Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Zn và 0,1 mol Mg tác dụng với oxi thì thu được 17,0 gam chất rắn X. Cho chất rắn X vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc).
A. 2,24 lít
B. 5,60 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Zn và 0,1 mol Mg tác dụng với oxi thì thu được 17,0 gam chất rắn X. Cho chất rắn X vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc).
A. 2,24 lít
B. 5,60 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
xét toàn bộ quá trình: nhận xét sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Sau đó áp dụng bảo toàn số mol e cho các sự thay đổi đó nhé.
Ion A2+ có cấu hình e với phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình e của nguyên tử A là
A.[Ar]3d94s2
B.[Ar]3d104s1
C.[Ar]3d94p2
D.[Ar]4s23d9
A hơn A2+ 2 electron, mà cấu hình bão hòa [Ar]3d104s1 bền hơn cấu hình chưa bão hòa [Ar]3d94s2.
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A.174
B.216
C.202
D.198
Theo gt suy ra X3 là axit adipic HOOC(CH2)4COOH; X4 là H2N(CH2)4NH2. Vậy X1 là muối ađipat. Vì X là C8H24O4 có a=2. Pứ ( a) lại tạo nước nên X là HOOC(CH2)4COOC2H5. X2 là C2H5OH vậy X5 là este: C4H8(COOC2H5) M= 202.
Đun nóng 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Cl và C6H5Cl với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,435 gam kết tủa. Khối lượng C6H5Cl trong hỗn hợp đầu là :
A.1,125 gam.
B.1,570 gam.
C.0,875 gam.
D.2,250 gam.
Căn cứ vào các tính chất của các halogen ta thấy chỉ có C3H7Cl phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng. Đặt công thức của Y là RCl, phương trình phản ứng :
C3H7Cl + NaOH = C3H7OH + NaCl (1)
mol: x x
AgNO3 + NaCl = AgCl + NaNO3 (2)
mol: x x
Theo (1), (2) và giả thiết ta có :
nC3H7Cl = nNaCl = nAgCl = 1,435/143,5 = 0.01 mol;
mC6H5Cl = 1,91 - 0,01.78,5 = 1,125 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 20ml hỗn hợp hơi hợp chất hữu cơ X chỉ gồm ( C, H , O ). Cần vừa đủ 110ml khí O2 thu 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc dư còn lại 80ml khí Z. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là:
A.C4H8O2
B.C4H10O
C.C3H8O
D.C4H8O
VCO2 = VH2O = 80ml àB và C
A và D đều có dạng C4H8Ox, có VO trong X =80.3-110.2= 20
àx.20=20 àx=1 đáp án là C4H8O
Hòa tan hoàn toàn 17,28 gam kim loại M trong dd HNO3 dư thì thu được 5,376 lít hh khí Y (đktc) gồm NO2 và NO. Tỷ khối của hh Y đối với H2 là 18. Vậy kim loại M là:
A.Mg
B.Cu
C.Fe
D.Al
MY= 18x2=36 => sơ đồ đường chéo ( hoặc đặt số mol mỗi khí là x,y => lập hệ, giải hệ) => nNO2= 0,09 mol; nNO= 0,15 mol
bảo toàn mol e => M là Cu
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?
A.Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
B.Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
C.Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
D.Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
Trước khi pha loãng: pH = 3 → [H+] = 10-3 → nH+ = 10-3V1 (mol).
Sau khi pha loãng: nH+ = 10-pHV2 (mol) = 10-pH .10V1 (mol)
Do số mol sau pha loãng > trước pha loãng nên: pH < 4
Đốt 12,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (tỷ lệ mol 1 : 1) trong không khí thu được 13,6 gam chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít SO2 (đktc). Vậy giá trị của V tương ứng là:
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 1,68 lít
D. 2,24 lít
xét toàn bộ quá trình: Fe -> Fe3+, Cu-> Cu2+, O2 -> O2-, S+6 -> S+4. Bảo toàn số mol e
Một hợp chất có công thức XY2, X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Vị trí của X, Y trong BTH là:
A.X: Ô số 7, chu kì 2, nhóm VA; Y: ô số 18, chu kì 2, nhóm VIA
B.X: Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA; Y: ô số 15, chu kì 3, nhóm VA
C.X: Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA; Y: ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA
D.X: Ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA; Y: ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA
X: P, N, E ; Y: P’, N’, E’
Ta có: P=N=E và P’=N’=E’
Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên: X/2Y = 50/50 → (P+N)/2(P’+N’) = 1 → P=2P’.
Số proton trong XY2 là 32 nên P+2P’=32
→ P=2P’ và P+2P’=32 => P=16 và P’=8 → Hợp chất SO2
S: 1s22s22p63s23p4 => Ô 16, chu kì 3, nhóm VIA
O: 1s22s22p4 => Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
Hòa tan 3,22 gam hh các kim loại Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thu được 1,344 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A.9,52 g
B.7,25 g
C.8,98 g
D.10,27 g
M + H2SO4 ® MSO4 + H2(0,06 mol) ® nSO4 = nH2 = 0,06 mol.
® m = mM + mSO4 = 3,22 + 96.0,06 = 8,98gam.
ta có. m muối = mgốc axit( SO4 2-) + mhh kim loại =96x\(\frac{1,344}{22,4}\)+ 3,22= 8,98