình huống khó khăn nhất

            .....

có rất nhiều nghề mk kể ko xuể

Phan Văn Toàn
10 tháng 4 lúc 21:09

trong tương lai em sẽ làm bác sĩ vì em muốn chữa bệnh cho mọi người.Vì vậy mà mọi người nói bác sĩ là người thân thứ ba đó ạ

tran trong
Xem chi tiết
Mon an
9 tháng 4 lúc 10:53

Những việc làm như:

- Yêu quý cha mẹ

- Giúp đỡ cha mẹ các công việc nhà

- Chăm sóc cho cha mẹ khi cha mẹ ốm đau

- Yêu quý kính trọng ông,bà

- Nghe theo lời dạy bảo đúng đắn của ông bà

- Chăm sóc ông bà khi ông bà già yếu hoặc ốm đau

GP Vĩnh Cửu
9 tháng 4 lúc 11:56

+ yêu quý cha mẹ( ông bà)

+ giúp đỡ cha mẹ ( ông bà)các công việc mà mình có thể làm được

+ chăm sóc cha mẹ( ông bà) khi cha mẹ ốm đau

+ kính trọng lễ phép với cha mẹ ( ông bà)

 

Midoriya Izuku
9 tháng 4 lúc 11:58

1. Tham gia vào các hoạt động gia đình như việc hỗ trợ công việc nhà cửa, chăm sóc ông bà, trẻ nhỏ trong gia đình.
2. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các thành viên trong gia đình, tham gia vào quyết định và giải quyết vấn đề một cách xây dựng.
3. Hỗ trợ tài chính và chăm sóc sức khỏe cho gia đình, đảm bảo các nhu cầu cơ bản của các thành viên trong gia đình được đáp ứng.
4. Tham gia vào việc giáo dục và nuôi dạy con cháu, truyền đạt những giá trị và phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ sau.
5. Bảo vệ và chăm sóc an toàn, bình yên trong gia đình, đề cao tinh thần đoàn kết và sẻ chia với nhau.

May mini Huynh
Xem chi tiết
Minh Phương
25 tháng 3 lúc 19:58

*Tham khảo:

- Nguyên nhân khách quan :Bạo lực học đường có thể phần nào do yếu tố xã hội, văn hóa, gia đình, hoặc môi trường học tập.

- Nguyên nhân chủ quan :Bản thân học sinh có thể gây ra bạo lực do cảm xúc tiêu cực, thiếu kiểm soát cảm xúc, hoặc không biết cách giải quyết xung đột một cách xã hội

$\text{1. }$ Nguyên nhân khách quan:
$+$ Sự phát triển của xã hội:
$\Rightarrow$ Ảnh hưởng tiêu cực của internet, game bạo lực, văn hóa phẩm xấu, hiện tượng suy thoái đạo đức và những hành vi bạo lực trong phim ảnh, xã hội, gia đình đã vô hình dạy học sinh cách cư xử bạo lực và được chúng mang vào trường học.
$\Rightarrow$ Ảnh hưởng của sự bất bình đẳng xã hội, sự phân biệt đối xử, sự chênh lệch giàu nghèo, sự thiếu quan tâm của xã hội, sự thiếu giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
$+$ Môi trường giáo dục:
$\rightarrow$ Chương trình giáo dục còn nặng về lý thuyết, ít chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống.
$\rightarrow$ Công tác quản lý học sinh còn lỏng lẻo, chưa tạo được môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
$\rightarrow$ Chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
$\rightarrow$ Cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu sân chơi, khu vui chơi giải trí cho học sinh.
$\text{2. }$ Nguyên nhân chủ quan:
$+$ Từ học sinh:
$\Rightarrow$ Do sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi nên các em luôn muốn khẳng định mình, dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân.
$\rightarrow$ Một số học sinh có nhận thức sai lệch về bạo lực, coi đó là cách để thể hiện bản thân, giải quyết mâu thuẫn.
$\rightarrow$ Một số học sinh do thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
$\rightarrow$ Một số học sinh do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xã hội, internet, game bạo lực, văn hóa phẩm xấu.
$+$ Từ gia đình:
$\rightarrow$ Cha mẹ thiếu quan tâm giáo dục con cái, thiếu kỹ năng nuôi dạy con, bạo lực gia đình.
$\rightarrow$ Cha mẹ mải mê kiếm sống, không dành thời gian cho con cái, thiếu sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con.
$\rightarrow$ Cha mẹ nuông chiều con cái, đáp ứng mọi nhu cầu của con, dẫn đến con sinh hư, coi thường luật lệ.
$\rightarrow$ Cha mẹ sử dụng bạo lực để giáo dục con cái, dẫn đến con học theo và sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Ẩn danh
Xem chi tiết
tran trong
21 tháng 3 lúc 9:35

 

Nhà nước ban hành các văn bản và quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường vì một số lý do chính sau đây:

- Bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của học sinh: Bạo lực học đường có thể gây ra tổn thương về thể chất và tinh thần cho học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của họ. Nhà nước muốn đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em.

- Bảo vệ tinh thần xã hội: Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tạo ra một môi trường xã hội không lành mạnh. Bằng cách ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo lực, nhà nước giữ được trật tự và an ninh xã hội.

- Thúc đẩy giáo dục và phát triển: Môi trường học tập không thể phát triển tốt nếu bị nhiễm bởi bạo lực. Bằng cách ngăn chặn bạo lực học đường, nhà nước giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành và phát triển của các em.

- Tuân thủ các cam kết quốc tế: Nhiều quốc gia đã cam kết chống lại bạo lực học đường thông qua các hiệp định quốc tế như Công ước quốc tế về quyền của trẻ em (UNCRC). Việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường là một cách để tuân thủ các cam kết này.

- Bảo vệ danh tiếng của hệ thống giáo dục: Bạo lực học đường có thể gây ra những vấn đề phức tạp cho hệ thống giáo dục, như giảm uy tín của các trường và sự mất niềm tin của phụ huynh và cộng đồng. Việc có các văn bản và quy định pháp luật rõ ràng và hiệu quả về phòng chống bạo lực học đường giúp bảo vệ danh tiếng của hệ thống giáo dục.

Tóm lại, nhà nước ban hành các văn bản và quy định pháp luật về phòng chống bạo lực học đường để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của học sinh, thúc đẩy giáo dục và phát triển, tuân thủ các cam kết quốc tế, và bảo vệ danh tiếng của hệ thống giáo dục.